Nâng cao hiệu quả Nhà nước về quản lý đất đai
Thu ngân sách hơn 900 tỷ đồng | |
Nóng vấn đề về quản lý đất đai với các dự án chậm triển khai | |
Quận Nam Từ Liêm: Nỗ lực xây dựng đô thị văn minh |
Nhiều chuyển biến tích cực
Báo cáo tại cuộc họp, thay mặt Đoàn giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Phó Trưởng Đoàn Thường trực Đoàn giám sát của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018” đánh giá cao công tác quản lý, chỉ đạo điều hành với tinh thần trách nhiệm cao của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương trong giai đoạn vừa qua và từ khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018, việc ban hành chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai ở đô thị có nhiều chuyển biến tích cực.
Các dự án để hoang gây lãng phí đất công. Ảnh minh họa |
Hệ thống chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai ở đô thị được ban hành khá đầy đủ, cụ thể hóa kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, tinh thần Hiến pháp 2013, bám sát thực tiễn phát triển của đất nước, các thông lệ quốc tế, hình thành cơ sở pháp lý quan trọng, thúc đẩy khơi thông nguồn lực xã hội, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp Việt Nam đầu tư phát triển các khu đô thị. Việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai ở đô thị đã từng bước đi vào nề nếp.
Đoàn giám sát nhận định, trong giai đoạn từ khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018, việc ban hành chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai ở đô thị của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều chuyển biến tích cực. Hệ thống chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai ở đô thị được ban hành khá đầy đủ, cụ thể hóa kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, tinh thần Hiến pháp 2013, bám sát thực tiễn phát triển của đất nước, các thông lệ quốc tế, hình thành cơ sở pháp lý quan trọng, thúc đẩy khơi thông nguồn lực xã hội, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp Việt Nam đầu tư phát triển các khu đô thị. Việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và tổ chức thực hiện quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai ở đô thị đã từng bước đi vào nề nếp. Đặc biệt, chính sách tài chính về đất đai đã đóng góp nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước. |
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Phó Trưởng Đoàn Thường trực Đoàn giám sát Vũ Hồng Thanh cho rằng, kết quả này thể hiện sự nỗ lực, cố gắng của Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương trong công tác ban hành và thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị. Việc quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất đai đã góp phần định hình cho sự phát triển các đô thị.
Bên cạnh đó, công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư đã được các địa phương thực hiện khá tốt. Chính sách tài chính về đất đai đã đóng góp nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước. Các đô thị phát triển nhanh, mạnh mẽ; diện mạo đô thị thay đổi tích cực rõ rệt, ngày càng hiện đại, hình thành một không gian sống tốt hơn cho người dân; cơ sở hạ tầng cơ bản được đảm bảo, góp phần thúc đẩy accs hoạt động kinh tế-xã hội phát triển sôi động.
Song vẫn còn nhiều bất cập
Tuy nhiên, theo báo cáo Giám sát hoạt động giám sát cũng cho thấy, hệ thống pháp luật hiện vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần được khắc phục. Một số quy định còn chồng chéo, chưa thống nhất, đồng bộ; có nội dung chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn; công tác quản lý đất đai tại đô thị còn biểu hiện buông lỏng; việc điều chỉnh quy hoạch tùy tiện cũng gây nên một số hệ lụy cho môi trường sống như đô thị quá tải hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, ùn tắc giao thông, diện tích cây xanh, công viên giảm…
Số lượng đô thị phát triển nhanh nhưng phân bổ chưa đồng đều, trong khi chất lượng đô thị giữa các địa phương, vùng, miền và trong từng đô thị cũng còn chênh lệch nhau. Việc ban hành Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc chung của các tỉnh, thành phố còn chậm, làm ảnh hưởng đến công tác quản lý quy hoạch trên địa bàn (hiện mới có 26% đô thị trên cả nước đã ban hành quy chế).
Trong khi đó, quy hoạch được điều chỉnh thường có xu hướng tăng số tầng, tăng diện tích sàn, chia nhỏ diện tích căn hộ, tăng mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất; giảm diện tích đất cây xanh công cộng, đất công trình hạ tầng kỹ thuật, hoặc bổ sung chức năng nhà ở vào các lô đất thương mại, văn phòng, làm gia tăng chênh lệch địa tô, tăng mật độ xây dựng, quy mô dân số, nhất là ở các tỉnh, thành phố lớn.
Để tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị, đoàn giám sát đề nghị Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung các luật liên quan. Trong trường hợp chưa sửa kịp thời Luật Đất đai và pháp luật liên quan thì cần ban hành Nghị quyết thí điểm xử lý một số vấn đề cấp bách phát sinh trong quản lý, sử dụng đất đai; và giao Chính phủ khẩn trương chuẩn bị dự thảo nghị quyết trình Quốc hội Khóa XIV tại kỳ họp thứ 8.
Về phía Chính phủ, cần khẩn trương tổng kết, đánh giá và báo cáo Quốc hội để sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan đến quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai. Đồng thời, đẩy nhanh việc ban hành nghị định hướng dẫn thi hành Luật Quy hoạch năm 2017; nghị định về việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án xây dựng - chuyển giao (BT); bảo đảm kinh phí cho công tác lập, thẩm định, phê duyệt, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị. Đặc biệt, phải có các biện pháp sử dụng tài nguyên đất đai hiệu quả, tránh tình trạng ôm đất, quy hoạch đất rồi bị bỏ hoang gây lãng phí như thời gian qua…
H.P
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia
Vinatex: Phát triển sản xuất kinh doanh, quan tâm chăm lo người lao động
“Chuyến xe Công đoàn - Xuân Ất Tỵ 2025” đến với công nhân lao động khó khăn
UDIC đoạt Danh hiệu TOP 20 Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024
Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ
Chủ tịch Quốc hội: Kết hợp hài hòa giữa quản lý hiệu quả với kiến tạo phát triển
Nhà hát Múa rối Thăng Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba
Tin khác
TP.HCM: Yêu cầu thực hiện nghiêm Nghị quyết số 18-NQ/TW
Sự kiện 25/12/2024 10:39
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp năm 2025 là 1,44%
Sự kiện 25/12/2024 10:35
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Còn nhiều vi phạm về trật tự xây dựng tại khu vực bãi sông
Sự kiện 19/12/2024 16:30
Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Sự kiện 19/12/2024 15:20
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng mắc cho dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
Sự kiện 18/12/2024 13:20
Triển khai công tác Tư pháp năm 2025: Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước
Sự kiện 17/12/2024 13:45
Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân
Sự kiện 17/12/2024 11:50