Cần tính tới các yếu tố đặc thù nghề nghiệp của đoàn viên ngành Ngân hàng
Thí điểm 3 năm, bắt đầu từ Quý IV/2024
Công đoàn Ngân hàng Việt Nam là Công đoàn ngành Trung ương về lĩnh vực tín dụng, được thành lập 1/4/1993, trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam. Từ khi thành lập đến nay, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam luôn thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn ngành nghề, triển khai các hoạt động có hiệu quả, động viên cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của ngành Ngân hàng.
Với yêu cầu, nhiệm vụ tiếp tục xây dựng củng cố phát triển ổn định hệ thống các tổ chức tín dụng, ngân hàng của ngành Ngân hàng đòi hỏi phải tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức Công đoàn Ngân hàng Việt Nam theo hướng tập trung, xuyên suốt để hỗ trợ cho công tác quản lý các tổ chức tín dụng, ngân hàng và đảm bảo cho hệ thống Công đoàn Ngân hàng Việt Nam thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ.
Quang cảnh Hội nghị. |
Cùng đó, mô hình tổ chức và hoạt động công đoàn theo hệ thống ngành nghề tập trung, xuyên suốt là xu hướng hoạt động công đoàn của các nước đang phát triển trên thế giới. Hoàn thiện hệ thống mô hình tổ chức và hoạt động của Công đoàn Ngân hàng Việt Nam tập trung, xuyên suốt, hiệu quả đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh nền kinh tế đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới là cần thiết, phù hợp với chủ trương chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”.
Về mô hình tổ chức Công đoàn thí điểm: Giữ nguyên mô hình tổ chức đang hoạt động phù hợp với quy định của điều lệ Công đoàn Việt Nam và các quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, chỉ nghiên cứu sắp xếp lại những mô hình tổ chức không còn phù hợp, để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Đối với các đơn vị thí điểm, trước mắt giữ nguyên số lượng cán bộ Công đoàn chuyên trách, số lượng ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra công đoàn, các chức danh đã được bầu cử, bổ nhiệm; trường hợp do phải sắp xếp lại các Công đoàn cơ sở thành viên, Công đoàn bộ phận, tổ Công đoàn theo hướng tinh gọn thì giảm số lượng cán bộ đầu mối.
Theo Tờ trình do Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Xuân Hùng trình bày, Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ thực hiện thí điểm mô hình trong 3 năm, bắt đầu thực hiện từ Quý IV/2024 và kết thúc vào Quý IV/2027. Trong đó: Bước 1: Triển khai kế hoạch và thực hiện sắp xếp mô hình tổ chức: Từ đầu Quý IV/2024 đến hết Quý I/2025. Bước 2: Triển khai các hoạt động thí điểm từ Quý II/2025 đến hết Quý III/2027. Bước 3: Tổng kết hoạt động thí điểm trong Quý IV/2027.
Cần tính tới các yếu tố đặc thù nghề nghiệp
Bày tỏ đồng tình với chủ trương của Đề án, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh cho rằng: Công đoàn Hội sở các ngân hàng hiện nay đều thuộc Công đoàn Ngân hàng trung ương, tuy nhiên Công đoàn các đơn vị, Chi nhánh tại Ngân hàng địa phương hiện sinh hoạt với các tỉnh, thành phố. Mặt khác, đặc thù của Công đoàn Ngân hàng có tính độc lập tương đối với hoạt động công đoàn tại địa phương vì những đặc thù ngành nghề, do đó khi triển khai hoạt động xuyên suốt, rất mong Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam chỉ đạo để có cơ chế phối hợp hiệu quả.
Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh thảo luận tại Hội nghị. |
Từ thực tiễn hoạt động tại địa phương, bày tỏ đồng tình cao với chủ trương sẽ triển khai trong Đề án, thảo luận tại Hội nghị, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Quảng Ninh Tô Xuân Thao cho rằng, cần tính toán kỹ thời gian thực hiện thí điểm, nên thực hiện trong 3 năm, chia làm 3 giai đoạn, xây dựng các mốc thời gian cụ thể sẽ làm gì, các bước thực hiện Đề án một cách cụ thể.
