Kinh nghiệm trong thương lượng tập thể

Phát huy vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, Công đoàn Công ty TNHH Điện tử Meiko Việt Nam đã thương lượng với chủ sử dụng lao động để ký kết Thỏa ước lao động tập thể với nhiều điều khoản có lợi cho người lao động và cao hơn so với quy định của pháp luật.
Công đoàn cần khẳng định vai trò trong đối thoại, thương lượng tập thể và bảo vệ người lao động Công đoàn cần chú trọng tuyên truyền, vận động nâng cao kỹ năng nghề cho công nhân Quận Long Biên: 191/193 đơn vị thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể

Trực tiếp quản lý gần 5.000 đoàn viên, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Điện tử Meiko Việt Nam luôn đặt mục tiêu chăm lo, đại diện bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động.

Một trong những giải pháp thiết thực để hiện thực hóa mục tiêu này đó là Công đoàn đã đại diện cho đoàn viên, người lao động thương lượng, đàm phán với chủ sử dụng lao động để ký kết Thỏa ước lao động tập thể, đưa vào đó những điều khoản cao hơn so với quy định của pháp luật để đoàn viên, người lao động được đảm bảo quyền lợi tốt hơn.

Kinh nghiệm trong thương lượng tập thể
Người lao động được thụ hưởng nhiều quyền lợi cao hơn quy định của pháp luật khi làm việc tại Công ty TNHH Điện tử Meiko Việt Nam

Theo Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Điện tử Meiko Việt Nam Phan Thanh Hải, để thương lượng, ký kết thành công Thỏa ước lao động tập thể với chủ sử dụng lao động, trước hết, Ban Chấp hành Công đoàn cần nắm chắc tâm tư, nguyện vọng, đề xuất, kiến nghị hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Để làm được điều này, Ban Chấp hành Công đoàn đã triển khai mô hình hòm thư Công đoàn tại Công ty, đồng thời, mỗi tổ trưởng, tổ phó Công đoàn là một đầu mối để lắng nghe, tiếp nhận thông tin từ phía đoàn viên, người lao động.

Hàng tháng, Ban Chấp hành Công đoàn đều tổ chức họp để triển khai hoạt động và tổng hợp ý kiến của đoàn viên, người lao động. Với những kiến nghị, đề xuất mang tính thời sự, cần giải quyết ngay thì Công đoàn sẽ đề xuất với chủ sử dụng lao động để xử lý kịp thời, ổn thỏa nhằm giữ mối quan hệ lao động hài hòa trong Công ty.

Ngoài nắm bắt ý kiến của đoàn viên, người lao động, Ban Chấp hành Công đoàn sẽ căn cứ vào tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và điều kiện thực tế của Công ty để khi thương lượng sẽ đưa ra những điều khoản đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người lao động và chủ sử dụng lao động.

Hằng năm, Ban Chấp hành Công đoàn sẽ đại diện đoàn viên, người lao động ký kết Thỏa ước lao động tập thể với chủ sử dụng lao động tại Hội nghị người lao động. Sau khi ký kết, Ban Chấp hành Công đoàn sẽ giám sát chặt chẽ việc thực hiện các nội dung trong Thỏa ước lao động tập thể, đảm bảo người lao động được thụ hưởng những quyền lợi như đã ký kết.

Hiện, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty đã thương lượng trực tiếp với chủ sử dụng lao động để đưa nhiều nội dung có lợi cho người lao động vào Thỏa ước lao động tập thể như: Ngoài những ngày nghỉ theo quy định, trong năm người lao động còn được nghỉ thêm 5 ngày; ăn ca ngày thường là 20.000 đồng/suất không bao gồm điện nước dịch vụ, hàng tháng Công ty tổ chức từ 4 - 8 bữa ăn đặc biệt với giá trị 36.000 đồng/suất; người lao động ngoại tỉnh được ở Ký túc xá miễn phí với đầy đủ tiện ích như: Nước nóng lạnh, điều hòa, thư viện, phòng thể dục thể thao, Điểm sinh hoạt văn hóa với trang thiết bị âm thanh karaoke, ti vi truyền hình K+, căng tin, sân bóng cỏ nhân tạo, nhà ăn tập thể...

Ngoài ra, hằng năm Công đoàn đều duy trì việc thăm hỏi, động viên, quyên góp giúp đỡ và đề xuất Công đoàn cấp trên hỗ trợ đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; phối hợp với chủ sử dụng lao động tổ chức các hoạt động, tặng quà nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ 8/3, 20/10 như: Thi cắm hoa, thi thể thao, nữ công gia chánh, bóng đá nữ… Nhờ đó, tình hình lao động trong Công ty luôn ổn định, người lao động luôn nhiệt tình với công việc và cống hiến hết mình cho sự phát triển chung của Công ty.

