Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Làng đào Nhật Tân rực rỡ ngày giáp Tết Làng đào Nhật Tân nhộn nhịp trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn

Xơ xác sau bão lũ

Bão số 3 Yagi hồi tháng 9 năm nay là một trong những cơn bão mạnh bất thường, đổ bộ trực diện vào miền Bắc và gây ra nhiều thiệt hại kinh tế, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Nhiều bà con nông dân ở thủ phủ đào Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội) phải chứng kiến cảnh nước lũ nhấn chìm vườn đào, quất đang chuẩn bị vào mùa cao điểm cuối năm.

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Cảnh vườn đào bị phủ một lớp bùn khi lũ mới rút sau bão Yagi hồi tháng 9. Ảnh: TTXVN

Nhớ lại thời điểm nước lũ lên cao kỷ lục, bà Hoa, chủ một vườn đào ở làng Nhật Tân chia sẻ: “Trước khi bão đến chúng tôi cố gắng chằng buộc thật kỹ các cây đào, vì sợ gió bão to làm đổ hết cây. Nhưng đâu ai ngỡ lũ lên cao như thế, cả khu trồng đào ven sông ngập hết, vườn nhà tôi ngập đến 2m. Bao nhiêu công buộc đào lại phải tháo hết ra, cố gắng bưng bê lên chỗ cao. Đúng là cơn lũ kỷ lục!”

Gia đình ông Tuấn có một vườn trồng cây quất tại Tứ Liên (Tây Hồ, Hà Nội). Ông nhớ lại, trong thời điểm mưa lũ, có lúc nước dâng cao đến tận ngực, ông vẫn đang lóp ngóp trong vườn để cứu những chậu quất bonsai. “6 giờ tối mùng 8/9 vẫn còn buộc cây để chống bão, mà mùng 10 nước lên là ngập hết sạch. Tôi cứ lội vào, chẳng nhìn thấy gì vì nước lũ lên đục ngầu, vừa sờ vừa gỡ những chậu cây ra khỏi giá. Gỡ mãi hết cả sức, tôi đành chịu, chấp nhận để cây chết, mình phải giữ sức của mình đã, sau bão còn nhiều việc phải làm.”

Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân phường Nhật Tân, trên địa bàn Nhật Tân có 802 hộ gắn bó với nghề trồng đào. Trong đợt lũ lịch sử vừa qua, có 80 héc ta trên tổng số 90 héc ta đất trồng đào bị ngập, hơn 20 nghìn gốc đào chìm trong nước, tổng thiệt hại lên đến 85 tỷ đồng. Có những hộ trồng đào gần như mất trắng.

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Vừa tưới cây, bà Hoa vừa chia sẻ: “Đợt bão vừa rồi cây chẳng chết vì lũ thì cũng chết vì gió quật. Vườn đào của tôi đổ rạp hết, đây là mới dựng lại đấy. Cây xấu mang đi hết rồi, còn cây đẹp thì để lại thôi. Thiệt hại thì chắc chắn là nhiều, chẳng hộ nào ở đây mà không thiệt hại cả. Nhưng mà cũng phải nhanh nhanh chóng chóng dọn đi mà còn làm ăn chứ.”

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Bà Hoa đang chăm sóc những luống đào. Nhiều cây đào nhà bà trụi lá phần thân do ngâm nước lâu trong bão lũ.

Sau bão, tất cả cây cối làng Nhật Tân đều bị bọc trong một lớp bùn. Đến nay đã qua 2 tháng, về cơ bản người dân đã dọn dẹp hết những cây bị úng, gãy; nhưng đây đó vẫn còn sót lại một vài dấu tích của trận lũ. Có cành đào vàng úa, xác xơ. Có chậu quất héo rũ, khô cằn không còn khả năng hồi sinh. Những cây quất dáng huyền lẽ ra phải xòe tán rậm rạp, trĩu quả rủ xuống như dòng thác, giờ chỉ còn lại trái quất nhạt màu, nhăn nhúm, chẳng còn nét bóng bẩy thuở nào. Những cành cây như bị ai đó cầm kéo cắt phăng đi phần ngọn, cũng cắt phăng đi bao công khó nhọc chăm sóc, uốn nắn của người nông dân.

