Nghề thu gom gốc đào sau Tết: Kiếm tiền triệu mỗi ngày

(LĐTĐ) Sau rằm tháng Giêng, nhiều gia đình tiến hành dọn dẹp nhà cửa, vứt bỏ đi những gốc đào, quất hết giá trị sử dụng … Đây được xem là “cơ hội vàng” để những người chuyên thu gom bán lại cho các chủ vườn đào. Công việc tuy có phần vất vả nhưng bù lại cho thu nhập tốt. Nếu may mắn, mỗi người có thể có thể kiếm được cả triệu một ngày.
nghe thu gom goc dao sau tet kiem tien trieu moi ngay Kiếm bộn tiền từ nghề gom đào, quất sau Tết

Một vốn bốn lời

Vườn đào Nhật Tân được xem là vựa đào lớn nhất miền Bắc. Cứ mỗi độ Tết đến, nơi đây lại nhộn nhịp cảnh kẻ mua người bán. Nhiều người không ngại bỏ ra một số tiền lớn để săn những cây đào thế, đào “đại gia” về chơi Tết. Thế nhưng, chỉ độ qua rằm tháng Giêng, chính những cây đào này lại bị vứt lăn lóc ở khắp các vệ đường hay bãi rác vì người dân không có chỗ để trồng.

nghe thu gom goc dao sau tet kiem tien trieu moi ngay
Nhiều người sử dụng cả xe tải để thu gom “xác đào” sau Tết. Ảnh: LT

Năm nay do thời tiết nắng nóng bất thường, hoa đào bung nở sớm nên ngay từ mùng 4, mùng 5 Tết, đội quân chuyên thu mua “xác đào”, quất đã bắt đầu tỏa đi khắp các con phố, ngõ nhỏ ở Hà Nội để thực hiện công việc của mình. Họ có thể là những chủ vườn, người lao động hay thậm chí những người xe ôm. Do công việc chỉ mang tính chất thời vụ nên ai cùng cố gắng thu cho mình thật nhiều “chiến lợi phẩm”. Với nghề này, nếu may mắn, mỗi ngày họ có thể kiếm cho mình cả triệu đống.

Sau rằm tháng Giêng, đang rong ruổi trên đường Âu Cơ (Tây Hồ) chúng tôi bắt gặp anh Phạm Văn Thành (Quê Văn Giang, Hưng Yên), đang hối hả chở một cây đào khá lớn đi về phía vườn đào Nhật Tân.

nghe thu gom goc dao sau tet kiem tien trieu moi ngay
“Hồi sinh” một gốc đào không phải là công việc dễ dàng

Anh này cho biết: “Năm nào cũng vậy, cứ sau mỗi dịp Tết chúng tôi lại tất bật đi tìm những gốc đào mà người dân chơi hết hoa và không có ý định trồng rồi mang về bán cho các chủ vườn. Hà Nội đất chật người đông nên đất trồng hạn hẹp, thường những cây đào, quất sau Tết được người dân bán lại với giá khá rẻ chỉ khoảng vài trăm nghìn. Thậm chí có gia đình nhờ tôi vào “khiêng hộ” không mất đồng nào, chủ nhà còn cảm ơn”.

Từ ngày mùng 4 Tết đến nay anh Thành đã thu mua được hàng trăm gốc đào. Trong đó, một phần là do các các khách hàng quen gọi đến chở cây hoặc là do anh nhặt được từ các ngõ ngách trong thành phố. Theo anh Thành, đào quất được vứt bỏ nhiều nhất là ở các khu chung cư, hoặc trước cửa của các tòa nhà cao tầng, các văn phòng, doanh nghiệp. Do không có chỗ trưng bày nên sau Tết, họ thường gọi người đến đi vứt hộ hoặc mang về vườn.

Với những cây có thể “hồi sức”, các thợ đào phải ủ dưỡng rễ cây theo chế độ đặc biệt. Những gốc đào này sẽ được các chủ vườn để trong bóng mát, tưới ẩm thường xuyên đến khi cây cứng cáp mới hạ xuống hố để trồng tự nhiên và bắt đầu hãm cành.

