Kinh nghiệm để có bản Thỏa ước lao động tập thể chất lượng về tiền lương, tiền thưởng

Theo ông Nguyễn Đình Thắng - Chủ tịch Công đoàn các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội: “Điều quan trọng trong thương lượng Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) là cả hai bên (chủ sử dụng lao động và đại diện tập thể người lao động) cùng thắng (Win - Win) thì mới bền, qua đó mới xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững”.
Nhân rộng mô hình hay, cách làm tốt trong thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể Nâng cao chất lượng Thỏa ước lao động tập thể: Kinh nghiệm từ Công đoàn quận Long Biên Thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể chất lượng - kinh nghiệm từ doanh nghiệp FDI

Giữ vững nguyên tắc: Lợi ích hài hòa, rủi ro cùng chia sẻ

Chia sẻ kinh nghiệm về đối thoại, thương lượng tập thể về tiền lương, tiền thưởng tại Hội thảo “Giải pháp nâng cao chất lượng đối thoại, thương lượng, ký kết TƯLĐTT trong tình hình mới” do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức, ông Nguyễn Đình Thắng - Chủ tịch Công đoàn các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội cho biết: Hiện tại, Công đoàn các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội đang quản lý trực tiếp 365 Công đoàn cơ sở với trên 150 nghìn lao động, trong đó có gần 150 nghìn đoàn viên.

Kinh nghiệm để có bản Thỏa ước lao động tập thể chất lượng về tiền lương, tiền thưởng
Ông Nguyễn Đình Thắng - Chủ tịch Công đoàn các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm thương lượng tập thể về tiền lương, tiền thưởng. (Ảnh: B.Duy).

Theo ông Thắng, quá trình hướng dẫn các Công đoàn cơ sở đàm phán, thương lượng ký kết TƯLĐTT tại doanh nghiệp, Công đoàn các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội luôn quán triệt quan điểm chung là: “Lợi ích phải hài hòa, rủi ro cùng chia sẻ, mới hợp tác bền vững với nhau được”.

Thực tế hiện nay, năng suất lao động là bài toán được các doanh nghiệp đặt ra. Vậy, làm thế nào để mức tăng năng suất lao động cao hơn mức tăng chi phí, để khi “chiếc bánh lợi nhuận” của doanh nghiệp to lên, người lao động cũng được hưởng nhiều hơn. Ở góc độ ngược lại, khi doanh nghiệp tăng lương cho người lao động, sẽ góp phần tạo động lực để người lao động hăng say lao động, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm. Việc tăng lương cũng góp phần giữ chân người lao động, để họ yên tâm gắn bó với doanh nghiệp…

Để giải quyết vấn đề nêu trên, thời gian qua, Công đoàn các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội đã chỉ đạo các Công đoàn cơ sở phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các phong trào thi đua trong công nhân lao động nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm… giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định và phát triển bền vững. Cùng đó, Công đoàn cũng làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục trong đoàn viên, công nhân lao động nắm rõ các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của tổ chức Công đoàn và nội quy, quy chế của doanh nghiệp, qua đó nghiêm túc sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

Công đoàn cơ sở cần nắm chắc tình hình tư tưởng, việc làm, thu nhập, đời sống đoàn viên, công nhân lao động, kịp thời xử lý những vướng mắc phát sinh trong quan hệ lao động. Đồng thời định hướng dư luận xã hội trong đoàn viên, công nhân lao động, không để xảy ra tranh chấp lao động và ngừng việc tập thể, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, góp phần bảo đảm an ninh trật tự trong các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội.

Kinh nghiệm để có bản Thỏa ước lao động tập thể chất lượng về tiền lương, tiền thưởng
Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội và Công đoàn dự Bữa cơm Công đoàn, trò chuyện, động viên người lao động Công ty TNHH TOTO Việt Nam.

Thông qua các hoạt động thiết thực trên, thời gian qua, các Công đoàn cơ sở đều khẳng định rõ nét vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp, được người sử dụng lao động ghi nhận, đánh giá cao, từ đó tạo tiền đề thuận lợi trong quá trình đàm phán, thương lượng, ký kết TƯLĐTT.