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Một cây quất bonsai khô héo không thể cứu được vì ngâm quá lâu trong nước lũ
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Cây quất bonsai dáng huyền nhưng vì ngâm nước lũ quá lâu nên cháy cành, đứt ngọn

Những tán lá lại xanh

Thế nhưng, không phải tất cả đào, quất ở khu vực Nhật Tân, Tứ Liên, Phú Thượng đều bị thiệt hại. Ở những khu vực bãi cao ít bị ảnh hưởng hơn, người dân đang cố gắng hồi phục vườn cây.

Rũ hết đất bùn, những cây quất, cây đào lần nữa xanh tươi tán lá.

Nhiều cây đào đã được buộc cành để sẵn sàng chờ tháng 11 tuốt lá. Bà Hoa đều đặn mỗi ngày hai lần ra tưới cây, bắt sâu, kiểm tra tình hình của từng luống đào. Những cây đào cành cong, thân cao, dù bị ngập nước nhưng vẫn kiên cường vươn mình. Nhờ bàn tay những người chăm sóc lành nghề, hôm nay nhiều cây đào đã tươi tốt trở lại.

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Nhiều cây đào đã được buộc cành, chờ tháng 11 Âm lịch tuốt lá.

Ông Tuấn cũng ngày ngày ra vườn tỉa lá, uốn cành, theo dõi sát sao từng cây, từng quả quất. Quất đang độ vào quả, từng chùm quất xanh óng ánh không phụ công ông vất vả.

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Những chùm quất xanh tròn trịa khỏe mạnh, da căng bóng…

Chị Phương, con của ông Tuấn vẫn lạc quan về vườn quất của gia đình mình: “Năm nay có lẽ là không bỏ sỉ được rồi, vì thiệt hại nhiều cây quất quá, cả những cây non làm giống cũng chết. Nhiều nhà phải mua cây giống ở các vùng như Hưng Yên về trồng lại từ đầu, mà giá cũng đắt hơn mấy lần so với mọi năm. Nhưng may mắn là vườn quất nhà tôi vẫn còn giữ được nhiều chậu bonsai và cây to. Tầm tháng 10 âm lịch này cây quất đang vào quả, chỉ cần vượt qua tháng 10 âm lịch, sang đến tháng 11 là cây sẽ hồi phục lại dần. Tất cả mọi người đang cố gắng hết sức để hồi phục lại những cây quất đã bị ngập trong đợt lũ.”

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão YagiLàng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Những cây quất đang độ vào quả, xanh mướt và bóng bẩy

Dự đoán giá đào năm nay, bà Hoa chia sẻ, có lẽ giá sẽ tăng vì hầu hết vùng trồng đào ở đồng bằng sông Hồng đều bị ảnh hưởng, chứ không riêng gì làng Nhật Tân. “Nhưng tăng giá thì cũng vừa phải thôi, chúng tôi cũng phải giữ khách chứ. Chẳng hạn gốc đào này mọi năm trung bình khoảng 1,5 triệu đồng thì năm nay lên 1,7 triệu đồng, 1,8 triệu đồng, chứ không thể lên quá 2 triệu đồng được. Tăng giá cũng gọi là có công chăm bón và bởi vì vật giá leo thang nữa. Chứ tăng cao quá thì ai mua.”

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Một bông hoa đào nở sớm trong vườn đào nhà bà Hoa

Nói chuyện với người hàng xóm bên cạnh, bà Hoa đùa vui: “Thôi thì coi như lũ vào mang thêm phù sa cho mảnh đất này vậy. Mong năm sau nhờ phù sa cây sẽ tươi hoa.” Và những người nông dân lại tươi cười với những hy vọng ánh lên trong mắt về một tương lai tươi sáng hơn.

Bên cạnh việc cố gắng khôi phục những gốc đào sau lũ, người dân làng Nhật Tân còn kết hợp trồng thêm các loại hoa ngắn ngày để tăng thu nhập như hoa cúc, loa kèn,.... Bà Hoa chia sẻ, mọi năm bà cũng ươm hoa đồng tiền để Tết bán kèm với đào, năm nay thì trồng thêm cúc thúy dưới chân mấy luống đào để kịp cho vụ Tết.

