Làn đường riêng cho xe đạp ở Hà Nội: Từ ý tưởng đến thực tiễn cần có lộ trình
Hướng đến mục tiêu giao thông xanh Hà Nội nằm trong 6 điểm đến du lịch bằng xe đạp lý tưởng nhất thế giới |
Thiếu những điều kiện để phát triển
Giao thông xanh có thể hiểu là các phương tiện giao thông hạn chế thải khí CO2 và các loại khí thải độc hại khác ra môi trường. Việc sử dụng xe đạp, xe máy, ô tô điện, xe sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió… chính là góp phần “xanh hóa” giao thông. Hà Nội cũng đang trên hành trình hướng tới giao thông xanh. Dễ thấy, Hà Nội đã xem việc phát triển loại hình xe buýt thân thiện với môi trường là một trong những giải pháp quan trọng hướng tới giao thông xanh.
Xe đạp vẫn là phương tiện giao thông yếu thế. Bởi vậy, để có làn đường dành riêng cho phương tiện này thì cân nghiên cứu, khảo sát và thí điểm kỹ lưỡng. Ảnh: Đinh Luyện |
Đặc biệt, vấn đề này đã xác định rõ tại Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND ngày 4/7/2017 và Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017 - 2020 tầm nhìn đến năm 2030”. Theo đó, việc đưa vào vận hành các tuyến xe buýt điện được xem là giải pháp mới mang tính đột phá, góp phần từng bước tiến gần mục tiêu đến năm 2030 đạt 20% số lượng xe buýt trên địa bàn Hà Nội sử dụng nhiên liệu CNG, động cơ điện.
Đó là với các loại hình vận tải hành khách công cộng có sức chứa lớn, với các phương tiện cá nhân nhưng “xanh” với môi trường cũng được Hà Nội chú trọng. Mới đây (ngày 9/9), tại buổi họp báo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về tình hình kinh tế - xã hội tháng 8/2022, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Trần Hữu Bảo thông tin, trong kế hoạch chống ùn tắc giai đoạn 2022 - 2025 của Thành phố có đề cập vấn đề sẽ có làn đường dành riêng cho xe đạp. Với nội dung này, Sở đang phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu để đề xuất, triển khai.
Ngay khi thông tin này được Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đưa ra, đã nhanh chóng nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Nhiều ý kiến cho rằng, phát triển xe đạp công cộng mang đến nhiều lợi thế. Cụ thể, xe đạp sẽ góp phần giảm ùn tắc giao thông vì đây là loại phương tiện gọn gàng; giảm thiểu tai nạn giao thông, đặc biệt là các tai nạn gây hậu quả nghiêm trọng; nâng cao sức khoẻ cho người dân… Hơn hết, sử dụng xe đạp sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là tại các thành phố đông dân, việc sử dụng xe đạp tương đối phổ biến.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng cho rằng, với thực trạng giao thông của Hà Nội, đặc biệt là hạ tầng phát triển ì ạch, khi làn đường dành riêng cho xe buýt còn chưa thể thiết lập thì làm làn đường riêng cho xe đạp sẽ khó có thể khả thi. Thực tế, hạ tầng giao thông của Hà Nội đang trong cảnh quá tải. Người dân vẫn đang sử dụng phương tiện di chuyển chủ đạo là xe máy và ô tô; trong khi đó phương tiện vận tải công cộng mới đáp ứng một phần rất ít nhu cầu đi lại. Hệ lụy trên khiến giao thông tĩnh gặp khó khăn, nhiều khu vực nội thành phải “tận dụng” vỉa hè, lòng đường để bố trí thành điểm đỗ xe. Xe đạp vì thế cũng không có không gian để hoạt động, trở thành phương tiện tham gia giao thông yếu thế.
Nhìn rộng ra, Hà Nội hiện cũng đang thiếu những điều kiện để phát triển xe đạp. Hiện quy hoạch hạ tầng giao thông hiện nay cũng chưa quan tâm đến vấn đề an toàn khi tham gia giao thông của xe đạp. Không khó để thấy, Hà Nội đã xây dựng được nhiều cây cầu mới, hiện đại bắc qua sông Hồng, góp phần cải thiện hệ thống giao thông, giúp người dân đi lại thuận tiện và giảm tải cho những cây cầu cũ. Tuy nhiên, những cây cầu mới như Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Nhật Tân… lại có điểm chung là cấm phương tiện thô sơ và bộ hành tham gia lưu thông.
Cần nghiên cứu kỹ
Phát triển đô thị xanh, giao thông xanh là định hướng mang tính chiến lược và Hà Nội cũng đang nỗ lực triển khai thực hiện. Tại cuộc tọa đàm “Giải pháp cho giao thông bền vững ở Việt Nam giai đoạn 2020-2030” do báo Kinh tế và Đô thị tổ chức, ông Nguyễn Tuyển - Trưởng phòng Quản lý vận tải (Sở Giao thông Vận tải Hà Nội) cho biết, Hà Nội đã có kế hoạch phát triển phương tiện công cộng đến năm 2030. Theo kế hoạch, Hà Nội đã có sự phân chia lượng hành khách nhất định như xe buýt đảm nhận 25%, tàu điện đảm nhận 3 - 4%... Đáng chú ý, Hà Nội hiện đã có hơn 2.000 xe buýt, trong đó số lượng phương tiện sử dụng năng lượng sạch đạt trên 10%.
