Nghệ nhân lưu giữ nghệ thuật tò he trong lòng Hà Nội

(LĐTĐ) Việt Nam là một trong số những nước hiếm hoi trên thế giới có truyền thống làm đồ chơi con giống bằng bột hay còn gọi là tò he cho trẻ em. Nhiều năm về trước, tò he đã từng là đồ chơi dân gian không thể thiếu mỗi dịp Tết Trung thu về. Đến nay, đồ chơi này đã không còn thịnh hành, thế nhưng thật đáng quý, vẫn có những nghệ nhân miệt mài tìm cách lưu giữ và bảo tồn những nét đẹp ấy ngay trong lòng Hà Nội.  
nghe nhan luu giu nghe thuat to he trong long ha noi Rực rỡ sắc mầu lễ hội Trung thu phố cổ Hà Nộ
nghe nhan luu giu nghe thuat to he trong long ha noi Những món đồ chơi Trung thu gợi nhớ ngày xưa
nghe nhan luu giu nghe thuat to he trong long ha noi Nghệ nhân “thổi hồn” vào tò he

Mang nét đẹp xưa quay lại

Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Trung thu, thời điểm này, nếu có dịp ghé qua phố cổ Hà Nội, ai cũng phải choáng ngợp với những sắc màu rực rỡ của hàng ngàn món đồ chơi dành cho trẻ em. Nếu để ý kỹ, người ta sẽ thấy có một chiếc bàn thấp nhỏ ghé trên hè phố Hàng Mã trưng bày những con giống như lợn, gà, trâu, ngựa, dê, chó…

Bé Thanh Tùng, 7 tuổi, được mẹ đưa đi chơi trên phố cổ. Khi nhìn thấy những con thú nhỏ xíu với đủ các màu sắc, bé rất tò mò và lạ lẫm. Hết nhặt từng con vật lên ngắm, nhìn, bé lại chạy ra chỗ người nghệ nhân trẻ đang miệt mài nặn nên những con giống. Người nghệ nhân đó là anh Đặng Văn Hậu, 33 tuổi ở làng Xuân La (xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội). Đây là ngôi làng có nghề truyền thống làm con giống bột còn lại duy nhất ở Thủ đô.

nghe nhan luu giu nghe thuat to he trong long ha noi
Nghệ nhân Đặng Văn Hậu đã có hơn 15 năm gắn bó với nghề làm tò he

Mặc dù còn rất trẻ, thế nhưng anh Hậu đã có 15 năm gắn bó với nghề này. Ngay từ khi còn nhỏ, anh Hậu thường hay ngồi bên manh chiếu nhìn ông ngoại trực tiếp nặn ra những “con giống” đẹp đẽ. Ban đầu chỉ xuất phát từ sở thích bình thường, nhưng dưới sự chỉ dạy tận tình của ông, dần dần những cục bột màu, những con tò he đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của anh.

Chia sẻ về cái tên tò he, anh Hậu cho biết, thực ra trước đây nó không phải là tên tò he mà gọi là bánh chim cò, con giống bột. Con giống bột gồm có ba loại là con giống của Đồng Xuân, của Phố Khách và của Phú Xuyên. Tuy nhiên vào đầu năm 90 con giống bột của Đồng Xuân và Phố Khách gần như đã thất truyền, con giống Phú Xuyên thì chỉ thịnh hành nặn các nhân vật trong phim và được gắn vào que tre.

Không biết do nhầm lẫn nào đó mà một bài báo viết về nghề này vào năm 1994 đã gọi con giống bột của Phú Xuyên thành “tò he”, trong khi “tò he” vốn là tên gọi của những con giống bằng gốm cũng thổi được và là sản phẩm của làng gốm Thanh Hà, Hội An. Cũng kể từ đó cho đến nay, đa số mọi người vẫn gọi con giống bột là tò he.

Quyết tâm giữ nghề

Trong quá trình gìn giữ nghề nặn tò he truyền thống, nghệ nhân Đặng Văn Hậu gặp phải không ít khó khăn. Tuy nhiên, anh vẫn quyết tâm “bám trụ” tiếp tục những kế hoạch để giữ gìn và phát triển nghề nặn tò he của quê hương. Đặc biệt, anh Hậu cho biết trong quá trình “bám trụ” với nghề, anh may mắn được gặp nhà nghiên cứu văn hóa Trịnh Bách và nghệ nhân Phạm Nguyệt Ánh – người duy nhất còn làm được con giống Đồng Xuân.

nghe nhan luu giu nghe thuat to he trong long ha noi
Anh Hậu đã và đang nghiên cứu để phục hồi lại con giống Đồng Xuân, con giống Phố Khách

Kết hợp từ kỹ thuật của nghệ nhân Nguyệt Ánh cùng với kí ức và những phác họa của nhà nghiên cứu Trịnh Bách, nghệ nhân trẻ Đặng Văn Hậu đã học và phục hồi được những con giống cổ như ngày xưa. Từ con giống chợ Đồng Xuân, đến con giống Phố Khách, con giống Phú Xuyên đã được phục hồi từ năm 2017. Và thế là từ đó đến nay, những người dân Hà Nội lại được nhìn thấy những con nghê hý châu, sư tử hý cầu, con cá vàng, bộ lục súc và cả con giống ở Huế cũng được phục hồi lại gần như đầy đủ.

