Cơ quan chức năng và Trường Đại học Lâm nghiệp cần làm rõ phản ánh của người lao động về hình thức kỷ luật
Theo đơn phản ánh, ngày 25/8/2020 ông P.H.H tố cáo ông Nguyễn Bá Long là viên chức nhưng lại tham gia góp vốn và quản lý, điều hành doanh nghiệp. Về việc này, Trường Đại học Lâm nghiệp đã tiến hành xác minh và ngày 16/12/2020 đã công bố Kết luận nội dung tố cáo số 2340/2020/KL-ĐHLN.
Theo kết luận, ông Long tham gia góp vốn thành lập, tham gia quản lý Công ty Cổ phần Phát triển giáo dục và quản lý tài nguyên môi trường Bảo Long (với chức danh Chủ tịch hội đồng quản trị) là vi phạm Luật Doanh nghiệp, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Viên chức. Tiếp đó ngày 19/1/2021, Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp Trần Văn Chứ đã ký Quyết định số 85/QĐ-ĐHLN-TCCB kỷ luật ông với hình thức cách chức. Quyết định này có hiệu lực 12 tháng, kể từ ngày 20/1/2021.
Quyết định kỷ luật ông Nguyễn Bá Long. |
Ông Long cho rằng, kết luận nội dung tố cáo số 2340 và Quyết định số 85 cho rằng ông góp vốn thành lập doanh nhiệp là vi phạm Luật Doanh nghiệp năm 2005; Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005; Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; Luật Viên chức năm 2010; Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 là chưa khách quan.
Cụ thể, căn cứ Khoản 3, Điều 14 Luật Viên chức năm 2010, viên chức có quyền “được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh…”. Thêm nữa, từ năm 2012, sau khi Luật Viên chức năm 2010 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012, quy định viên chức không thực tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp, nên các cổ đông trong Công ty đã họp và miễn mọi chức vụ của ông. Công ty đã gửi toàn bộ hồ sơ bãi nhiệm các chức danh của ông ở Công ty tới Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội. Ngoài ra, ông Long cũng gửi một bộ hồ sơ tới Phòng Tổ chức cán bộ - Trường Đại học Lâm nghiệp.
Ông Long cũng cho biết, giai đoạn 2009 - 2014, ông đã nhượng lại cổ phần do không có khả năng kinh tế để duy trì Công ty. Ông chỉ tham gia với vai trò chuyên gia tư vấn và đại diện cho các cổ đông là người thân tham dự các cuộc họp Công ty khi được yêu cầu vào ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngoài giờ hành chính.
Đơn của Ông Long viện dẫn, căn cứ vào Điều 18, Nghị định số 112/NĐ-CP về xử lý kỷ luật viên chức thì hình thức cách chức chỉ áp dụng đối với viên chức quản lý thuộc các trường hợp sau đây: Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo theo quy định tại Điều 17 Nghị định này mà tái phạm; Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định này; Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 17 Nghị định này; Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ.
"Đối chiếu các hành vi, các quy định nêu trên thì hình thức kỷ luật Cách chức đối với tôi là quá nặng và thiếu căn cứ áp dụng khi tôi chưa từng vi phạm và bị kỷ luật từ khi công tác đến nay. Hành vi của tôi được khắc phục kịp thời và chưa gây hậu quả gì nghiêm trọng và rất nghiêm trọng..." đơn của ông Long nhấn mạnh.
Cũng theo ông Long, việc tạm dừng phân công kế hoạch giảng dạy đối với ông cũng chưa đúng quy định vì ông không vi phạm các quy định liên quan đến công tác giảng dạy; đồng thời ông là giảng viên có kiến thức, kinh nghiệm, uy tín trước đồng nghiệp, sinh viên và xã hội. Căn cứ vào hành vi, đối chiếu các quy định của pháp luật ông Long khẳng định, Quyết định cách chức của Nhà trường đối với ông là quá nặng, thiếu khách quan. Ông Long đề nghị Hiệu trưởng Trường Đại học Lâm nghiệp xem xét lại Quyết định kỷ luật viên chức đối với ông. Đồng thời, đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét chỉ đạo Trường Đại học Lâm nghiệp giải quyết công tâm để bảo vệ quyền lợi chính đáng của ông.
Để làm rõ những nội dung ông Long phản ánh, cũng như đảm bảo tính khách quan khi chuyển tải thông tin, phóng viên đã liên hệ nhiều lần để đặt lịch làm việc với lãnh đạo nhà trường nhưng đều nhận được câu trả lời là chưa sắp xếp được lịch làm việc. Để đảm bảo quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động, đề nghị Trường Đại học Lâm nghiệp; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét để đảm bảo tính khách quan. Đồng thời, để người lao động không phải gửi đơn đến các cơ quan.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh toàn diện
Nâng cao chất lượng hoạt động vì lợi ích đoàn viên
Đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài: Nâng cao chất lượng để nâng tầm vị trí
Trái phiếu doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc
Cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”: Khách hàng không nên “đủng đỉnh”!
Xây dựng đô thị thông minh xứng tầm khu vực
Đô thị bừng sáng từ “Tuyến đường hoa nhân dân”
Tin khác
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm
Điều tra - bạn đọc 05/12/2024 14:24
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?
Điều tra - bạn đọc 30/11/2024 19:49
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình
Điều tra - bạn đọc 28/11/2024 12:32
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên
Điều tra - bạn đọc 26/11/2024 21:52
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Điều tra - bạn đọc 23/11/2024 15:04
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô
Điều tra - bạn đọc 02/11/2024 14:22
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?
Điều tra - bạn đọc 14/10/2024 10:44
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc
Điều tra - bạn đọc 19/09/2024 09:12
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em
Điều tra - bạn đọc 05/09/2024 15:50
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh
Điều tra - bạn đọc 28/08/2024 10:24