Cũng nhờ đó, số lượng và chất lượng các bản TƯLĐTT được thương lượng, ký kết thành công ngày được nâng cao: Hiện nay, số lượng Công đoàn cơ sở ký kết được TƯLĐTT đạt gần 70% (trong đó TƯLĐTT có nội dung thương lượng về tiền lương chiếm gần 60%); qua đó đã góp phần thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn, nhất là nhiệm vụ đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền. lợi ích, hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân lao động - nhiệm vụ cốt lõi, căn cốt của tổ chức Công đoàn.

Tăng cường chia sẻ kinh nghiệm giữa các Công đoàn cơ sở

Để nâng cao số lượng, chất lượng các bản TƯLĐTT về tiền lương, tiền thưởng, Chủ tịch Công đoàn các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội Nguyễn Đình Thắng cho biết: Công đoàn luôn quan tâm tổ chức tập huấn, cung cấp những quy định của pháp luật về công tác đối thoại, thương lượng tập thể, về thực hiện Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, về kỹ năng đối thoại, thương lượng tập thể… tổ chức tọa đàm, chia sẻ kinh nghiệm về công tác TƯLĐTT giữa các Công đoàn cơ sở.

Trong đó chú trọng hướng dẫn, hỗ trợ cho Công đoàn cơ sở thương lượng về tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp, trợ cấp, điều kiện lao động... Đặc biệt, cần lưu ý lựa chọn thời điểm để đưa ra đối thoại, thương lượng; quá trình thương lượng, những gì có lợi hơn so với pháp luật quy định mới đưa vào ký kết TƯLĐTT đảm bảo ngắn ngọn, chất lượng.

Kinh nghiệm để có bản Thỏa ước lao động tập thể chất lượng về tiền lương, tiền thưởng
Công đoàn các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội phối hợp với Công đoàn Công ty Fujikin tổ chức truyền thông về Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế tới cán bộ, đoàn viên công đoàn Công ty Fujikin.

Cùng với việc tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Công đoàn cơ sở, Công đoàn các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội cũng tham khảo, cung cấp cho Công đoàn cơ sở về: Tổng hợp mức điều chỉnh tăng lương, các khoản phụ cấp, trợ cấp... của các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp để cán bộ Công đoàn cơ sở tham khảo trước khi đưa ra đề xuất, kiến nghị tại doanh nghiệp mình cho phù hợp.

Từ thực tiễn hoạt động, Chủ tịch Công đoàn các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội Nguyễn Đình Thắng đề xuất với LĐLĐ Thành phố:

- Tăng cường tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và Công đoàn cơ sở có đông đoàn viên, công nhân lao động; quan tâm chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn giữa các Công đoàn cơ sở về công tác thương lượng, ký kết TƯLĐTT.

- Thành lập nhóm chuyên gia, giảng viên về TƯLĐTT của LĐLĐ Thành phố để hỗ trợ đội ngũ cán bộ Công đoàn cơ sở. Song song với đó, cần tăng cường công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật tại các doanh nghiệp để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Công viên Thống Nhất sẽ là điểm cầu “Vang mãi khúc khải hoàn" tại Hà Nội tối 27/4

Công viên Thống Nhất sẽ là điểm cầu “Vang mãi khúc khải hoàn" tại Hà Nội tối 27/4

Công viên Thống Nhất - biểu tượng lịch sử của khát vọng hòa bình, Bắc Nam sum họp sẽ là một trong ba điểm cầu đặc biệt trong chương trình truyền hình trực tiếp "Vang mãi khúc khải hoàn" kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
6/6 học sinh đoạt Huy chương Vàng tại kỳ thi Olympic Giao lưu Toán học Turkmenistan lần thứ 2

6/6 học sinh đoạt Huy chương Vàng tại kỳ thi Olympic Giao lưu Toán học Turkmenistan lần thứ 2

Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, tham dự kỳ thi Olympic Giao lưu Toán học Turkmenistan lần thứ 2 (2nd International Mathematical Olympiad for High School Students, Turkmenistan), đoàn học sinh Việt Nam đã đạt thành tích xuất sắc với 6/6 học sinh đoạt Huy chương Vàng.
Hoạt động hướng tới người lao động, vì người lao động phải bền bỉ, thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi

