Nghệ nhân giữ lửa nghề khảm trai truyền thống

(LĐTĐ) Không ồn ào, tấp nập như các làng nghề khác nhưng làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ ẩn chứa bên trong sự tỉ mỉ tinh tế trên mỗi sản phẩm mỹ nghệ. Hàng ngày, nghệ nhân Nguyễn Đình Hải vẫn say mê giữ lửa nghề truyền thống.  
nghe nhan giu lua nghe kham trai truyen thong Chuyện nghệ nhân đưa “hồn cốt” lụa Vạn Phúc hồi sinh
nghe nhan giu lua nghe kham trai truyen thong Nghệ nhân lưu giữ nghệ thuật tò he trong lòng Hà Nội
nghe nhan giu lua nghe kham trai truyen thong Những “mạch ngầm” giữ lửa làng nghề

Qua cầu Tre rẽ trái đến đầu làng Chuôn Ngọ (xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên) du khách sẽ cảm nhận không gian trầm mặc của ngôi đền cổ kính, nơi thờ Thành Hoàng làng đồng thời cũng là ông tổ nghề khảm trai - Phó tướng thời Lý - Trương Công Thành. Theo Ngọc phả thì nghề khảm đã có hàng nghìn năm tuổi, trải qua những thăng trầm của lịch sử đến nay nghề quý đã nức tiếng xa gần.

Bạn có thể ghé thăm bất cứ cơ sở sản xuất nào để tìm hiểu và để cảm nhận sự khác biệt của sản phẩm nơi đây, trong làng đã có hàng chục nghệ nhân được vinh danh. Chính họ - nghệ nhân là những bảo tàng sống, đang giữ lửa cho nghề và tâm huyết trao truyền cho thế hệ mai sau.

Một trong những nghệ nhân tâm huyết với nghề, đồng thời có những đóng góp tích cực cho cộng đồng, đó chính là nghệ nhân Nguyễn Đình Hải - người giữ lửa nghề truyền thống.

Sinh năm 1973 với gần 30 năm tuổi nghề, khi được hỏi anh Hải cho biết: “Ngay sau khi lập gia đình, vợ chồng tôi đã tự lập ra cơ sở sản xuất cho riêng mình, ban đầu vốn ít, thị trường chưa có nên chồng làm vợ làm, và khi được thị trường tín nhiệm chúng tôi đã mạnh dạn mở rộng sản xuất.

Từ năm 2000 cho đến nay, cơ sở thường xuyên tạo việc làm cho 10 lao động, hiện tại lương thợ kỹ thuật là 10 triệu đồng/tháng, thợ phụ từ 3 đến 5 triệu đồng/ tháng. Doanh thu năm 2017 là 3 tỷ 500 triệu đồng, lợi nhuận 500 triệu đồng/năm”. Cũng qua hoạt động sản xuất anh đã đào tạo hàng chục thợ lành nghề, góp phần gìn giữ và phát huy nghề truyền thống quê hương.

nghe nhan giu lua nghe kham trai truyen thong
Nghệ nhân Nguyễn Đình Hải

Ghi nhận tay nghề kỹ thuật và những đóng góp cho sự phát triển nghề truyền thống, năm 2016 anh được Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân, năm 2017 Hội Nghệ nhân và Thương hiệu Việt Nam chứng nhận nghệ nhân Quốc gia.

Trực tiếp đến cơ sở sản xuất của nghệ nhân Hải, được nhìn thấy những thao tác tỉ mỉ của người thợ và chiêm ngưỡng những sản phẩm hoàn thiện, du khách mới cảm nhận hết vẻ đẹp (lao động - kỹ thuật - nguyên liệu quý - tâm huyết) đã kết tinh thành chữ, thành tranh.

Cơ sở sản xuất của anh đã trở thành địa chỉ quen thuộc của nhiều đoàn khách trong nước và quốc tế. Điển hình, năm 2016, đoàn nghệ nhân sơn mài Nhật Bản đến tham quan; năm 2017, về làm việc với huyện Phú Xuyên, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải cùng các cơ quan chức năng đến thăm cơ sở sản xuất của anh.

