100% phường thuộc quận Bắc Từ Liêm đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2021

(LĐTĐ) Thực hiện Kế hoạch số 89/KH-UBND ngày 2/2/2021 của Ủy ban nhân dân (UBND) quận về xây dựng phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2021, mới đây, Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức họp thẩm định, đánh giá và chấm điểm hồ sơ đề nghị công nhận phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đối với 13 phường trên địa bàn quận.
Tạo điều kiện thuận lợi để người dân dễ dàng tiếp cận thông tin pháp luật Hướng dẫn, hỗ trợ để các xã, phường, thị trấn xây dựng đơn vị đạt chuẩn tiếp cận pháp luật Hà Nội: 558/579 xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Theo Hội đồng, ngay từ đầu năm, UBND các phường thuộc quận Bắc Từ Liêm đã ban hành, triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng và đánh giá phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tổ chức họp triển khai thực hiện công tác, phân công cho cán bộ, công chức các bộ phận chuyên môn theo chức năng nhiệm vụ các chỉ tiêu để thực hiện theo dõi, đánh giá, chấm điểm đối với từng tiêu chí, chỉ tiêu chuẩn tiếp cận pháp luật.

Kết quả, công tác đánh giá phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong năm 2021 đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận. Cụ thể, 13/13 phường có kết quả thẩm định trên 90 điểm, 100% phường trên địa bàn quận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2021.

Điểm số của các phường đều được các thành viên Hội đồng căn cứ vào kết quả thực hiện trong năm và tài liệu kiểm chứng kèm theo, cân nhắc điểm số của từng tiêu chí đánh giá, cụ thể: phường Phú Diễn (phường loại 1) đạt 98/100 điểm, phường Thượng Cát (phường loại 2) đạt 97.99/100 điểm, phường Đức Thắng (phường loại 1) đạt 97.5/100 điểm…

100% phường thuộc quận Bắc Từ Liêm đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2021
Quận Bắc Từ Liêm thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân.

Đặc biệt trong năm 2021, không có phường nào có cán bộ bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên do vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ, hoặc phải bồi thường thiệt hại do hành vi công vụ trái pháp luật gây ra.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, Hội đồng nhận định, công tác đánh giá phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại UBND các phường vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Công tác chuẩn bị hồ sơ, tài liệu kiểm chứng của các phường còn gặp nhiều khó khăn bởi số lượng hồ sơ ban hành lớn và do nhiều ngành, nhiều lĩnh vực tham mưu thực hiện.

Nhiều nội dung, chỉ tiêu, tiêu chí chưa xác định cụ thể tài liệu kiểm chứng; việc thực hiện một số chỉ tiêu của một số phường còn chưa đảm bảo, một số phường bố trí kinh phí cho công tác hòa giải cơ sở còn thấp hơn so với quy định, điển hình như phường Xuân Đỉnh, phường Cổ Nhuế 1 (hỗ trợ kinh phí hoạt động là 50.000đ/tổ/tháng)...

Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, tồn tại đó là do kinh phí phân bổ ngân sách cho UBND các phường còn chưa đồng đều; ý thức của một số bộ phận công chức thực hiện nhiệm vụ chưa cao, dẫn đến hiệu quả công việc đôi lúc chưa kịp thời..

Để công tác đánh giá phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2022 đạt hiệu quả cao hơn nữa, theo Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật, UBND quận Bắc Từ Liêm cần tập trung chú trọng các nội dung như:

Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền địa phương về ý nghĩa, tác động của công tác xây dựng; đánh giá tiếp cận pháp luật, trên cơ sở đó xác định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan, UBND các phường trong việc xây dựng, đánh giá phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, hỗ trợ kinh phí, cơ sở vật chất cho các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ giáo dục pháp luật; hòa giải cơ sở... để nâng cao điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.

