Người lao động di cư: 90% không được tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội

Những năm gần đây, số lao động di cư từ nông thôn ra thành thị gia tăng nhanh. Theo số liệu của ILO năm 2012, riêng khu vực phi chính thức, người lao động (NLĐ) di cư đóng góp tới 20% cho tổng GDP. Tuy vậy có tới 90% số NLĐ di cư không được tiếp cận với dịch vụ an sinh xã hội và các chính sách công tại nơi đến. Bởi vậy, mong muốn của NLĐ di cư là được tiếp cận bình đẳng tới hệ thống an sinh xã hội.
Quyền sa thải người lao động
Nghèo vật chất, đói tinh thần
Đẩy mạnh công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của NLĐ
Người lao động di cư khó tiếp cận bảo hiểm tự nguyện

Ước muốn giản dị của NLĐ di cư

Trò chuyện với PV Báo Lao Động, chị Phạm Thị Hậu (SN 1980, quê Gia Lộc, Hải Dương) cho biết, sau khi bố mất, mẹ đi bước nữa, chị theo ông nội lên Hà Nội kiếm sống ngay từ lúc 10 tuổi. Ban đầu chị Hậu bán nước chè, sau đó chuyển sang bán chổi, rồi bán tăm. Chồng chị mất khi con mới 2 tuổi, từ đó mình chị vất vả làm lụng nuôi con. Hiện tại con chị học lớp 6. Công việc vất vả, thu nhập chỉ khoảng 3 triệu đồng/tháng, may là ở nhờ nhà người em gái nên không mất tiền thuê nhà, tiền điện, nước. Mong muốn của chị Hậu là những NLĐ di cư như chị được Nhà nước quan tâm tạo điều kiện thuận lợi về tham gia BHXH, BHYT, giúp cho con cái được học hành thuận lợi ở trường công lập.

Người lao động di cư: 90% không được tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội
Chị Phạm Thị Hậu - một LĐ di cư tại lễ ra mắt M.net sáng 8.12. Ảnh: X.

Chia sẻ hoàn cảnh của mình, chị Nguyễn Thị Ngọc (quê ở xã Tân Trung, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) cho hay, ở quê khó khăn nên chị phải lên Hà Nội kiếm sống, lúc bán hoa quả, khi lại bán khoai sắn. Chồng chị chạy xe ôm. Thu nhập bình quân của hai vợ chồng khoảng 6-8 triệu đồng/tháng. Gia đình phải thuê nhà trọ mỗi tháng hết 1,3 triệu đồng, tiền học cho hai đứa con hết 2 triệu đồng nên ăn uống, sinh hoạt phải hết sức dè dặt. “Hiện tại, do thu nhập thấp, vợ chồng, con cái tôi chưa có và cũng chưa dám nghĩ đến tham gia đóng BHXH, BHYT. Tôi mong rằng, Nhà nước có chính sách để NLĐ di cư được tiếp cận về an sinh xã hội như những NLĐ khác. Hiện tại, chúng tôi mới được Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh Sáng (LIGHT) tư vấn về sức khỏe, khám bệnh miễn phí, tuyên truyền về sức khỏe sinh sản, về phòng tránh bạo lực gia đình…, nhưng làm sao họ có thể giúp mãi được nếu Nhà nước không có chính sách” - chị Ngọc cho biết.

Quyền được tiếp cận

Trao đổi về quyền được tiếp cận an sinh xã hội của NLĐ di cư, chị Nguyễn Lan Hương - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế công cộng và Phát triển cộng đồng (CFPHAD) - cho hay: “Chúng tôi phối hợp với UBND và Hội LHPN phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm (TP.Hà Nội) tổ chức phổ biến kinh nghiệm làm kinh tế, kiến thức về sức khỏe sinh sản, khám sức khỏe miễn phí cho NLĐ di cư. Chúng tôi cũng giúp họ được vay vốn để làm ăn, mỗi người từ 1-3 triệu đồng. Đặc biệt, đối với việc thực hiện BHXH, bà Nguyễn Bích Ngọc - Phó Trưởng phòng Nghiên cứu chính sách an sinh xã hội (Bộ LĐTBXH) - nhấn mạnh, NLĐ di cư có thể tham gia BHXH tự nguyện, nhưng thủ tục còn phức tạp do yêu cầu phải đăng ký tạm trú. Đối với BHYT cũng tương tự vì NLĐ di cư không có đăng ký tạm trú. Tuy nhiên có một thực tế nan giải là nếu hỗ trợ NLĐ di cư tốt quá, vô hình trung lại khuyến khích họ bỏ làng quê lên thành phố. Do đó, hỗ trợ NLĐ tại chính làng quê của họ là tốt hơn, vì các loại chính sách cho bản thân họ và con em họ đều được đảm bảo.