Cũng bày tỏ đồng tình với chủ trương và các bước sẽ triển khai trong Đề án, thảo luận tại Hội nghị, Chủ tịch Công đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam Lê Thanh Xuân đề nghị cần bổ sung thêm sơ đồ về cơ cấu tổ chức bộ máy để thấy rõ quy mô, mục tiêu thực hiện.
Thảo luận tại Hội nghị, nhiều ý kiến nhấn mạnh tới tính đặc thù nghề nghiệp cao của Công đoàn ngành Ngân hàng. Đặc biệt, trong quá trình hoạt động, Công đoàn Ngân hàng chịu sự quản lý chặt chẽ về nghiệp vụ của cơ quan quản lý Nhà nước vì liên quan đến an toàn tài chính.
Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Quảng Ninh Tô Xuân Thao cho ý kiến vào Đề án. |
Đề nghị bộ phận soạn thảo tiếp thu các ý kiến góp ý để hoàn thiện Đề án, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang cũng yêu cầu cần lưu ý đến những đặc thù của đội ngũ lao động của ngành Ngân hàng, đó là nhân lực có trình độ cao, được đào tạo bài bản, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số mạnh mẽ trong hoạt động, hoạt động trong điều kiện phải bảo mật cao, đồng thời cũng phải chịu những áp lực về doanh thu, doanh số…
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang đề nghị Công đoàn Ngân hàng Việt Nam cần làm rõ thêm những đặc thù cần xem xét trong Đề án, như nhóm các công ty tài chính, công ty tài chính tiêu dùng, ngân hàng 100% vốn nước ngoài....
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang cũng đề nghị bộ phận soạn thảo cần thiết kế mô hình hoạt động theo sơ đồ cơ cấu tổ chức khi hoạt động xuyên suốt và làm rõ mối quan hệ giữa Công đoàn Ngân hàng Việt Nam với các địa phương.
Phó Chủ tịch Thường trực Công đoàn Ngân hàng Việt Nam Nguyễn Khánh Chi thông tin thêm về cơ cấu tổ chức, số lượng Công đoàn cơ sở và đoàn viên hiện nay của Công đoàn Ngân hàng Việt Nam. |
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho biết, tại kỳ họp Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ 5, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã thống nhất chủ trương thí điểm mô hình sắp xếp Công đoàn ngành tập trung, xuyên suốt, tinh gọn, hiệu quả; trước mắt tập trung thí điểm tại Công đoàn Ngân hàng Việt Nam. Để đảm bảo chặt chẽ, Thường trực Đoàn Chủ tịch xin ý kiến Đoàn Chủ tịch vào dự thảo Đề án thí điểm sắp xếp mô hình tổ chức Công đoàn trực thuộc Công đoàn Ngân hàng Việt Nam trước khi trình Ban Tổ chức Trung ương cho ý kiến để thực hiện.
Đối với các mô hình thí điểm còn lại của Đề án (như Công đoàn Công Thương Việt Nam, Công đoàn Y tế Việt Nam, Công đoàn Giáo dục Việt Nam…), Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam giao Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn làm việc với các đơn vị, rà soát, làm rõ khó khăn, vướng mắc, đề xuất cụ thể cách thức giải quyết.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50
LĐLĐ quận Long Biên trao 100 triệu đồng hỗ trợ xây nhà ở cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Hoạt động 20/11/2024 16:41
Thăm hỏi, tặng quà 18 giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Hoạt động 20/11/2024 16:23
Ba Đình: Chú trọng công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở
Công đoàn 19/11/2024 22:13
Kiểm tra, giám sát chuyên đề công tác nữ công tại Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội
Hoạt động 19/11/2024 21:01