Luân chuyển cán bộ thử bản lĩnh, tránh "ảo tưởng quyền lực"

(LĐTĐ) LTS: Trong các hội nghị về công tác cán bộ; cuộc họp của Ban phòng chống tham nhũng, tiêu cực Trung ương và các cuộc tiếp xúc cử tri trước, sau mỗi kỳ họp Quốc hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn nhấn mạnh đến việc chống chạy chức, chạy quyền; chống tình trạng “cua cậy càng, cá cậy vây”, "ảo tưởng quyền lực" để ám thị không ít cán bộ cậy thế, cậy quyền; đặc biệt gây bè, gây cánh vì cán bộ đó là người địa phương. Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ; thấm nhuần tư tưởng của các bậc tiền nhân như Lê Thánh Tông và sau này được vua Minh Mạng đúc kết thành Luật Hồi tỵ, trong công tác cán bộ Đảng ta và Đảng bộ thành phố Hà Nội đã tiến hành luân chuyển cán bộ quản lý, tiến tới mô hình Bí thư, Chủ tịch quận, huyện không phải là người địa phương. Đồng thời, việc luân chuyển cũng nhằm thử thách bản lĩnh, năng lực của cán bộ thuộc Thành ủy quản lý.
Hà Nội: Luân chuyển cán bộ chủ chốt của Sở Nội vụ và huyện Chương Mỹ Hà Nội: Đến 2025, bí thư cấp ủy cấp huyện không là người địa phương Hà Nội: Luân chuyển cán bộ chủ chốt giữa huyện Thường Tín và Thanh tra Thành phố

Bài 1: Từ tầm nhìn chiến lược của Trung ương

Trong công tác xây dựng Đảng những nhiệm kỳ qua cho thấy, việc lựa chọn, đào tạo và luân chuyển cán bộ luôn được xem trọng và thực hiện nghiêm. Song vì nhiều lý do khác nhau nên có lúc, có nơi vẫn để “lọt” số ít nhân sự có biểu hiện suy thoái về lối sống, đạo đức, tham nhũng, tiêu cực vào bộ máy. Điều này không chỉ làm suy giảm niềm tin của người dân đối với công tác cán bộ của Đảng, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Thực tế này cho thấy, cần phải có sự sàng lọc với những “hạt giống đỏ” và công tác luân chuyển, điều động chính là một trong những khâu quan trọng giúp tìm ra những viên ngọc quý.

Nhìn từ chiều dài lịch sử

Luân chuyển cán bộ là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác tổ chức cán bộ của Đảng. Mục tiêu của luân chuyển cán bộ là nhằm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công tác luân chuyển cán bộ nếu thực hiện đúng bài bản, công tâm và khách quan sẽ trực tiếp là “liều thuốc” tốt làm nên cán bộ có bản lĩnh. Hơn hết, thông qua thực tiễn của luân chuyển sẽ làm cho cán bộ “hiểu thấu” tình hình, thấy được những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã phù hợp với thực tế hay chưa, cần bổ sung, uốn nắn khâu nào, việc gì. Việc này cũng sẽ góp phần khắc phục tình trạng cán bộ thiếu và yếu kinh nghiệm thực tiễn.

Luân chuyển cán bộ thử bản lĩnh, tránh
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri Hà Nội trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, một lần nữa đồng chí Tổng Bí thư nhấn mạnh đến công tác cán bộ nhằm lại chống tình trạng “cua cậy càng, cá cậy vây”

Nhiều lợi ích song không phải khi nào luân chuyển cán bộ cũng đúng và trúng. Thực tế, những câu chuyện luân chuyển cán bộ kiểu “tráng men”; bổ nhiệm cán bộ thần tốc, siêu thần tốc; chọn người nhà không chọn người tài; bổ nhiệm thiếu trong sáng… chính là “con sâu làm rầu nồi canh” khiến quần chúng nhân dân có cái nhìn chưa chuẩn mực và chưa thấu đáo về công tác cán bộ, trong đó đặc biệt là khâu đoạn luân chuyển.

Đó là hiện tượng đưa những cán bộ bị vi phạm kỷ luật từ cơ sở điều động về trung ương (và ngược lại), hoặc từ địa phương này sang địa phương khác… Trong quá trình công tác trước đó, họ từng bộc lộ năng lực hạn chế, uy tín đã giảm sút, thậm chí từng gây mất đoàn kết nội bộ ở đơn vị cũ, không còn triển vọng phát triển tiếp… khi luân chuyển lên vị trí cao hơn, tốt hơn hoặc vị trí an toàn mà không bị xử lý sẽ tạo dư luận xấu trong nhân dân.