Việc thu mua gốc đào nó lời thì cũng đúng mà lỗ cũng chẳng sai. Chủ yếu là do may rủi và khả năng nhìn nhận của từng nhà vườn” – anh Hùng chủ một vườn đào ở Nhât Tân cho biết.

“Thông thường, khoảng 7h sáng tôi bắt đầu chạy lòng vòng khoảng gần 100km xung quanh Thành phố, tìm được hơn chục gốc đào với đủ kích cỡ, hình thế. Công việc tuy vất vả, nhưng bù lại, tiền chênh lệch lúc bán cây cho nhà vườn khá lớn. Có khi kiếm được vài, ba triệu một ngày chứ chẳng chơi. Trong khi chi phí cho một lần đi gom đào, tính cả ăn uống, xăng xe, nếu tiết kiệm cũng chỉ mất dăm, bảy chục”. Anh Thành hào hứng chia sẻ.

Không chỉ với đội chuyên săn đào giá rẻ để bán lại cho chủ vườn mà nghề thu gom “xác đào” cũng mang lại cho cánh xe ôm không ít lợi nhuận. Anh Nguyễn Đình Thắng (Quê Nam Trực, Nam Định) cho hay: “Tôi lên Hà Nội chạy xe ôm đã 4, 5 năm nay. Do có người quen ở vườn đào Nhật Tân nên cứ sau Tết lại được gọi đi thu gom đào thuê. Mỗi ngày chúng tôi cũng chạy được vài, ba chuyến, thu nhập khoảng 500.000 - 700.000 đồng/ngày, có hôm đến 1 triệu đồng. Chưa kể, nhiều chủ nhà còn tốt bụng trả thêm công vận chuyển”.

Với nghề ngày, chỉ cần chăm chỉ, chịu khó, một người xe ôm bình thường cũng có thể kiếm được cả chục triệu chỉ trong một đợt thu gom đào.

Nhiều may rủi

Theo những người làm nghề thu gom đào sau Tết, đây là công việc cho thu nhập cao, đặc biệt là đối với cánh thợ vườn và chủ vườn. Với cánh thợ vườn họ là những người có kinh nghiệm, chỉ cần nhìn qua cũng biết cây nào tốt, giá trị cao, chứ không phải bạ đâu mua đấy như những cánh xe ôm nghiệp dư khác. Còn với các chủ vườn họ có thể thu được nguồn lợi khủng từ việc thu mua một cây đào có giá vài trăm nghìn về ươm trồng, sau một năm lại bán đi với giá vài triệu đến vài chục triệu.

Bề nổi là vậy, tuy nhiên trên thực tế, theo các chủ vườn đào ở Nhật tân, việc thu mua “xác đào” sau Tết là một công việc nhiều may rủi. Bởi vì chi phí và công sức bỏ ra để chăm sóc một gôc đào là không nhỏ. Chỉ tính riêng tiền công vận chuyển và tiền đất đã mất đến 500.000 – 700.000 đồng nhưng không thể chắc chắn được việc cây có sống hay không và chất lượng thế nào.

Được biết, quan trọng nhất với việc thu mua đào cũ là cây phải còn nguyên bầu đất, đồng nghĩa với việc cây còn nguyên rễ, còn khả năng trồng lại. Nhưng, không phải gốc đào nào cũng có thể tận dụng, bởi đa phần những gốc đào đẹp đều được ghép từ những gốc đào rừng để có dáng dấp phong sương, xù xì, hầm hố. Loại cây này yếu và chỉ cho ra hoa đẹp được khoảng 5 năm, do vậy nếu không may nhặt phải cây đã già về làm "phôi" cho năm sau thì coi như mất không tiền vận chuyển, chăm sóc.

“Để chăm sóc thành công một gốc đào đẹp từ chỗ bị bỏ ra đường đến lúc thành một gốc đào bung nở vào dịp Tết không đơn giản và không phải có được gốc là thắng. Nhiều người mua đào về sau Tết do không biết chăm sóc nên cây khi bỏ đi thường bị héo, gãy cành, thậm chị bị “ủng gốc”, thối rễ do tưới nước quá nhiều nước.

