Về vụ cán bộ tự ý đi nước ngoài nhiều lần không xin phép:

Kỷ luật bằng hình thức khiển trách, có thỏa đáng?

(LĐTĐ) Thời gian qua, câu chuyện nữ cán bộ (Thanh tra viên chính) của Thanh tra Chính phủ tự ý đi nước ngoài lên đến 27 lần không xin phép cơ quan chủ quản vẫn còn chưa hết xôn xao. Thì cũng chính mới đây, việc nữ cán bộ này chỉ phải nhận hình thức kỷ luật khiển trách khiến dư luận cho rằng, hình thức kỷ luật đó là quá nhẹ đối với việc tái phạm nhiều lần, xảy ra trong nhiều năm liên tiếp.
Kỷ luật nữ y tá vòi tiền người nhà bệnh nhân Covid-19 Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu kỷ luật nghiêm khắc Giám đốc Hacinco Cơ quan chức năng và Trường Đại học Lâm nghiệp cần làm rõ phản ánh của người lao động về hình thức kỷ luật

Như đã thông tin, ngày 14/4/2021, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Thanh tra Chính phủ đã có văn bản số 07/TB-UBKT thông báo kết luận về kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm đối với đảng viên Lê Hồng Sâm, Thanh tra viên chính Vụ Thanh tra, Chi bộ Vụ Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối kinh tế ngành (Vụ I).

Theo Thông báo này, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Thanh tra Chính phủ đã tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm của đảng viên Lê Hồng Sâm, Thanh tra viên chính Vụ Thanh tra, Chi bộ Vụ I về việc đi nước ngoài không xin phép, không báo cáo lãnh đạo, cấp ủy; vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.

Kỷ luật bằng hình thức khiển trách, có thỏa đáng?
Quyết định kỷ luật bà Lê Hồng Sâm.

Kết quả kiểm tra, xác minh vi phạm xác định: “Từ ngày 1/1/2013 đến ngày 31/12/2018, bà Lê Hồng Sâm có 27 lần (tổng số 69 ngày, trong đó có 45 ngày làm việc và 24 ngày nghỉ) đi nước ngoài nhưng không báo cáo lãnh đạo, cấp ủy và không có quyết định của Thanh tra Chính phủ. Đồng chí Sâm đã vi phạm khoản 2 Điều 2 Quy định số 228-QĐ/TW của Ban Bí thư Đảng khóa XI về nhiệm vụ của Đảng viên và công tác quản lý đảng viên ở nước ngoài; vi phạm khoản 6 Điều 9 Quy định số 57-QĐ/TW và điểm 1.6 khoản 1 Điều 23 Quy định số 126-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương quy định một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng; vi phạm khoản d Điều 25 Quy định 181-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm”. Đồng thời, “đồng chí Lê Hồng Sâm vi phạm khoản 1 Điều 27 Quy định số 102-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình”.

Thông báo chỉ rõ: “Vi phạm của đồng chí Lê Hồng Sâm làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan Thanh tra Chính phủ, vai trò tiên phong, gương mẫu của người đảng viên”. Với những vi phạm trên, ngày 14/5 vừa qua, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm đã ký Quyết định kỷ luật bà Lê Hồng Sâm, Thanh tra viên chính, Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại tố cáo khối kinh tế ngành bằng hình thức khiển trách. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 14/5/2021.

Việc bà Lê Hồng Sâm chỉ phải nhận hình thức kỷ luật khiển trách khiến không ít người cho rằng hình thức kỷ luật này là quá nhẹ, bởi bản thân bà không chỉ là đảng viên mà còn là công chức Nhà nước, hơn ai hết phải "tiên phong" trong vấn đề nêu gương!

Bày tỏ quan điểm về sự việc trên, ông Vũ Quốc Hùng - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng cho rằng, để kết luận vụ việc của bà Lê Hồng Sâm thì cần phải căn cứ vào hồ sơ cụ thể. Tuy nhiên, qua thông tin phản ánh trên các phương tiện truyền thông về vi phạm của bà Lê Hồng Sâm, cũng như xem xét Quyết định kỷ luật của Thanh tra Chính phủ thì hình thức xử lý như vậy là chưa thỏa đáng.