Hoặc, bài học xương máu của việc luân chuyển cán bộ theo “đường tiểu ngạch” kiểu như Trịnh Xuân Thanh cũng là một biến tướng cần lưu tâm. Bởi, chỉ trong hơn 2 năm Trịnh Xuân Thanh được “nhảy” qua đến 4 chức dưới thời ông Vũ Huy Hoàng khi đó đang giữ cương vị Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương… luân chuyển như vậy có thể nói là sai lầm và không tuân thủ các quy định trong Đảng. Thế nhưng, ở góc nhìn rộng hơn, những khuyết điểm không chỉ của đối tượng được luân chuyển, đào tạo, đề bạt mà cả những người làm công tác tham mưu về cán bộ cho Đảng cũng phải chịu trách nhiệm. Đây là “lỗ hổng” mà trong thời gian tới cần phải sớm được khắc phục.

Thực tế, chủ trương luân chuyển cán bộ của Đảng và Nhà nước cũng là một cách áp dụng “Luật Hồi tỵ” trong tình hình mới. Theo tra cứu từ điển Hán - Việt của Đào Duy Anh thì “Hồi tỵ” có nghĩa là tránh đi. Nói nôm na thì đó là tránh bố trí, sử dụng người đứng đầu một địa phương hoặc một tổ chức Nhà nước là người có mối quan hệ ruột thịt với những người đang ở nơi đó.

Trong suốt chiều dài lịch sử đất nước có thể thấy Hồi tỵ đã được áp dụng từ rất sớm. Cụ thể, Lê Thánh Tông là vị vua đầu tiên ban hành và đồng thời là người đầu tiên hiện thực hóa chính sách này. Kế thừa tư tưởng của Lê Thánh Tông, năm 1831, vua Minh Mạng nhà Nguyễn đã cho ban hành Luật Hồi tỵ và luật này sau đó được bổ sung vào năm 1836. So với những quy định về dưới triều Lê thì Luật Hồi tỵ của triều Nguyễn đã mở rộng phạm vi, đối tượng áp dụng và bổ sung những quy định mới là: Quan lại không được tậu đất, vườn, ruộng, nhà tại nơi cai quản.

Luân chuyển cán bộ thử bản lĩnh, tránh

Ngoài ra, căn cứ vào các tư liệu lịch sử còn lưu truyền đến ngày nay cho thấy, đối tượng phải áp dụng và thực hiện Hồi tỵ thời Lê sơ và thời Nguyễn là các vị quan đứng đầu bộ máy chính quyền dân sự và quân sự địa phương, tương đương với 3 cấp hành chính của nước ta hiện nay. Hồi tỵ trong lịch sử và luân chuyển cán bộ trong hiện tại đều có điểm chung cao nhất là nhằm ngăn chặn, hạn chế nạn tham nhũng, quan liêu, cát cứ, chạy theo lợi ích cục bộ.

Đi thực, làm thực – Quan điểm xuyên suốt của Đảng

Kỳ thực nhìn từ các chủ trương luân chuyển cán bộ của Đảng thì đã có từ rất sớm. Chẳng hạn, ngay trong Hội nghị lần thứ 3 khóa VIII ngày 18/6/1997 “Về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh” đã có một nội dung nói về luân chuyển cán bộ. Hội nghị này đã đề cập đến nội dung tạo điều kiện cho cán bộ trẻ có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch được rèn luyện trong thực tiễn, khắc phục tình trạng khép kín, cục bộ.

Nội dung về công tác luân chuyển cán bộ tiếp tục được Đảng bổ sung tại Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 25/1/2002, của Bộ Chính trị, “Về luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý”, trong đó có nội dung “thực hiện chủ trương bố trí một số chức danh cán bộ lãnh đạo và quản lý cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương”; Thêm nữa, tại Kết luận số 24-KL/TW ngày 5/6/2012 của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo”… cũng là tài liệu quan trọng đề cập đến công tác luân chuyển cán bộ.

Gần đây, để bổ sung các quan điểm trước đó, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 98-QĐ/TW về luân chuyển cán bộ. Đây là quy định đầu tiên của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ, cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) về "Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” và Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị (khóa IX) về việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý.

Đặc biệt, lần đầu tiên, Bộ Chính trị quy định nêu rõ: “chỉ luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý (…) không điều động về Trung ương, về địa phương hoặc sang địa phương khác những cán bộ bị kỷ luật, năng lực yếu, uy tín giảm sút, không có triển vọng phát triển”.