Những cây như vậy dù đã bỏ công chăm sóc cẩn thận nhưng khả năng phục hồi rất thấp. Với những cây có thể “hồi sức”, các thợ đào phải ủ dưỡng rễ cây theo chế độ đặc biệt. Những gốc đào này sẽ được các chủ vườn để trong bóng mát, tưới ẩm thường xuyên đến khi cây cứng cáp mới hạ xuống hố để trồng tự nhiên và bắt đầu hãm cành. Việc thu mua gốc đào nó lời thì cũng đúng mà lỗ cũng chẳng sai. Chủ yếu là do may rủi và khả năng nhìn nhận của từng nhà vườn” – anh Hùng chủ một vườn đào ở Nhât Tân cho biết.

Theo tìm hiểu, hiện nay chỉ có những nhà vườn nhỏ mới thu mua lại xác đào với mục đích quay vòng vốn nhanh. Còn những vườn lớn, hầu như không dùng đến. Nhiều năm gần đây, các vườn này chỉ cho thuê đào chứ không bán. Sau khi hết thời hạn cho thuê họ sẽ cho người mang cây về lại chăm sóc cho vụ sau.

Anh Chu Đức Toản, chủ một vườn đào Đức Toản khẳng định: “Những vườn đào lớn, có thương hiệu họ không thu mua lại xác đào của các nơi khác mà chỉ tập trung chăm sóc các cây của vườn mình. Thường chỉ có những vườn nhỏ, muốn quay vòng nhanh, có đào bán sớm mới thuê người thu mua để tiết kiệm thời gian”.

Năm nay, để tránh lãng phí, nhiều người dân lựa chọn phương án thuê đào thay cho việc mua cả cây. Do vậy, dịch vụ chăm sóc và kí gửi đào tại vườn cũng được phát huy một cách triệt để. Theo một số chủ vườn, giá chăm sóc đào không quá cao, chỉ giao động từ khoảng 400.000 đồng - 500.000 đồng/cây bé. Còn với những gốc đào có giá trị lớn tiền chăm sóc cũng cao hơn, có thể lên tới hàng chục triệu đồng”.

Lê Thắm

Nên xem

Sân bay Tân Sơn Nhất đông khách dịp lễ 30/4

Sân bay Tân Sơn Nhất đông khách dịp lễ 30/4

(LĐTĐ) Ngày 27 và 28/4, lượng khách đi đến tại sân bay Tân Sơn Nhất trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tăng cao nhưng diễn ra ổn định.
Khẩn trương xác minh vụ bán dứa với giá “cắt cổ” trên phố cổ

Khẩn trương xác minh vụ bán dứa với giá “cắt cổ” trên phố cổ

(LĐTĐ) Liên quan đến clip trên mạng xã hội về người bán hàng rong "chặt chém" 500.000 đồng cho 3 quả dứa đối với nhóm khách du lịch, chiều 28/4, Công an phường Hàng Buồm cho biết, đơn vị đã nhận được thông tin; đồng thời cử cán bộ phối hợp các bên liên quan khẩn trương xác minh vụ việc tranh cãi trên.
Tìm ra cơ chế đặc thù phù hợp để cải thiện giao thông Thủ đô

Tìm ra cơ chế đặc thù phù hợp để cải thiện giao thông Thủ đô

(LĐTĐ) Tìm ra cơ chế đặc thù phù hợp, vượt trội để cải thiện tình trạng giao thông thường xuyên bị quá tải, ùn tắc tại Hà Nội đang là vấn đề được đặc biệt quan tâm. Đây cũng là nội dung được đặt ra trong xây dựng chính sách sửa đổi Luật Thủ đô.
Tăng cường xử lý nghiêm các hành vi vi phạm dẫn đến tai nạn giao thông

Tăng cường xử lý nghiêm các hành vi vi phạm dẫn đến tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Ngày 28/4, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội cho biết, dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã ứng trực 100% quân số tăng cường tuần tra, kiểm soát xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông và phòng chống tội phạm trên các lĩnh vực giao thông trên tuyến, địa bàn trọng điểm.
Thanh Trì nâng cao chất lượng phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi”

