Hướng đến mục tiêu giao thông xanh
Nỗ lực phát triển giao thông xanh, thông minh Hà Nội nỗ lực phát triển "giao thông xanh" từ giải pháp xe đạp công cộng |
Thay đổi thói quen đi lại của người dân
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, ngày càng có nhiều người dân sở hữu các phương tiện cá nhân như xe ô tô, xe máy. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều lượng khí độc hại được thải ra từ hệ thống phương tiện này, gây ra tình trạng ô nhiễm khói bụi tại các đô thị, tác động xấu đến sức khỏe người dân và làm biến đổi khí hậu nước ta.
Trước những tác động tiêu cực của phương tiện cơ giới đối với môi trường, các cơ quan quản lý Nhà nước, ngành Giao thông vận tải đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp nhằm thay đổi thói quen của người tham gia giao thông, hướng đến việc sử dụng các phương tiện thân thiện với môi trường nhằm xây dựng một môi trường giao thông xanh, sạch và bền vững.
Việc áp dụng mô hình cho thuê xe đạp công cộng sẽ góp phần hỗ trợ vận tải đô thị, giảm ùn tắc, hạn chế ô nhiễm môi trường. Ảnh: Tuấn Dũng |
Mới đây, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội đã thông qua danh sách gần 200 điểm trạm cho thuê xe đạp công cộng trong khuôn khổ dự án thí điểm 2.000 xe đạp đô thị tại 7 quận.
Theo đó, xe đạp công cộng được sử dụng phục vụ người dân tại 5 quận trung tâm bao gồm: Ba Đình, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Đống Đa, Thanh Xuân và các điểm cạnh lối lên, xuống của tuyến tàu điện đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, trụ sở liên cơ quan.
Thời gian dự kiến thực hiện từ năm 2022-2023. Trong đó, dự án xe đạp đô thị sẽ triển khai theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 sẽ đầu tư 1.000 xe đạp, trong đó có 500 xe đạp truyền thống và 500 xe đạp điện. Số xe này sẽ được bố trí ở 70 đến 80 vị trí. Giai đoạn 2, dự kiến từ năm 2023-2024, mở rộng vùng phục vụ ra các quận trung tâm và vùng lân cận trung tâm; quy mô đầu tư khoảng 3.000 xe đạp, bố trí tại 350 địa điểm.
Theo tính toán, tổng chi phí của dự án là khoảng 26 tỷ đồng, nhà đầu tư tự bỏ vốn và khai thác. Dự án dự kiến thực hiện thí điểm trong vòng 18 tháng, mức phí được đưa ra để người dân có thể sử dụng xe đạp điện là khoảng 20.000 đồng/giờ hoặc 200.000 đồng/ngày. Để hỗ trợ dự án, nhà đầu tư đề xuất Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố hỗ trợ một số địa điểm đặt trạm sạc tại nơi đặt xe phục vụ người dân.
Được biết, đơn vị được lựa chọn để phối hợp với Sở GTVT Hà Nội xây dựng dự án là Công ty cổ phần Tập đoàn Trí Nam. Đây cũng là đơn vị đang triển khai xe đạp công cộng tại thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2021.
Vui mừng khi kế hoạch triển khai dự án xe đạp đô thị tại thành phố Hà Nội sắp tiến hành, anh Nguyễn Văn Hưng (quận Đống Đa, Hà Nội) cho rằng, dự án sẽ đem đến cho người dân Hà Nội một phương tiện hiện đại, thuận tiện, thân thiện môi trường. Đồng thời, thuận viện cho việc di chuyển kết nối giữa vận tải hành khách công cộng như tàu điện, xe buýt, giữa các khu đô thị, trụ sở văn phòng...
“Tôi nghĩ rằng, việc triển khai bổ sung loại hình xe đạp, xe đạp điện đô thị ít ảnh hưởng đến lưu lượng giao thông trên đường giao thông công cộng, không làm quá tải do có tính chất về vận hành, số lượng người sử dụng tương tự như xe gắn máy. Tính hiệu quả kết nối sẽ là cơ sở để người dân chuyển đổi từ phương thức cá nhân sang loại hình vận tải hành khách công cộng, góp phần cải thiện sức khỏe cộng đồng”, anh Hưng bày tỏ.
Còn bạn Nguyễn Vi An (sinh viên Đại học Hà Nội) thì cho rằng dự án xe đạp đô thị được triển khai sẽ góp phần quan trọng trong việc hướng đến mục tiêu giao thông xanh.