H.Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Lưu Quang tiếp xúc cử tri thành phố Hải Phòng

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Lưu Quang tiếp xúc cử tri thành phố Hải Phòng

(LĐTĐ) Sáng 30/9, đồng chí Trần Lưu Quang - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương cùng các đại biểu Quốc hội thành phố tiếp xúc cử tri quận Hải An, chuẩn bị Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Cần tính tới các yếu tố đặc thù nghề nghiệp của đoàn viên ngành Ngân hàng

Cần tính tới các yếu tố đặc thù nghề nghiệp của đoàn viên ngành Ngân hàng

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ bảy, Khóa XIII diễn ra ngày 30/9, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã thảo luận, cho ý kiến vào Tờ trình Đề án thí điểm sắp xếp mô hình tổ chức Công đoàn trực thuộc Công đoàn Ngân hàng Việt Nam tập trung, xuyên suốt, hiệu quả.
VTV công bố lịch phát sóng đặc biệt chuỗi sự kiện kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

VTV công bố lịch phát sóng đặc biệt chuỗi sự kiện kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã chuẩn bị và đầu tư công phu cho nhiều sự kiện, chương trình trọng điểm trên đa nền tảng, mang đến cho khán giả những câu chuyện và hình ảnh ý nghĩa về đất và người Hà Nội.
Hà Nội là điểm sáng của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Hà Nội là điểm sáng của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo luôn được coi là cơ sở quan trọng hàng đầu cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Trong đó, Hà Nội, không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là điểm sáng của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong khu vực.
Dùng flycam bay quét nơi xung yếu, có nguy cơ sạt lở tại Hà Giang

Dùng flycam bay quét nơi xung yếu, có nguy cơ sạt lở tại Hà Giang

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 101/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương khắc phục sự cố sạt lở tại Hà Giang và ứng phó với nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét.
Báo Lao động Thủ đô đạt giải Nhì cuộc thi viết về “Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa”

Báo Lao động Thủ đô đạt giải Nhì cuộc thi viết về “Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa”

(LĐTĐ) Tại cuộc thi viết về “Văn hóa Thăng Long - Hà Nội hội tụ và lan tỏa" do Cụm thi đua Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố dọc đường 6, tổ chức, Báo Lao động Thủ đô vinh dự đạt giải Nhì cuộc thi với loạt bài “Ứng xử với văn hóa phi vật thể tại Thủ đô: Những gợi mở và cách tiếp cận mới!” của nhóm tác giả Đinh Luyện, Phạm Thắng, Nguyễn Tuấn.
Hải Phòng: Hơn 5.000 vị trí tuyển dụng, tuyển sinh tại Phiên giao dịch việc làm 2024

Hải Phòng: Hơn 5.000 vị trí tuyển dụng, tuyển sinh tại Phiên giao dịch việc làm 2024

(LĐTĐ) Ngày 29/9, Ủy ban nhân dân quận Ngô Quyền (Hải Phòng) phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm Dịch vụ việc làm Thành phố tổ chức Phiên giao dịch việc làm và tư vấn nghề nghiệp quận Ngô Quyền năm 2024.

Tin khác

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

(LĐTĐ) Khu vực hồ Trị An hiện có hàng nghìn nhà bè nuôi thủy sản các loại, nước thải sinh hoạt của người dân, các khu du lịch tự phát và các cơ sở chăn nuôi, đơn vị sản xuất khác…đổ xuống hồ. Việc nguồn nước lòng hồ Trị An bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

(LĐTĐ) Tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã tìm hiểu phản ánh vấn nạn nhức nhối này.
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

(LĐTĐ) Hiện nay, có khoảng 500 hộ sinh sống trên diện tích rừng thuộc khu di tích thắng cảnh chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Việc sinh hoạt của các hộ dân tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Cử tri đã nhiều lần kiến nghị Thành phố hỗ trợ kinh phí để di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng trên địa bàn xã Hương Sơn.
UBND thị xã Cửa Lò đề nghị xử phạt đơn vị thi công khai thác trái phép cát biển

UBND thị xã Cửa Lò đề nghị xử phạt đơn vị thi công khai thác trái phép cát biển

(LĐTĐ) Chiều ngày 17/4, ông Nguyễn Quang Tiêu – Phó Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò cho biết, địa phương này vừa có văn bản báo cáo UBND tỉnh cùng Sở Tài nguyên và Môi trường về việc vi phạm hút cát tại bãi biển thị xã Cửa Lò.
Người lao động “tố” Công ty Thể thao Đông Dương nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội

Người lao động “tố” Công ty Thể thao Đông Dương nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Báo Lao động Thủ đô nhận được đơn của chị Đỗ Trần Xuân Quỳnh (ở phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội) phản ánh, chị bị Công ty Cổ phần Tập đoàn Thể thao Đông Dương (Công ty Đông Dương) nợ lương tháng 1/2024 và chưa đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) 6 tháng. Qua tìm hiểu, phản ánh của người lao động là có cơ sở.
Xem thêm
Phiên bản di động