Tập trung tuyên truyền, phổ biến Quyết định số: 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số: 09/2021/TT-BTP ngày 15/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho mọi đối tượng bằng hình thức phù hợp, phong phú và đa dạng. Ban hành các văn bản chỉ đạo, biên soạn tài liệu hướng dẫn UBND phường xây dựng, đánh giá phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, tài liệu phát cho nhân dân để nâng cao nhận thức và cải thiện điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở. Thực hiện thành lập Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật quận và xây dựng Quy chế hoạt động của Hội đồng phù hợp với quy định của pháp luật mới để đảm bảo hoạt động có hiệu quả của Hội đồng.

Đặc biệt, cần tăng cường hơn nữa cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, các phòng, ngành có liên quan, các thành viên của Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật quận trong việc xây dựng, đánh giá phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và cải thiện điều kiện tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.

Đẩy mạnh công tác phòng, chống tội phạm, làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho Nhân dân trên địa bàn, tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, đấu tranh, cảm hóa, giáo dục người vi phạm pháp luật, tạo công ăn việc làm cho nhân dân...

Có thể thấy, việc xây dựng phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật có tác động tích cực đến việc cải thiện và nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật cho người dân; góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội bền vững trên địa bàn quận.

Chính vì vậy, trong năm 2022, công tác đánh giá tiếp cận pháp luật được UBND quận Bắc Từ Liêm xác định là nhiệm vụ thường xuyên của ngành Tư pháp; thực hiện theo thẩm quyền các nhiệm vụ của công tác xây dựng, đánh giá phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật để chỉ đạo, hướng dẫn UBND các phường tổ chức triển khai thực hiện tốt hơn nhiệm vụ đưa pháp luật đến với từng người dân thông qua hoạt động lồng ghép vào công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để từng bước đưa tinh thần, nội dung công tác đánh giá tiếp cận pháp luật đến cán bộ và người dân ở cơ sở.

Thanh Vân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Bộ trưởng Bộ Tư pháp: Tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được trình Quốc hội xem xét lần đầu tại Kỳ họp thứ 6. Qua hai phiên thảo luận tại tổ và tại hội trường, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, có 117 ý kiến tham gia góp ý vào dự án Luật. Trong đó, các ý kiến của đại biểu Quốc hội đều thống nhất cao với sự cần thiết ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi).
Những lưu ý khi sử dụng lao động chưa thành niên

Những lưu ý khi sử dụng lao động chưa thành niên

(LĐTĐ) Lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển về thể lực, trí lực và nhân cách. Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm, chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.
Định vị thương hiệu văn hóa, ẩm thực, du lịch của Thủ đô

Định vị thương hiệu văn hóa, ẩm thực, du lịch của Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 29/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức họp báo thông tin Lễ hội Văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2023 với chủ đề “Giao lưu văn hóa ẩm thực Hà Nội với bạn bè quốc tế”.
Hà Nội: Cháy nhà 5 tầng trong đêm, cảnh sát cứu thoát 2 người mắc kẹt

Hà Nội: Cháy nhà 5 tầng trong đêm, cảnh sát cứu thoát 2 người mắc kẹt

(LĐTĐ) Sáng 30/11, thông tin từ Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) - Công an thành phố Hà Nội cho biết, một đám cháy xảy ra tại nhà 5 tầng. Thời điểm cháy có 2 người mắc kẹt được cảnh sát cứu thoát.
Đồng Nai: Hơn 700 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm cho người lao động

Đồng Nai: Hơn 700 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm cho người lao động

(LĐTĐ) Trong số các danh nghiệp (DN) chậm đóng các loại bảo hiểm cho người lao động (NLĐ), có nhiều DN chậm đóng từ 51 tháng đến 108 tháng.
Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 17/1/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Kế hoạch số 179/KH-TLĐ ngày 3/3/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam về tổ chức Đại hội Công đoàn các cấp, tiến tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028, đến nay, các nội dung công việc chuẩn bị tổ chức Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã cơ bản hoàn thành.
Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ mang thai; lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng.