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sôi nổi hoạt động văn nghệ, thể thao chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Thống nhất đất nước

Sôi nổi hoạt động văn nghệ, thể thao chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Thống nhất đất nước

Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, 139 năm Ngày Quốc tế lao động 1/5; hưởng ứng Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025, Cụm văn hóa thể thao 10/10 (trực thuộc Liên đoàn Lao động huyện Sóc Sơn) tổ chức tổng kết hoạt động, giao lưu văn nghệ, thể thao.
Lan tỏa phong trào “Bình dân học vụ số”

Lan tỏa phong trào “Bình dân học vụ số”

Với phong trào “Bình dân học vụ số” thành phố Hà Nội đang triển khai, chuyển đổi số không còn là những vấn đề xa vời, mà đã và đang lan tỏa tới từng ngõ, từng nhà. Qua đó nhằm phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số, kỹ năng số cho người dân với tinh thần cách mạng, toàn dân, toàn diện, “không ai bị bỏ lại phía sau” trong tiến trình chuyển đổi số.
Khi công đoàn “lên mạng”: Cô giáo mầm non cũng thành “chuyên gia số”

Khi công đoàn “lên mạng”: Cô giáo mầm non cũng thành “chuyên gia số”

Chuyển đổi số không còn là khái niệm xa lạ trong khối hành chính sự nghiệp, nhưng ở các trường mầm non, nơi hằng ngày cán bộ công đoàn phải “gõ cửa trái tim” các cô giáo bằng sự thấu cảm, sáng tạo và linh hoạt, thì chuyển đổi số lại mang một ý nghĩa khác: Nhẹ nhàng, thiết thực, giúp “giảm tải” và “tăng yêu”. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với cô Phạm Thị Tuyết, Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn trường Mầm non B thị trấn Văn Điển (huyện Thanh Trì, Hà Nội) để lắng nghe câu chuyện “bình dân học vụ số” đầy cảm hứng.
Chiến lược "chiêu mộ người Việt toàn cầu" của Techcombank

Chiến lược "chiêu mộ người Việt toàn cầu" của Techcombank

Techcombank là Ngân hàng Việt Nam tiên phong đón đầu xu hướng, kiến tạo môi trường làm việc hiện đại, chuẩn quốc tế, nơi hội tụ của những nhân tài xuất sắc trong và ngoài nước, thu hút người Việt toàn cầu trở về đóng góp cho hành trình đưa Việt Nam thành một quốc gia phát triển.
LĐLĐ huyện Phú Xuyên: Hiệu quả từ hoạt động thanh tra, kiểm tra

LĐLĐ huyện Phú Xuyên: Hiệu quả từ hoạt động thanh tra, kiểm tra

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phú Xuyên, Hà Nội, thường xuyên kiểm tra, giám sát và chỉ đạo các Công đoàn cơ sở (CĐCS) tăng cường chức năng giám sát và tự kiểm tra tại đơn vị, doanh nghiệp…
"Bình dân học vụ số": Tạo động lực để cả nước bước vào kỷ nguyên mới

"Bình dân học vụ số": Tạo động lực để cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Hiện nay, tại Việt Nam, chuyển đổi số đang trở thành xu thế tất yếu. Việc phổ cập tri thức số cho toàn dân đóng vai trò quan trọng, góp phần thu hẹp khoảng cách số, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và đảm bỏ không ai bị bỏ lại phía sau. Phong trào "Bình dân học vụ số" được phát động, lan tỏa nhằm tăng năng lực số, khả năng sử dụng các thiết bị và ứng dụng số cho người dân.
LĐLĐ huyện Mỹ Đức quan tâm chăm lo đến đời sống lao động nữ

LĐLĐ huyện Mỹ Đức quan tâm chăm lo đến đời sống lao động nữ

Trong những năm qua, LĐLĐ huyện Mỹ Đức luôn quan tâm chú trọng đến hoạt động của nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Công đoàn các cấp đã tranh thủ sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, phối hợp với chính quyền đồng cấp trong việc thực hiện các chế độ chính sách đối với nữ CNVCLĐ.