“Nhà em ở quận Đống Đa, hàng ngày em đều đi xe máy từ nhà đến trường. Em rất muốn đi tàu điện trên cao để đi học nhưng từ nhà ra đến ga tàu điện lại khá xa, không đi bộ được. Do vậy, sắp tới, khi triển khai dự án xe đạp công cộng, phục vụ người dân một số quận, trong đó có quận Đống Đa, em chắc chắn sẽ tham gia và ủng hộ nhiệt tình”, Nguyễn Vi An chia sẻ.
Phải tạo được môi trường an toàn
Trên thực tế, xu hướng phát triển đô thị bền vững trên thế giới đang đề cao vai trò của xe đạp - loại phương tiện xanh, sạch, thân thiện môi trường, hỗ trợ dịch vụ vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn. Được biết, nhiều thành phố như Copenhagen (Đan Mạch), Amsterdam (Hà Lan), Berlin (Đức), Strasbourg (Pháp), Bắc Kinh (Trung Quốc)… đã định hình lại cơ sở hạ tầng đô thị theo cách khuyến khích xe đạp như xây cầu, làn đường dành riêng cho xe đạp hay có bãi đậu xe cố định cho loại hình này.
Chính điều này đã thu hút rất đông người dân sử dụng phương tiện xe đạp, điển hình tại Copenhagen có khoảng 62% số công dân sử dụng xe đạp để đi làm hoặc đi học.
Nhiều chuyên gia cho rằng, xe đạp công cộng có lợi thế rất lớn. Người dân có thể thuê, không cần lo lắng về nơi gửi, sửa chữa, bảo dưỡng… phù hợp với những quãng đường ngắn một vài cây số và phương tiện này sẽ là lựa chọn hàng đầu của dân công sở, học sinh, sinh viên, khách du lịch. Quan trọng hơn nữa, xe đạp là loại hình phương tiện xanh, không gây ô nhiễm môi trường, khi lưu thông ít có khả năng gây áp lực cho giao thông đô thị nói chung. |
Theo các chuyên gia, không chỉ ở nhiều nước trên thế giới mà tại các đô thị của Việt Nam cũng có rất nhiều tiềm năng. Nhất là khi các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội đã và đang hình thành tuyến đường sắt đô thị, rất cần loại hình kết nối như xe đạp phát triển song hành. Phát triển hệ thống vận tải công cộng bằng xe đạp đô thị đến thời điểm này là cần thiết đối với Hà Nội.
Bà Bùi Thị An - nguyên Đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Viện Tài nguyên Môi trường và Phát triển cộng đồng cho rằng, để phát triển được xe đạp công cộng, trước hết và quan trọng nhất là phải tạo được môi trường an toàn, an ninh từ đó mới thu hút đông đảo người dân, du khách sử dụng xe đạp công cộng. Cần tạo ra những làn đường dành riêng, vị trí giao cắt cần được thiết kế để hỗ trợ phương tiện xe đạp lưu thông được hiệu quả, hợp lý.
Bên cạnh đó, để triển khai bài bản, bền vững, đòi hỏi chính quyền đô thị phải xác định được tầm nhìn, mục tiêu phát triển. Từ đó chuẩn bị điều kiện về hạ tầng, về chính sách ưu tiên sử dụng đường riêng, chính sách đảm bảo an toàn, an ninh cho người sử dụng…
Thành phố Hà Nội cũng cần có chính sách xây dựng hệ thống hạ tầng mang tính chất định hướng cho phát triển xe đạp tại khu vực trung tâm đô thị rồi phát triển rộng dần. Nếu không có những vỉa hè đủ lớn hay tuyến đường có mặt cắt ngang rộng để bố trí làn đường cho xe đạp thì khi tham gia trong dòng hỗn hợp, phương tiện xe đạp cần có chính sách ưu tiên bằng hệ thống biển báo, chỉ hướng, vạch chỉ đường.../.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ
Môi trường 20/12/2024 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C
Môi trường 19/12/2024 06:19
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng
Môi trường 18/12/2024 06:55
Để Thủ đô xanh bền vững
Môi trường 17/12/2024 08:08
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng
Môi trường 17/12/2024 06:25
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét
Môi trường 16/12/2024 06:34
TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch
Môi trường 15/12/2024 18:17
Điểm sáng mô hình "Công viên hóa nghĩa trang"
Môi trường 15/12/2024 16:38