Bên cạnh đó, anh Hậu cũng không ngừng tìm tòi các nguyên liệu, mẫu mã mới, cho tới giờ anh đã sáng tạo ra được những con tò he bền hơn và có thể giữ được trong nhiều năm. Nghệ nhân Đặng Văn Hậu chia sẻ: “Đây là một nét đẹp cổ của Hà Nội, nhất là trong dịp Trung thu, là một món đồ chơi truyền thống của trẻ em Việt Nam. Do vậy, tôi cho rằng không có ký do gì mà mình lại không giữ gìn và bảo vệ những nét đẹp xổ xưa đó”.

Để ngày một phát huy hơn nữa làng nghề truyền thống, nghệ nhân Đặng Văn Hậu nói riêng và các nghệ nhân khác nói chung luôn phải cập nhật các nhân vật hoạt hình cho phù hợp thị hiếu của lớp trẻ nên bản thân cũng thường xuyên tìm hiểu phim hoạt hình, nhân vật nào đang được yêu thích. Đồng thời vạch ra những kế hoạch riêng cho bản thân trong việc phát triển nghề.

Ngoài việc nặn và bán tò he tại các hội chợ và trung tâm Thương mại, vào hai ngày cuối tuần, anh Hậu còn mở thêm lớp dạy nghề tại nhà. Bên cạnh đó, mỗi khi nhận được lời mời đến biểu diễn và dạy tò he tại các trường học và một số nơi trên địa bàn Hà Nội. Trong quá trình làm nghề, nghệ nhân Đặng Văn Hậu rất phấn khởi vì ở thời điểm hiện tại, tò he vẫn còn nhận được sự quan tâm lớn từ mọi người.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?

Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?

(LĐTĐ) Giáo viên có thể nghỉ hưu trước tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp tinh giản biên chế quy định tại Điều 2 Nghị định 29/2023/NĐ-CP.
Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết

Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025 có nhiều thay đổi về chế độ thai sản và ốm đau so với Luật BHXH hiện hành.
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Vân Hòa là xã có số lượng đàn bò sữa lớn của huyện Ba Vì, Hà Nội, nghề chăn nuôi bò sữa được Vân Hòa xác định là trọng điểm để phát triển kinh tế ở địa phương. Nghề này mang lại nguồn thu ổn định, thậm chí có nhiều hộ đã vươn lên làm giàu. Trong đó chị Tạ Thị Năm là một trong số 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024 được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh.
Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

(LĐTĐ) "Hạnh phúc của bác sĩ là cứu chữa thành công cho người bệnh, và niềm hạnh phúc ấy sẽ nhân lên nhiều lần khi bác sĩ tìm tòi sáng tạo được những phương pháp, kỹ thuật y khoa tiến bộ để giúp người bệnh giảm thiểu đớn đau, rút ngắn thời gian điều trị, giảm thiểu chi phí". Đây là quan niệm của Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Xuân Cường - khoa Ngoại Thận - Tiết niệu, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.
Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025

Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, dự kiến áp dụng từ đầu năm 2025.
Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách

Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách

(LĐTĐ) Là một trong 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận quản lý vốn ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội, thời gian qua, Hội Nông dân huyện Đan Phượng (Hà Nội) tập trung triển khai tốt các chính sách có liên quan đến tín dụng ưu đãi, cho vay vốn đến hội viên nông dân để sản xuất, kinh doanh, từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 30/10, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức chương trình gặp mặt Đoàn nhà giáo Hà Nội tham dự Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024.
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Khởi nghiệp từ mô hình nuôi bò sữa, chị Phạm Thị Thanh Huyền đã giúp cho hàng chục lao động ở địa bàn miền núi nhiều khó khăn như xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì (Hà Nội) có việc làm và thu nhập ổn định. Là 1 trong số 10 “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu năm 2024”, chị Huyền đại diện cho nữ nông dân dám nghĩ, dám làm, dám sáng tạo khởi nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống

Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống

(LĐTĐ) Theo chiều dài lịch sử, làng nghề Ngũ Xã (Ba Đình, Hà Nội) đã có nhiều kiệt tác cho nghệ thuật đúc đồng Việt Nam, đóng góp giá trị vào nền văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Trải qua thăng trầm và những cơn bão của nền kinh tế thị trường, nghệ nhân Bùi Thị Minh - Giám đốc Công ty TNHH Đúc đồng truyền thống Ngũ Xã cùng các thành viên trong gia đình vẫn gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật đúc đồng truyền thống.
Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động

Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động

(LĐTĐ) Với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Hùng Nhung (Phúc Thọ, Hà Nội), anh Nguyễn Chí Công đã cùng Ban Chấp hành Công đoàn Công ty triển khai nhiều hoạt động thiết thực với phương châm vì người lao động, vì sự phát triển chung của Công ty.
Xem thêm
Phiên bản di động