Tiếp đó, Bộ Chính trị lại ký Quy định số 65-QĐ/TW ngày 28/4/2022 về luân chuyển cán bộ. Quy định nêu rõ, công tác luân chuyển cán bộ là một nội dung trong công tác cán bộ đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là các cấp ủy, tổ chức đảng; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, nêu cao trách nhiệm của tập thể lãnh đạo và người đứng đầu. Đáng chú ý, việc luân chuyển cán bộ tiếp tục được bổ sung thêm nhiều điểm mới, trong đó có điểm nhấn là không tăng thêm chức danh để luân chuyển cán bộ.

Nhiều chuyên gia về xây dựng Đảng và người dân có chung nhận định, chưa bao giờ công tác cán bộ được Đảng coi trọng và thực hiện một cách bài bản trong tất cả các khâu như hiện nay. Các văn bản quy định liên quan đến công tác này cũng từng bước được xem xét kỹ lưỡng và chặt chẽ hơn, qua đó từng bước lấp đi những “lỗ hổng”, ngăn chặn được việc lèo lái, lách luật.

Nhận định về công tác cán bộ, đặc biệt là khâu luân chuyển được thực hiện thời gian gần đây, Nhà báo Nguyễn Văn Bắc, nguyên Trưởng ban Xây dựng Đảng, Báo Nhân Dân nhận xét: Công tác luân chuyển cán bộ nhằm rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tạo điều kiện để cán bộ phát triển toàn diện về năng lực lãnh đạo, quản lý, đáp ứng yêu cầu cán bộ trước mắt và lâu dài của toàn hệ thống chính trị. Qua đó, tạo ra được một đội ngũ cán bộ có năng lực, giàu kinh nghiệm thực tế. Một trong những hướng đi đúng, phù hợp với thực tiễn đó là luân chuyển cán bộ gắn với bố trí người đứng đầu không là người địa phương được xem là khâu đột phá.

Rõ ràng, nhìn xuyên suốt từ chiều dài lịch sử đến hiện tại Đảng đều xác định rõ tầm quan trọng với công tác cán bộ. Bởi một trái cây chín ép sẽ không bao giờ cho vị ngọt. Để không còn tình trạng luân chuyển cán bộ theo kiểu “lướt ván”, “tráng men”, các quy định, quy trình về công tác cán bộ đã từng bước được hoàn thiện. Dù vậy, ở sâu trong dư luận vẫn ấp ủ mong muốn rằng vai trò người đứng đầu trong bố trí, sắp xếp, luân chuyển cán bộ phải được xem xét trách nhiệm cao hơn. Nói nôm na, ai bố trí, luân chuyển cán bộ không đảm bảo thì phải chịu xử lý trách nhiệm chứ không thể vô can. Nếu làm được như vậy, chúng ta sẽ có được đội ngũ cán bộ tốt, hết lòng vì nước, vì dân.

(Còn nữa)

Đinh Luyện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

Các Công đoàn cơ sở quận Long Biên thiết thực tổ chức hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), nhiều Công đoàn cơ sở trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội đã tổ chức các hoạt động tri ân Thương binh - liệt sĩ, gia đình người có công.
Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Bài 1: Học Bác để xây dựng đội ngũ cán bộ dám nói, dám làm

Vận dụng sáng tạo các chủ trương của Trung ương và Thành ủy Hà Nội, Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ đã triển khai hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Dễ thấy nhất, hiện Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ triển khai việc đăng ký đảm nhận chỉ đạo, giải quyết nhiệm vụ khó khăn, phức tạp thuộc thẩm quyền trách nhiệm được giao của các đồng chí cán bộ chủ chốt. Thông qua hoạt động này, quận Tây Hồ đã xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung.
Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

Hà Nội: Tỏa sáng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”

(LĐTĐ) Là địa phương tập trung đông người có công và thân nhân sinh sống, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, tri ân gia đình chính sách, người có công, động viên người có công vươn lên trong cuộc sống qua đó vun bồi, thắp sáng thêm đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm địa chỉ đỏ của tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), chiều 27/7, đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã tới thăm số nhà 15 Hàng Nón (Hoàn Kiếm, Hà Nội) - nơi diễn ra Đại hội thành lập Công hội đỏ Bắc Kỳ (tiền thân của Tổng LĐLĐ Việt Nam).
Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Hưng Yên: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), tối 26/7, tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tỉnh, Tỉnh đoàn tỉnh Hưng Yên tổ chức Lễ thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và cán bộ Công đoàn tiêu biểu dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh

(LĐTĐ) Sáng 27/7, tại Nhà tưởng niệm cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và đoàn cán bộ Công đoàn tiêu biểu đã dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Linh.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Sáng 27/7, Đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội do đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy làm trưởng đoàn vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương các Anh hùng liệt sĩ tại Tượng đài Bắc Sơn, nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).