Để hỗ trợ NLĐ đi cư, Tổ chức Oxfam vào tháng 10.2014 hỗ trợ các tổ chức phi chính phủ của VN thành lập Mạng lưới Hành động vì lao động di cư (M.net) với mục đích vận động thay đổi hệ thống chính sách để NLĐ di cư, đặc biệt là NLĐ di cư ở khu vực phi chính thức có thể tham gia và tiếp cận một cách bình đẳng vào hệ thống an sinh xã hội. Ngay trong sáng 8.12, Oxfam chính thức ra mắt Mạng lưới M.net gồm 6 thành viên là Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh Sáng (LIGHT); Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI); Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng (GFCD); Viện Nghiên cứu chính sách pháp luật và phát triển (PLD); Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo VN (VIJUSAP) và Trung tâm Nghiên cứu - Tư vấn công tác xã hội và phát triển cộng đồng (SDRC).

laodong.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử đình Liên Ngạc

Nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử đình Liên Ngạc

(LĐTĐ) Trải qua bao thăng trầm, biến cố, đình, chùa Liên Ngạc (phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm) vẫn được cán bộ và nhân dân địa phương nỗ lực giữ gìn, bảo tồn nét đẹp văn hóa tâm linh.
Đảm bảo an toàn và sức khỏe người lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Đảm bảo an toàn và sức khỏe người lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

(LĐTĐ) Bằng cách hành động dứt khoát và đầu tư vào những nơi làm việc có khả năng chống chịu biến đổi khí hậu, chúng ta có thể xây dựng một tương lai nơi an toàn, sức khỏe đi đôi với sự bền vững, không bỏ lại ai phía sau trong nỗ lực hướng tới một thế giới an toàn, khỏe mạnh hơn cho tất cả mọi người.
Mở thêm chi nhánh tại Quảng Ninh, HDBank tăng đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm phía Bắc

Mở thêm chi nhánh tại Quảng Ninh, HDBank tăng đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm phía Bắc

(LĐTĐ) Chi nhánh HDBank tại Móng Cái được đầu tư quy mô về nguồn vốn, tài sản và đội ngũ cán bộ, nhân viên (CBNV) nhằm tăng cường cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng và phù hợp, bám sát đặc thù và chiến lược phát triển của Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm phía Bắc.
SHB: Lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

SHB: Lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

(LĐTĐ) Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
Vụ giết người, phân xác phi tang tại Đồng Nai: Công an đang làm rõ nhiều tình tiết liên quan đến vụ án

Vụ giết người, phân xác phi tang tại Đồng Nai: Công an đang làm rõ nhiều tình tiết liên quan đến vụ án

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ án “bắt giữ đối tượng giết người, phân xác phi tang” tại tỉnh Đồng Nai mà Báo Lao động Thủ đô đã thông tin, đến chiều 28/4, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra công an tỉnh này tiếp tục điều tra làm rõ nhiều tình tiết liên quan đến vụ án.
LĐLĐ thị xã Sơn Tây: Đẩy mạnh các hoạt động hướng về cơ sở, vì lợi ích đoàn viên

LĐLĐ thị xã Sơn Tây: Đẩy mạnh các hoạt động hướng về cơ sở, vì lợi ích đoàn viên

(LĐTĐ) Hòa chung với công cuộc đổi mới của đất nước, những năm qua đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) thị xã Sơn Tây luôn phát huy truyền thống yêu nước, tích cực thi đua lao động sản xuất và xây dựng tổ chức Công đoàn ngày càng vững mạnh, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị - kinh tế xã hội của từng đơn vị và toàn thị xã.
Ứng trực đảm bảo tốt trật tự an toàn giao thông

Ứng trực đảm bảo tốt trật tự an toàn giao thông

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội trong việc bố trí lực lượng đảm bảo tốt trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị trên địa bàn Thành phố, Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết sẽ duy trì 112 vị trí chốt trực trong giờ cao điểm sáng, chiều; huy động 224 lượt người/ca trực.

Tin khác

Đảm bảo an toàn và sức khỏe người lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Đảm bảo an toàn và sức khỏe người lao động trong bối cảnh biến đổi khí hậu

(LĐTĐ) Bằng cách hành động dứt khoát và đầu tư vào những nơi làm việc có khả năng chống chịu biến đổi khí hậu, chúng ta có thể xây dựng một tương lai nơi an toàn, sức khỏe đi đôi với sự bền vững, không bỏ lại ai phía sau trong nỗ lực hướng tới một thế giới an toàn, khỏe mạnh hơn cho tất cả mọi người.
Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại trụ sở Báo Kinh tế Đô thị đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” do Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp triển khai.
Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tổ chức tài chính vi mô CEP (CEP) là bạn đồng hành của công nhân lao động. Nhờ CEP, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã thoát khỏi “tín dụng đen”.
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hai hình thức hằng tháng, và một lần cho hơn 7.300 người.
Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất hoán đổi ngày làm việc 29/4 và làm bù vào ngày 4/5 để người lao động được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

(LĐTĐ) Duới ngọn tháp hàng nghìn năm tuổi, Tháp bà Ponagar (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) hình ảnh các cô gái Chăm múa uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhạc đã dần trở nên quen thuộc với nhiều du khách đến Nha Trang.
Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2023, nhờ thực hiện tốt công tác đảm bảo An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), tình hình tai nạn lao động, cháy nổ trên địa bàn Hà Nội đã được phòng ngừa; kiềm chế sự gia tăng tai nạn lao động, giảm thiểu thiệt hại về người, góp phần quan trọng ổn định tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Xem thêm
Phiên bản di động