Anh Hải cho biết thêm: Nền để khảm chủ yếu là bằng gỗ tự nhiên, chủng loại sản phẩm cũng phong phú từ sáo gỗ, ống điếu, hộp trang sức, khay, tráp, tranh treo, sập gụ tủ chè, hoành phi câu đối...

Để cho ra đời một sản phẩm đẹp phải trải qua nhiều công đoạn. Đầu tiên người thợ phải chọn được đề tài, nếu là tranh thì có: Tứ quý; đông bích; cầm, kỳ, thi, hoạ; tứ dân; vinh quy bái tổ. Nếu là tủ chè thì phải có văn vương cầu hiền; đào viên kết nghĩa; trúc lâm thất hiền. Nếu là hoành phi câu đối thì có các mẫu đại tự cổ...

Cho dù đề tài có khác nhau nhưng đều có nét chung là thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của văn hoá, con người. Không chỉ có thế, khi đã chọn được đề tài, người thợ phải chọn nguyên liệu sao cho phù hợp với đề tài ấy.

Chính việc chọn nguyên liệu để làm cũng cho biết khả năng của người thợ. Nguyên liệu để khảm gồm có: Ốc xà cừ, cửu khẩu, xác, trai nước ngọt... Phần lớn các loại nguyên liệu này phải nhập từ các nước như Indonesia, Singapore, Trung Quốc.

Khi đã có nguyên liệu, thợ cưa sẽ tạo ra các chi tiết như đề tài đã chọn, thợ đục lấy phần gỗ như hình của thợ cưa rồi gắn các miếng xà cừ đó sao cho khớp nhau chìm bằng mặt gỗ. Thợ tỉa đảm trách phần khắc hoạ các chi tiết trên xà cừ đã được gắn. Người thợ có tay nghề cao, có tâm huyết thì sản phẩm làm ra sẽ sinh động, có hồn và có giá trị lâu dài.

Bên cạnh những thành công trong nghề truyền thống, anh Hải đã có những đóng góp tích cực vào các phong trào do thôn phát động như: Xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, ủng hộ các cuộc vận động từ thiện nhân đạo...

Khi nhắc đến những khó khăn trong việc giữ gìn nghề quý, anh Hải trầm tư: Nghề quý được cụ Tổ họ Trương - Phó tướng đời Lý truyền dạy cho dân làng Chuôn Ngọ đã phát triển rực rỡ. Song những người hiểu nghề, tâm huyết với nghề không khỏi trăn trở, băn khoăn, bởi mặt trái của cơ chế thị trường.

Chúng ta đều biết sản phẩm thủ công có giá trị chỉ có thể là những sản phẩm đơn chiếc dẫn đến khó cạnh tranh với những sản phẩm sản xuất đồng loạt như một số nơi đã làm. Chính sách đầu tư cho làng nghề còn hạn chế, một bộ phận lao động trẻ chưa thực sự tâm huyết với nghề. Đó là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc phát triển làng nghề bền vững gặp khó khăn.

Dù vậy trong hoàn cảnh nào, người dân làng Chuôn Ngọ đều chung một suy nghĩ: Nghề của làng thật đáng tự hào, bởi sự xuất hiện của nghề quý gắn liền với những chiến công oanh liệt của dân tộc, với lịch sử Thăng Long nghìn năm văn hiến.

Mỗi người thợ của làng nghề như chúng tôi đều tận tâm trau chuốt cho từng sản phẩm với một niềm tin mãnh liệt rằng còn người là còn nghề, và khi nhắc đến hàng khảm, mọi người sẽ nghĩ đến làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ.

