Cần vá “lỗ hổng” pháp lý trong đấu thầu sách
Gỡ khó đấu thầu, mua sắm vật tư y tế: Được chọn giá cao nhất để lập giá gói thầu Đề xuất sửa 4 luật về quy hoạch, đầu tư, đấu thầu |
Cố tình hạn chế sự tham gia của nhà thầu có năng lực
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra vụ án “Đưa, nhận hối lộ, vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam và các đơn vị có liên quan.
Liên quan đến vụ án, ông Nguyễn Đức Thái (cựu Chủ tịch HĐTV, cựu Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục) bị đề nghị truy tố về tội “Nhận hối lộ”, Tô Mỹ Ngọc (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty Phùng Vĩnh Hưng), Nguyễn Trí Minh (Giám đốc Công ty TNHH Giấy Minh Cường Phát) về tội “Đưa hối lộ”. Ngoài ra, còn 5 bị can khác bị đề nghị truy tố tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Chất lượng và giá sách giáo khoa luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt là vào đầu năm học mới. Ảnh: Đ.Đ |
Theo kết luận điều tra, mua giấy in sách giáo dục là hoạt động thường xuyên của NXB Giáo dục, sử dụng nguồn vốn sản xuất kinh doanh. Trước năm 2017, NXB Giáo dục đều áp dụng hình thức “chào giá”. Bởi, NXB Giáo dục không thuộc trường hợp bắt buộc thực hiện theo các hình thức của Luật Đấu thầu nên có thể tự ban hành quy dịnh riêng về hoạt động mua sắm, áp dụng thống nhất trong doanh nghiệp.
Tuy nhiên, kể từ tháng 3/2017, sau khi ông Thái được bổ nhiệm là Chủ tịch HĐTV kiêm đại diện pháp luật của NXB Giáo dục, ông Thái đã chỉ đạo lựa chọn mua giấy in theo phương thức chào hàng cạnh tranh rút gọn nhằm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu có năng lực.
Cụ thể, vào giữa năm 2017, bị can Tô Mỹ Ngọc và Nguyễn Trí Minh gặp, đặt vấn đề và được ông Thái đồng ý tạo điều kiện giúp đỡ Công ty Phùng Vĩnh Hưng và Công ty Minh Cường Phát tham gia cung cấp giấy cho NXB Giáo dục. Để hạn chế các nhà thầu khác có năng lực tham gia, đồng thời tạo điều kiện cho 2 Công ty trên, ông Thái chỉ đạo tổ chức mua sắm theo hình thức chào hàng cạnh tranh rút gọn để thực hiện việc mua sắm giấy in sách giáo khoa phục vụ năm học 2018 - 2019.
Tuy nhiên, Theo khoản 2, Điều 3 Luật Đấu thầu, Hội đồng thành viên NXB Giáo dục đã ban hành các quyết định về quy định mua sắm hàng hóa, dịch vụ, trong đó có quy định “lựa chọn danh sách ngắn” phải gồm ít nhất 3 nhà cung cấp có năng lực, kinh nghiệm… Theo kết luận điều tra, năm 2017, để đảm bảo đúng quy trình theo Luật Đấu thầu, ông Thái đã chỉ đạo nhân viên thực hiện việc mua sắm giấy in thông qua hình thức chào hàng cạnh tranh rút gọn để đưa Công ty Phùng Vĩnh Hưng, Công ty Minh Cường Phát vào “danh sách ngắn”. Đồng thời, tiết lộ thông tin về thông số kỹ thuật, khối lượng hàng hóa trước thời điểm phát hành hồ sơ dự thầu để tạo lợi thế cho Công ty Phùng Vĩnh Hưng; thông đồng với bị can Nguyễn Trí Minh hợp thức hồ sơ để ấn định cho Công ty Minh Cường Phát trúng thầu.
Ngoài ra, từ năm 2018 - 2021, ông Thái thông đồng, thống nhất từ trước với bị can Minh và Ngọc để sắp xếp, tạo điều kiện cho các Công ty của 2 bị can này được tham gia vào danh sách ngắn các Công ty được tham gia chào giá và cung cấp giấy in cho NXB Giáo dục. Nhờ đó, các Công ty của bị can Ngọc đã tham gia và trúng 13 gói thầu với tổng trị giá 2.101 tỷ đồng. Còn Công ty Minh Cường Phát được tham gia và trúng 5 gói thầu với tổng số tiền 209 tỷ đồng.
Căn cứ kết quả định giá của Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự thành phố Hà Nội được đưa ra trong kết luận điều tra, căn cứ khối lượng giao nhận thực tế hàng hóa, cơ quan điều tra xác định tổng thiệt hại của vụ án là 10 tỷ đồng. Ngoài ra, từ việc tạo điều kiện cho 2 công ty trúng thầu, cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục đã nhận hối lộ gần 25 tỷ đồng từ bị can Tô Mỹ Ngọc và Nguyễn Trí Minh.