Tin khác

Nghị quyết số 18 - Đột phá chính sách đất đai mang dấu ấn đặc biệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nghị quyết số 18 - Đột phá chính sách đất đai mang dấu ấn đặc biệt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Nghị quyết số 18-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khóa XIII ban hành ngày 16/6/2022 về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao” (gọi tắt là Nghị quyết số 18) thực sự là “chìa khóa” đang và sẽ dần khắc phục những bất cập tồn tại trong quản lý đất đai. Trong đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại dấu ấn đặc biệt...
“Đại sứ” du lịch

“Đại sứ” du lịch

(LĐTĐ) Các cụ xưa có câu “đáng đồng tiền bát gạo”. Khi khách hàng, người tiêu dùng bỏ tiền ra mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ thì bên cung cấp phải đáp ứng các tiêu chí về giá thành, chất lượng, an toàn, hành xử văn hóa.
Lương tăng rồi, giá thì sao?

Lương tăng rồi, giá thì sao?

(LĐTĐ) Dù ngân sách Nhà nước còn khó khăn, song để tiến tới hiện thực hóa mục tiêu lương tối thiểu đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu, Chính phủ đã quyết định việc tăng lương theo lộ trình từ ngày 1/7 vừa qua. Người lao động mừng vì lương tăng, song cũng mong muốn Nhà nước có chính sách vĩ mô đủ mạnh để “ghìm cương” giá!
Kỳ vọng bước đột phá để Thủ đô hóa rồng

Kỳ vọng bước đột phá để Thủ đô hóa rồng

(LĐTĐ) Việc Quốc hội thông qua Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi); Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 sẽ tạo hành lang pháp lý để Hà Nội có mọi yếu tố phát triển nhanh, bền vững hơn.
Từ công trình 500kV mạch 3 nghĩ về tiến độ các dự án

Từ công trình 500kV mạch 3 nghĩ về tiến độ các dự án

(LĐTĐ) Trước đây, việc xây dựng dự án đường dây 500kV mạch 1 dài khoảng 1.500km chỉ mất khoảng 2 năm (hoàn thành năm 1994). Nay việc triển khai dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối dự kiến chưa đến 1 năm sẽ hoàn thành. Với các dự án khác, xét về mặt thời gian là vấn đề đáng để nghĩ suy.
Phát triển công nghiệp dược phục vụ nhân dân: Mệnh lệnh cuộc sống!

Phát triển công nghiệp dược phục vụ nhân dân: Mệnh lệnh cuộc sống!

(LĐTĐ) Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, việc xây dựng Luật Dược (sửa đổi), nhằm bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý. Điều này, góp phần giảm gánh nặng tài chính cho người bệnh, đồng thời tiết kiệm ngoại tệ cho Nhà nước.
Tăng lương phải điều chỉnh chính sách thuế

Tăng lương phải điều chỉnh chính sách thuế

(LĐTĐ) Công chức, viên chức rất mừng khi Bộ Nội vụ loan tin từ ngày 1/7 sẽ tăng lương cơ sở lên khoảng 30% (từ mức 1,8 triệu đồng lên mức 2,34 triệu đồng/tháng). Tuy nhiên, để việc tăng lương tiến tới hiện thực hóa được mục tiêu “lương tối thiểu phải đáp ứng được các nhu cầu sống tối thiểu” đi kèm đó phải có những điều chỉnh về mặt “kỹ thuật” liên quan đến chính sách thuế.
Xứng đáng báo chí cách mạng

Xứng đáng báo chí cách mạng

(LĐTĐ) Ngày 21/6, giới báo chí cả nước long trọng kỷ niệm 99 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024).
Học Bác cho bút sắc, lòng trong

Học Bác cho bút sắc, lòng trong

(LĐTĐ) Tại thời khắc đặc biệt kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), những người làm báo Việt Nam thành kính tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới và cũng là Người đặt nền móng cho sự nghiệp vẻ vang báo chí nước nhà.
Tư duy mới, đột phá mới

Tư duy mới, đột phá mới

(LĐTĐ) Điều không thể phủ nhận, nếu ai đi xa đất nước hoặc Thủ đô Hà Nội, giờ có dịp quay về đều không khỏi ngỡ ngàng vì sự “thay da đổi thịt ”, tất cả đều có chung nhận định: Thay đổi khó tin. Nhưng bên cạnh niềm vui thì vẫn còn đó những trăn trở.
Xem thêm
Phiên bản di động