Tin khác

“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Hà Nội đang chịu áp lực lớn giải bài toán xây dựng thành phố thông minh để phát triển kinh tế - xã hội xứng tầm Thủ đô. Trong khi Thành phố phải đối mặt với những thách thức không nhỏ như: Dân số đông, gia tăng cơ học một cách nhanh chóng, những vấn đề bất cập do hạ tầng giao thông chưa kịp phát triển để đáp ứng tốc độ đô thị hóa; ô nhiễm môi trường và các vấn đề liên quan đến cấp, thoát nước, xử lý ngập nước…
Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Thực tế cho thấy, dù được quan tâm, phát triển đồng bộ, từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hoá, tuy nhiên hiện hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần được tháo gỡ.
Dữ liệu số là tài nguyên để xây dựng thành phố thông minh

Dữ liệu số là tài nguyên để xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023, sáng 29/11 đã diễn ra tọa đàm với chủ đề Khai thác dữ liệu - xây dựng thành phố thông minh phát triển bền vững. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Hà Minh Hải tham dự tọa đàm.
Hà Nội hướng tới xây dựng thành phố phát triển với mọi tiện ích thông minh

Hà Nội hướng tới xây dựng thành phố phát triển với mọi tiện ích thông minh

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, mô hình thành phố thông minh bền vững mà thành phố Hà Nội hướng tới sẽ mang lại môi trường sống thực sự chất lượng, tiện ích, an toàn, thân thiện cho mọi người dân; xây dựng chính quyền phục vụ vì sự phát triển của tổ chức, doanh nghiệp…
Ông Nguyễn Hữu Tuyên được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm

Ông Nguyễn Hữu Tuyên được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Kỳ họp lần thứ 13 Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Bắc Từ Liêm đã thực hiện quy trình bầu chức danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) và Chủ tịch HĐND quận. Theo đó, 100% đại biểu bầu ông Nguyễn Hữu Tuyên, Phó Bí thư Quận ủy giữ chức vụ Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm, nhiệm kỳ 2021-2026.
Đông Anh: Tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Đông Anh: Tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

(LĐTĐ) Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Đông Anh vừa phối hợp với Bưu điện huyện Đông Anh tổ chức Lễ ra quân tuyên truyền, vận động người dân trên địa bàn huyện tham gia BHXH tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình.
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính tại Thủ đô: Nhiều cách làm sáng tạo

Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính tại Thủ đô: Nhiều cách làm sáng tạo

(LĐTĐ) Xác định công tác kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông là nhiệm vụ trọng tâm trong cải cách hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp, nên thời gian qua, thành phố Hà Nội đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để triển khai hiệu quả công tác này.
Phát triển xe đạp để góp phần “xanh hóa” Thủ đô

Phát triển xe đạp để góp phần “xanh hóa” Thủ đô

(LĐTĐ) Để xe đạp công cộng có thể “phủ” rộng và phát triển ở Thủ đô vẫn cần sự hỗ trợ mạnh mẽ từ cơ quan quản lý Nhà nước, trong đó đặc biệt là hoạt động hỗ trợ chính sách.
Kỳ 1: Những điểm sáng trong xây dựng thiết chế văn hoá cơ sở

Kỳ 1: Những điểm sáng trong xây dựng thiết chế văn hoá cơ sở

LTS: Xác định văn hóa là động lực phát triển; phát triển phai đi liền với thụ hưởng văn hóa, nên những năm qua, công tác đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở luôn được Thành ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội quan tâm. Đặc biệt, Thường trực HĐND các cấp Thành phố đã tổ chức các phiên giải trình về việc đầu tư, khai thác, quản lý và sử dụng các thiết chế văn hoá trên địa bàn, đưa ra các giải pháp thiết thực. Nhờ đó, hệ thống các thiết chế văn hoá đã có sự phát triển toàn diện, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, thu hẹp khoảng cách về mức độ hưởng thụ văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí của người dân.
Phát huy thế mạnh của địa phương để xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Phát huy thế mạnh của địa phương để xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

(LĐTĐ) Nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, các huyện, thị xã, xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đã và đang tập trung mọi nguồn lực, phát huy tối đa thế mạnh của địa phương để phấn đấu đạt nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Xem thêm
Phiên bản di động