Làm sao để “vá” lỗ hổng pháp lý?
Kết luận điều tra cũng chỉ rõ, mua sắm giấy in để phục vụ in sách giáo dục là hoạt động thường xuyên của NXB Giáo dục, được thực hiện hàng năm. Giá giấy in chiếm 30 - 40% cơ cấu giá bán sách giáo khoa. Việc mua giấy in với giá cao sẽ làm tăng giá sách. Tuy nhiên, việc triển khai hình thức mua sắm giấy in theo hình thức chào hành cạnh tranh, là cơ hội để chủ đầu tư tự quyết định danh sách rút gọn, làm hạn chế sự tham gia của các đơn vị cung cấp có năng lực, có chất lượng tốt và giá bán thấp, không đảm bảo sự cạnh tranh, tính công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Trong khi đó, đối với hoạt động mua sắm thường xuyên sử dụng nguồn vốn sản xuất kinh doanh, theo khoản 2, Điều 3 Luật Đấu thầu năm 2013, doanh nghiệp được ban hành quy định về lựa chọn nhà thầu để áp dụng thống nhất trong doanh nghiệp. Còn khoản 7, Điều 3 quy định, doanh nghiệp được tự quyết định việc lựa chọn nhà thầu trên cơ sở bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình.
Tuy nhiên, việc không quy định hoặc không quy định rõ về hạn mức áp dụng đối với các hình thức lựa chọn nhà thầu, dẫn dến các doanh nghiệp lợi dụng để ban hành hạn mức cao hơn nhiều so với quy định của Luật Đấu thầu đối với các hình thức lựa chọn nhà thầu như chào hàng cạnh tranh, chào hàng cạnh tranh rút gọn.
Ngoài ra, việc Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã cử kiểm soát viên tại NXB Giáo dục nhưng không quy định rõ việc kiểm soát trực tiếp, tham gia vào hoạt động đấu thầu đối với hoạt động mua sắm thường xuyên, dẫn đến các bị can lợi dụng để thực hiện hành vi sai phạm trong thời gian dài. Với những vấn đề trên, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an chỉ ra rằng, đó chính là nguyên nhân dẫn đến việc NXB thông đồng đưa các nhà thầu vào danh sách được lựa chọn, tạo điều kiện trúng thầu, gây thiệt hại cho Nhà nước.
Từ câu chuyện vi phạm xảy ra tại NBX Giáo dục Việt Nam, để lấp “lỗ hổng” pháp lý trong hoạt động đấu thầu sách, Cơ quan điều tra Bộ Công an kiến nghị, các cơ quan quản lý Nhà nước cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về khoản 7, Điều 3 Luật Đấu thầu năm 2023, trong đó cần quy định rõ về hạn mức được áp dụng đối với các hình thức lựa chọn nhà thầu theo các quy định về hình thức lựa chọn nhà thầu mà doanh nghiệp được ban hành.
Đồng thời, Cơ quan Cảnh sát điều tra cũng kiến nghị, Bộ GD&ĐT cũng cần có những quy định cụ thể về việc giám sát, kiểm soát hoạt động mua sắm thường xuyên của NXB Giáo dục, trong đó quy định rõ việc kiểm soát viên được tham gia giám sát trực tiếp trong suốt quá trình đấu thầu và các trường hợp bắt buộc phải báo cáo Bộ GD&ĐT về kết quả lựa chọn nhà thầu.
Tuấn Minh
Nên xem
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Tin khác
Bảo đảm tính hợp lý, khả thi của quy định và lợi ích của doanh nghiệp
Tư vấn luật 18/12/2024 16:50
Quy định mới: Từ 2025 chuyển hộ khẩu đến tỉnh khác không phải đổi đăng ký xe
Tư vấn luật 17/12/2024 11:33
Cảnh sát giao thông được quyền kiểm tra những giấy tờ gì khi dừng phương tiện?
Tư vấn luật 14/12/2024 20:45
Từ 2025, Cảnh sát giao thông hóa trang được dừng xe vi phạm trong trường hợp nào?
Tư vấn luật 04/12/2024 16:31
Cảnh báo chiêu lừa mua vé chương trình “Anh trai vượt ngàn chông gai”
Pháp luật 03/12/2024 11:46
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái
Tư vấn luật 24/11/2024 09:54
“Làm sạch” môi trường gia đình vì tương lai thế hệ trẻ
Tư vấn luật 07/11/2024 07:02
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Tư vấn luật 05/11/2024 19:33
Cập nhật 3 hình thức lừa đảo trực tuyến mới
Infographic 16/10/2024 06:59
Từ 15/11: Người dân không được ghi hình Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ
Tư vấn luật 07/10/2024 07:36