Đắc Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội

(LĐTĐ) Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, các đại biểu cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật; trong đó, việc tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là hợp lý, phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành nghề lao động đặc biệt.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11

Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11

(LĐTĐ) Ngày 10/11 tới đây, tại Sân khấu chính phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây sẽ diễn ra Chương trình Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã (1924 - 2024) và 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024).
Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt

Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Báo Hànộimới phối hợp với Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông thành phố Hà Nội (Sở Giao thông Vận tải Hà Nội) tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Xe buýt xanh - Hành trình của tương lai”.
Truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về tội "Nhận hối lộ"

Truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về tội "Nhận hối lộ"

(LĐTĐ) Viện kiểm sát nhân dân tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố 8 bị can trong vụ án sai phạm xảy ra tại Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục về các tội "Nhận hối lộ", "Đưa hối lộ" và "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".
Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên

Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Đảng bộ quận Tây Hồ tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7 tháng 11 cho các đảng viên lão thành cách mạng nhân dịp kỷ niệm 107 năm Ngày cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917 - 7/11/2024).
Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật

Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật

(LĐTĐ) Ngày 5/11, Bộ Tư pháp tổ chức toạ đàm “Báo chí và Ngày Pháp luật Việt Nam”, nhằm đẩy mạnh truyền thông Ngày Pháp luật Việt Nam đến các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức, cách làm cụ thể, thiết thực.

Tin khác

Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?

Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?

(LĐTĐ) Giáo viên có thể nghỉ hưu trước tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp tinh giản biên chế quy định tại Điều 2 Nghị định 29/2023/NĐ-CP.
Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết

Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025 có nhiều thay đổi về chế độ thai sản và ốm đau so với Luật BHXH hiện hành.
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Vân Hòa là xã có số lượng đàn bò sữa lớn của huyện Ba Vì, Hà Nội, nghề chăn nuôi bò sữa được Vân Hòa xác định là trọng điểm để phát triển kinh tế ở địa phương. Nghề này mang lại nguồn thu ổn định, thậm chí có nhiều hộ đã vươn lên làm giàu. Trong đó chị Tạ Thị Năm là một trong số 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024 được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh.
Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

(LĐTĐ) "Hạnh phúc của bác sĩ là cứu chữa thành công cho người bệnh, và niềm hạnh phúc ấy sẽ nhân lên nhiều lần khi bác sĩ tìm tòi sáng tạo được những phương pháp, kỹ thuật y khoa tiến bộ để giúp người bệnh giảm thiểu đớn đau, rút ngắn thời gian điều trị, giảm thiểu chi phí". Đây là quan niệm của Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Xuân Cường - khoa Ngoại Thận - Tiết niệu, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.
Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025

Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, dự kiến áp dụng từ đầu năm 2025.
Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách

Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách

(LĐTĐ) Là một trong 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận quản lý vốn ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội, thời gian qua, Hội Nông dân huyện Đan Phượng (Hà Nội) tập trung triển khai tốt các chính sách có liên quan đến tín dụng ưu đãi, cho vay vốn đến hội viên nông dân để sản xuất, kinh doanh, từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 30/10, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức chương trình gặp mặt Đoàn nhà giáo Hà Nội tham dự Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024.
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Khởi nghiệp từ mô hình nuôi bò sữa, chị Phạm Thị Thanh Huyền đã giúp cho hàng chục lao động ở địa bàn miền núi nhiều khó khăn như xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì (Hà Nội) có việc làm và thu nhập ổn định. Là 1 trong số 10 “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu năm 2024”, chị Huyền đại diện cho nữ nông dân dám nghĩ, dám làm, dám sáng tạo khởi nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống

Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống

(LĐTĐ) Theo chiều dài lịch sử, làng nghề Ngũ Xã (Ba Đình, Hà Nội) đã có nhiều kiệt tác cho nghệ thuật đúc đồng Việt Nam, đóng góp giá trị vào nền văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Trải qua thăng trầm và những cơn bão của nền kinh tế thị trường, nghệ nhân Bùi Thị Minh - Giám đốc Công ty TNHH Đúc đồng truyền thống Ngũ Xã cùng các thành viên trong gia đình vẫn gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật đúc đồng truyền thống.
Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động

Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động

(LĐTĐ) Với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Hùng Nhung (Phúc Thọ, Hà Nội), anh Nguyễn Chí Công đã cùng Ban Chấp hành Công đoàn Công ty triển khai nhiều hoạt động thiết thực với phương châm vì người lao động, vì sự phát triển chung của Công ty.
Xem thêm
Phiên bản di động