“Hà Nội có định hướng phát triển phương tiện sử dụng năng lượng sạch, hiện nay đã có 8 tuyến xe buýt chạy bằng năng lượng điện. Chúng tôi sẽ tiếp tục tham mưu với Thành phố thay thế những tuyến xe buýt trong nội đô trở thành những chiếc xe năng lượng sạch. Đồng thời, tiếp tục phát triển những phương tiện với sức chứa nhỏ hơn như xe đạp công cộng, xe điện cỡ nhỏ để tăng cường kết nối mạng lưới phương tiện công cộng. Hà Nội đang có đơn vị đề xuất thí điểm thực hiện xe đạp công cộng, chúng tôi đang hướng dẫn đơn vị thực hiện, nghiên cứu sao cho phù hợp với Hà Nội”, ông Nguyễn Tuyển thông tin.
Dẫn như vậy để thấy, Hà Nội đã và đang có những định hướng rõ nét xung quanh việc phát triển giao thông xanh. Ở câu chuyện nghiên cứu làn đường dành riêng cho xe đạp, trao đổi với Lao động Thủ đô, ông Bùi Danh Liên - Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng, đề xuất này là hợp lý, đáp ứng nhu cầu di chuyển, đảm bảo an toàn cho một bộ phận người dân khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, để đề xuất đi vào thực tế vẫn cần những nghiên cứu, khảo sát, đánh giá đồng bộ.
Nói cách khác, trên thực tế, việc phân làn, tách dòng từng loại phương tiện, trong đó có xe đạp, là điều cần thiết để khắc phục hạn chế của giao thông đô thị. Tuy nhiên, thực hiện như thế nào cần xuất phát từ thực tế việc phân làn các phương tiện khác đã triển khai trước đó. “Để có làn riêng cho xe đạp rất khó. Tôi cho rằng phải nghiên cứu và thí điểm ở 1 đoạn đường phù hợp trước khi đưa vào thực tế. Chẳng hạn, có thể tổ chức phân làn cho xe đạp ở các đường mới làm, khu vực thưa dân cư như Gia Lâm. Thí điểm ở đây để người dân thay đổi thói quen đi lại, đồng thời thấy được lợi ích của việc sử dụng loại hình này. Chúng ta phải nghiên cứu kỹ và có lộ trình phù hợp, không thể nóng vội” - ông Bùi Danh Liên chia sẻ.
Ở góc nhìn tổng thể, ông Nghiêm Quốc Thắng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng Hà Nội cho rằng, Hà Nội đang đối mặt với tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng. Ý tưởng đề xuất của Hà Nội là hay, song cần phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng và một lộ trình thích hợp. Trước mắt, Hà Nội phải triển khai đồng bộ các giải pháp giảm phương tiện giao thông cá nhân. Giảm bằng cách tăng cường vận tải hành khách công cộng và dành đường riêng cho xe buýt. Chỉ khi xe buýt đi nhanh, thể hiện được ưu điểm trước các loại hình phương tiện khác thì mới có thể thu hút người dân. Mới từng bước hướng đến giao thông xanh.
Rõ ràng, với đặc điểm hạ tầng giao thông của Hà Nội như hiện nay, việc khuyến khích dùng xe đạp để giảm phương tiện cá nhân, bảo vệ môi trường hiện còn gặp nhiều rào cản. Do vậy, để phát triển loại hình xe đạp, để từng bước “xanh hóa” giao thông thì cần thay đổi thói quen cũ của người tham gia giao thông, hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân; đồng thời tăng cường hơn nữa việc xây dựng hạ tầng giao thông dành riêng cho không gian đi lại của xe đạp. Phải cho người dân thấy được những ưu việt khi sử dụng xe đạp làm phương tiện di chuyển bằng cách tăng tính kết nối của loại hình này qua các điểm cho thuê xe, điểm trông giữ; kết nối xe đạp với xe buýt, đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia… tạo nên một hệ thống giao thông công cộng đồng bộ. /.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Tin khác
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Giao thông 22/12/2024 18:11
Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025
Giao thông 20/12/2024 13:50
Triển khai mô hình "Bến khách an toàn giao thông"
Giao thông 19/12/2024 17:29
Quy hoạch luồng tuyến vận tải hành khách tại Hà Nội: Hiệu quả song vẫn cần kiểm tra giám sát
Giao thông 19/12/2024 11:33
Chủ trương cấm xe 29 chỗ vào thành phố Nha Trang giờ cao điểm làm "nóng" hội nghị đối thoại với doanh nghiệp
Giao thông 18/12/2024 18:08
TP.HCM: Bố trí 150 xe buýt điện tại 17 tuyến kết nối với các nhà ga trên tuyến metro số 1
Giao thông 18/12/2024 16:00
Tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo sẽ khởi công năm 2025
Giao thông 17/12/2024 16:35
Chỉnh trang nhiều tuyến phố: Vừa thi công vừa đảm bảo giao thông thông suốt
Giao thông 17/12/2024 13:43
Hà Nội cam kết sẽ hoàn thành nhiều dự án giao thông trọng điểm trong năm 2025
Giao thông 17/12/2024 13:42