Thanh Trì nâng cao chất lượng phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi”

(LĐTĐ) Bằng việc đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động hiệu quả, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Trì đã tạo nên không khí thi đua sôi nổi đến người lao động để đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” năm 2024. Từ kết quả đạt được, LĐLĐ huyện tiếp tục rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng hoạt động của phong trào trong năm tới.
Cảnh sát giao thông hỗ trợ người dân trên cao tốc

Cảnh sát giao thông hỗ trợ người dân trên cao tốc

(LĐTĐ) Trong quá trình tuần lưu trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, tổ công tác của Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ số 3, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) đã phát hiện 1 xe ô tô hiệu Transit 16 chỗ, màu trắng, dừng đỗ bên đường khẩn cấp. Ngay tại đó, có 10 người dân đang đứng chờ.
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Một số hoạt động nổi bật trong quý I/2024

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Một số hoạt động nổi bật trong quý I/2024

(LĐTĐ) Quý I/2024, bên cạnh công tác đại diện, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đoàn viên, người lao động, Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng còn triển khai nhiều hoạt động và đạt được một số kết quả nổi bật.

Tin khác

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

Để lao động phi chính thức không bị “lọt lưới an sinh”

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại trụ sở Báo Kinh tế Đô thị đã diễn ra buổi tọa đàm với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh”. Đây là một trong những hoạt động thuộc Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” do Báo Kinh tế & Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp triển khai.
Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tổ chức tài chính vi mô CEP (CEP) là bạn đồng hành của công nhân lao động. Nhờ CEP, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã thoát khỏi “tín dụng đen”.
Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

Người lao động cần nhận diện các "chiêu trò" lừa đảo, để tránh bị chiếm đoạt tài sản

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các nhóm lừa đảo thường “đánh” vào tâm lý của nạn nhân, đưa ra những tình huống khơi dậy lòng tham hoặc nỗi lo sợ của nạn nhân, ví dụ như người thân đang bị tai nạn cấp cứu, tài khoản ngân hàng của nạn nhân bị khóa, trúng giải độc đắc... để có thể thao túng tâm lý nạn nhân trong thời gian ngắn, hòng chiếm đoạt tài sản.
Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

Người lao động ở một số địa phương có thể được tăng lương 2 lần từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Nếu đề xuất tăng mức lương tối thiểu vùng thêm 6% từ ngày 1/7 năm nay và điều chỉnh lại một số địa bàn hưởng lương tối thiểu vùng được thông qua, người lao động ở một số địa phương sẽ được tăng lương 2 lần kể từ ngày 1/7 tới đây.
Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Hơn 7.300 lao động được trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

(LĐTĐ) Trong năm 2023, cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết hưởng mới trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo hai hình thức hằng tháng, và một lần cho hơn 7.300 người.
Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

Trình Thủ tướng quyết định việc nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất hoán đổi ngày làm việc 29/4 và làm bù vào ngày 4/5 để người lao động được nghỉ 5 ngày dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

Những vũ nữ Chăm dưới ngôi Tháp bà nghìn tuổi

(LĐTĐ) Duới ngọn tháp hàng nghìn năm tuổi, Tháp bà Ponagar (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà) hình ảnh các cô gái Chăm múa uyển chuyển, nhịp nhàng theo nhạc đã dần trở nên quen thuộc với nhiều du khách đến Nha Trang.
Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

Hà Nội: Chuyển biến tích cực trong công tác An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2023, nhờ thực hiện tốt công tác đảm bảo An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), tình hình tai nạn lao động, cháy nổ trên địa bàn Hà Nội đã được phòng ngừa; kiềm chế sự gia tăng tai nạn lao động, giảm thiểu thiệt hại về người, góp phần quan trọng ổn định tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Quý I, hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

Lao động nữ phấn khởi khi được tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chương trình Ngày hội việc làm do Ban Nữ công Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Tạp chí Lao động và Công đoàn, LĐLĐ tỉnh Bắc Ninh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bắc Ninh tổ chức ngày 31/3, đông đảo lao động nữ đã được các bác sĩ, chuyên gia tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe, làm đẹp.
Xem thêm
Phiên bản di động