Tin khác

Khi công đoàn “lên mạng”: Cô giáo mầm non cũng thành “chuyên gia số”

Khi công đoàn “lên mạng”: Cô giáo mầm non cũng thành “chuyên gia số”

Chuyển đổi số không còn là khái niệm xa lạ trong khối hành chính sự nghiệp, nhưng ở các trường mầm non, nơi hằng ngày cán bộ công đoàn phải “gõ cửa trái tim” các cô giáo bằng sự thấu cảm, sáng tạo và linh hoạt, thì chuyển đổi số lại mang một ý nghĩa khác: Nhẹ nhàng, thiết thực, giúp “giảm tải” và “tăng yêu”. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với cô Phạm Thị Tuyết, Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn trường Mầm non B thị trấn Văn Điển (huyện Thanh Trì, Hà Nội) để lắng nghe câu chuyện “bình dân học vụ số” đầy cảm hứng.
Cán bộ công đoàn thời 4.0: Không chỉ nhiệt huyết, mà cần cả kỹ năng số

Cán bộ công đoàn thời 4.0: Không chỉ nhiệt huyết, mà cần cả kỹ năng số

Công tác công đoàn ngày càng đòi hỏi nhiều hơn: không chỉ là sự nhiệt tình, tận tâm mà còn cần tư duy đổi mới, kỹ năng số và khả năng kết nối đa chiều. Trong cuộc trò chuyện cùng bà Nguyễn Thị Thu Hà - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì, chúng tôi đã lắng nghe nhiều chia sẻ tâm huyết về những khó khăn, nỗ lực và kỳ vọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở trong bối cảnh hiện đại.
Kinh nghiệm để có bản Thỏa ước lao động tập thể chất lượng về tiền lương, tiền thưởng

Kinh nghiệm để có bản Thỏa ước lao động tập thể chất lượng về tiền lương, tiền thưởng

Theo ông Nguyễn Đình Thắng - Chủ tịch Công đoàn các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội: “Điều quan trọng trong thương lượng Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) là cả hai bên (chủ sử dụng lao động và đại diện tập thể người lao động) cùng thắng (Win - Win) thì mới bền, qua đó mới xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững”.
Phát huy phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” gắn với chuẩn mực của phụ nữ Thủ đô

Phát huy phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” gắn với chuẩn mực của phụ nữ Thủ đô

Với những sáng tạo và đổi mới, việc triển khai phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Thanh Trì sẽ không ngừng phát triển, lan toả và đạt nhiều kết quả.
Tình nghĩa Công đoàn

Tình nghĩa Công đoàn

Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, đơn vị hiện đang trực tiếp chỉ đạo 45 Công đoàn cơ sở với 6.761 công nhân, viên chức, lao động; trong đó có 1.322 nữ đoàn viên. Trong thời gian qua, các hoạt động chăm lo tới đoàn viên nữ nói riêng và lao động nữ trong toàn ngành GTVT Thủ đô nói chung được triển khai hiệu quả và đi vào chiều sâu.
Nâng cao đời sống tinh thần

Nâng cao đời sống tinh thần

Không chỉ chăm lo về vật chất, Công đoàn Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Hiếu Linh (thuộc LĐLĐ huyện Thường Tín) còn chú trọng chăm lo đời sống tinh thần cho đoàn viên, người lao động.
Để mỗi phong trào thi đua trở thành động lực phát triển

Để mỗi phong trào thi đua trở thành động lực phát triển

Công đoàn Trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội trực thuộc Liên đoàn Lao động quận Cầu Giấy. Tập thể cán bộ viên chức, lao động, đoàn viên công đoàn có 103 người, trong đó có 88 đoàn viên Công đoàn.
Giỏi công nghệ để nâng cao hiệu quả

Giỏi công nghệ để nâng cao hiệu quả

Là Công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ quận Hoàn Kiếm, Công đoàn phường Hàng Bạc luôn đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Đặc biệt Công đoàn tạo điều kiện và động viên, khen thưởng kịp thời cá nhân tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nhất là về công nghệ thông tin để đáp ứng tốt nhiệm vụ.
Kinh nghiệm từ một trường tiểu học

Kinh nghiệm từ một trường tiểu học

Những năm qua, các cấp Công đoàn thuộc LĐLĐ quận Cầu Giấy đã có nhiều cách làm sáng tạo, thiết thực, hiệu quả, từng bước đưa việc học tập và làm theo Bác trở thành việc làm thường xuyên trong đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), góp phần tích cực vào đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và sự tăng trưởng kinh tế của địa phương. Đáng chú ý, tại Trường Tiểu học An Hòa, Công đoàn Trường đã có nhiều giải pháp đưa phong trào đi vào chiều sâu.
Khi Công đoàn phát huy vai trò

Khi Công đoàn phát huy vai trò

Những năm qua, công đoàn Trường Tiểu học Yên Sở đã phát huy hiệu quả các phong trào thi đua qua đó triển khai thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn, góp phần quan trọng vào mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng Trường Tiểu học Yên Sở ngày càng phát triển vững mạnh.
Xem thêm
Phiên bản di động