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão YagiLàng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Những cây hoa đồng tiền trồng xen kẽ giữa các luống đào

Cách đó tầm 50m, bà Lan đang kiểm tra những luống cúc trắng, cúc vàng, có luống chỉ vừa nảy mầm, có luống đã chúm chím lên nụ. “May sao vườn cúc của tôi chỉ thiệt hại ít, vẫn đủ để phục vụ nhu cầu hoa Tết năm nay” - Bà Lan chia sẻ.

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Vườn trồng cúc của bà Lan

Và những người nông dân vẫn tất bật với những luống cây của mình, những cây đào, cây quất không chỉ là kế làm ăn, sinh nhai, mà còn là sản phẩm OCOP 4 sao, là biểu tượng của mùa xuân Thành phố, là niềm hy vọng cho một mùa Tết Ất Tỵ 2025.

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Phương Mai

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới

Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới

Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân chưa quy định rõ về việc quản lý dữ liệu cá nhân của công dân Việt Nam khi dữ liệu này được lưu trữ, xử lý hoặc chia sẻ với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.
Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất

Từ 31/3, Đội cứu hộ, cứu nạn của Việt Nam sẽ triển khai nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn ở các nơi bị ảnh hưởng động đất tại Myanmar.
Từ 1/4/2025: 10 Bảo hiểm xã hội khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới

Từ 1/4/2025: 10 Bảo hiểm xã hội khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho biết: 10/35 BHXH khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới từ ngày 1/4/2025 do đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin, quy trình nghiệp vụ.
Thời gian người lao động được nghỉ dưỡng sức sau ốm đau

Thời gian người lao động được nghỉ dưỡng sức sau ốm đau

Người lao động sẽ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau, nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện.
Hà Nội: Công bố kế hoạch tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 của 30 quận, huyện, thị xã

Hà Nội: Công bố kế hoạch tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 của 30 quận, huyện, thị xã

Kế hoạch tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2025 - 2026 của 30 quận, huyện, thị xã ở Hà Nội đã được công bố. Phụ huynh có thể tra cứu trên Cổng thông tin điện tử của ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (tại địa chỉ https://hanoi.edu.vn/) để nắm được thông tin chi tiết.
Đề xuất thực hiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm

Đề xuất thực hiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm

Bộ Nội vụ đã xây dựng và đang đưa ra lấy ý kiến về Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), trong đó đề xuất sửa đổi các quy định liên quan đến cơ chế quản lý, sử dụng cán bộ, công chức để làm cơ sở sàng lọc, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Tạo sân chơi thể thao cho đoàn viên, người lao động

Tạo sân chơi thể thao cho đoàn viên, người lao động

Ngày 30/3, Công đoàn Công ty TNHH Cao su INOUE Việt Nam đã phối hợp với Ban lãnh đạo Công ty tổ chức thành công Ngày hội thể thao lần thứ hai với sự tham gia của hơn 400 vận động viên là đoàn viên, người lao động của Công ty.

Tin khác

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Quạt giấy Chàng Sơn khẳng định sức sống lâu bền của làng nghề truyền thống

Làng Chàng Sơn, xã Thạch Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội) từ lâu đã có nghề làm quạt giấy nổi tiếng bao đời nay. Trải qua những thăng trầm của nghề, quạt giấy Chàng Sơn nay đã vươn mình ra thế giới, nhận được nhiều sự yêu thích của bạn bè khắp bốn phương, góp phần bảo tồn nét văn hóa xưa.
Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Ước vọng một Hà Nội hào hoa, quyến rũ

Hà Nội những ngày cuối xuân thời tiết se se lạnh. Khi trời đã ngả chiều, “xách" xe dạo một vòng từ hồ Gươm, qua Công viên Thống Nhất đến đường Láng, nơi công nhân đang ngày đêm cải tạo sông Tô Lịch… bất chợt nhớ đến lời bài hát “Trời Hà Nội xanh”: Xanh xanh thắm bầu trời xanh Hà Nội/Hồ Gươm xanh như mái tóc em xanh/Thân thương quá nụ cười người Hà Nội/Đã gặp rồi mà bồi hồi nhớ mãi Hà Nội ơi…
Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Giữ gìn và phát triển nghề thêu tay truyền thống

Từ xưa đến nay, những nghệ nhân làng thêu tay truyền thống Quất Động (huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn duy trì tạo ra những sản phẩm cầu kỳ và tinh tế, khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ.
"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

"Trả lại" không gian hồ Gươm mà cha ông đã dựng nền

Nhằm phát huy giá trị không gian di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, UBND thành phố Hà Nội là quyết định nghiên cứu quy hoạch, cải tạo, chỉnh trang, tái thiết một số khu vực xung quanh hồ theo hướng tăng cường không gian mở, phục vụ cộng đồng, vấn đề này đang nhận được những ý kiến tán đồng cao của các chuyên gia đô thị, cũng như người dân.
HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

HĐND huyện Hoài Đức thông qua Đề án sắp xếp bộ máy hành chính các cơ quan chức năng thuộc huyện

Sáng 28/2, HĐND huyện Hoài Đức khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ Mười sáu, Kỳ họp chuyên đề để xem xét và quyết nghị một số nội dung liên quan đến phương án sắp xếp tổ chức bộ máy các phòng chuyên môn trực thuộc UBND huyện Hoài Đức.
Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Làng cổ Cự Đà - lưu giữ văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km về phía Tây, làng Cự Đà thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội được biết tới là một trong những ngôi làng cổ còn giữ nguyên nét truyền thống từ xa xưa. Nằm bên bờ sông Nhuệ yên bình, làng Cự Đà mang đậm dấu ấn của làng quê Bắc Bộ Việt Nam với những mái đình, cổng làng, cây đa, đặc biệt là lối kiến trúc kiểu Pháp còn sắc nét.
Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Nghề tò he giữa thời 4.0: Gian truân nhưng sáng tạo không ngừng

Dưới bàn tay thoăn thoắt khéo léo của người nghệ nhân, những cục bột màu sắc dần hiện lên thành những con giống với hình thù xinh xắn, đa dạng: đây Tôn Ngộ Không, đây Siêu nhân Gao, có cả những nhân vật rất “bắt trend” như chuột lang nước Capybara, công chúa Disney,... Những đứa trẻ tò mò, thán phục vây xung quanh ngắm nhìn người nghệ nhân tạo những nhân vật chúng yêu thích. Nhìn khung cảnh vui vẻ, nhộn nhịp ấy, đâu ai nghĩ rằng đã một khoảng thời gian nghề tò he truyền thống tưởng như đứt đoạn.
Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Huyện Ứng Hòa: Nhiều thanh niên hăng hái viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu xuân Ất Tỵ 2025, mới đây, huyện Ứng Hòa đã tổ chức gặp mặt, động viên, tặng quà tân binh chuẩn bị nhập ngũ năm 2025 và quân nhân xuất ngũ tiêu biểu.
Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Cổng làng, nơi chạm miền ký ức

Từ bao đời nay, cổng làng đã trở thành biểu tượng rất đỗi tự hào của người dân, là hình ảnh thân quen tô điểm sức sống văn hoá tinh thần cho mọi làng quê. Là nơi chứng kiến bao cuộc hẹn hò, tiễn đưa và đón đợi những người xa quê trở về làng. Mỗi người xa quê khi nhớ về quê hương là nhớ về hình ảnh cổng làng thân thương bên gốc đa, giếng nước, sân đình.
Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone

Chương trình nghệ thuật “Rực rỡ Thăng Long 2025” sẽ không có trình diễn drone

Sau khi rà soát, đánh giá, xem xét các yếu tố và tình hình thực tế, Ban Tổ chức quyết định dừng phần trình diễn ánh sáng bằng thiết bị bay không người lái (drone) để đảm bảo sự thành công của chương trình.
Xem thêm
Phiên bản di động