Hoạt động hướng tới người lao động, vì người lao động phải bền bỉ, thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho rằng, Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là dịp để cùng nhau tôn vinh những thành quả lao động, nâng cao ý thức về an toàn lao động, và cam kết tiếp tục đồng hành vì một tương lai bền vững, vì giai cấp công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới. Những hoạt động hướng tới người lao động, vì người lao động không chỉ trong Tháng Công nhân, mà phải bền bỉ, thường xuyên, mọi lúc mọi nơi.
Đại tiệc nhạc nước và pháo hoa rực rỡ tối 30/4 tại Vạn Phúc City

Đại tiệc nhạc nước và pháo hoa rực rỡ tối 30/4 tại Vạn Phúc City

Lễ 30/4 và 1/5 năm nay, khán giả không thể bỏ qua một “đại tiệc” âm thanh - ánh sáng - nhạc nước và pháo hoa hoành tráng tại Vạn Phúc City tối 30/4.
Sử dụng hiệu quả nhà, đất công khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Sử dụng hiệu quả nhà, đất công khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 114/2024/NĐ-CP ngày 15/9/2024; Nghị định số 50/2025/NĐ-CP ngày 28/2/2025 tạo cơ sở pháp lý cho việc sắp xếp, xử lý đối với trụ sở, tài sản công khi thực hiện sắp xếp, sáp nhập, giải thể… Trong đó đã quy định cụ thể các tình huống phát sinh về xử lý tài sản công khi thực hiện sắp xếp, tổ chức bộ máy.
TRỰC TUYẾN: Chính sách liên quan đến người lao động khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

TRỰC TUYẾN: Chính sách liên quan đến người lao động khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Sáng nay (26/4), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức chương trình Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách với chủ đề: “Những vấn đề mới của Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, chính sách đối với cán bộ nghỉ trước tuổi khi thực hiện tinh gọn bộ máy”.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Chính sách đối với cán bộ nghỉ trước tuổi khi thực hiện tinh gọn bộ máy

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Chính sách đối với cán bộ nghỉ trước tuổi khi thực hiện tinh gọn bộ máy

Sáng nay (26/4), hơn 300 đoàn viên, người lao động huyện Đan Phượng tham gia buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến với chủ đề: "Những vấn đề mới của Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, chính sách đối với cán bộ nghỉ trước tuổi khi thực hiện tinh gọn bộ máy”.

Tin khác

Khi công đoàn “lên mạng”: Cô giáo mầm non cũng thành “chuyên gia số”

Khi công đoàn “lên mạng”: Cô giáo mầm non cũng thành “chuyên gia số”

Chuyển đổi số không còn là khái niệm xa lạ trong khối hành chính sự nghiệp, nhưng ở các trường mầm non, nơi hằng ngày cán bộ công đoàn phải “gõ cửa trái tim” các cô giáo bằng sự thấu cảm, sáng tạo và linh hoạt, thì chuyển đổi số lại mang một ý nghĩa khác: Nhẹ nhàng, thiết thực, giúp “giảm tải” và “tăng yêu”. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với cô Phạm Thị Tuyết, Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn trường Mầm non B thị trấn Văn Điển (huyện Thanh Trì, Hà Nội) để lắng nghe câu chuyện “bình dân học vụ số” đầy cảm hứng.
Cán bộ công đoàn thời 4.0: Không chỉ nhiệt huyết, mà cần cả kỹ năng số

Cán bộ công đoàn thời 4.0: Không chỉ nhiệt huyết, mà cần cả kỹ năng số

Công tác công đoàn ngày càng đòi hỏi nhiều hơn: không chỉ là sự nhiệt tình, tận tâm mà còn cần tư duy đổi mới, kỹ năng số và khả năng kết nối đa chiều. Trong cuộc trò chuyện cùng bà Nguyễn Thị Thu Hà - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì, chúng tôi đã lắng nghe nhiều chia sẻ tâm huyết về những khó khăn, nỗ lực và kỳ vọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở trong bối cảnh hiện đại.
Phát huy phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” gắn với chuẩn mực của phụ nữ Thủ đô

Phát huy phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” gắn với chuẩn mực của phụ nữ Thủ đô

Với những sáng tạo và đổi mới, việc triển khai phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện Thanh Trì sẽ không ngừng phát triển, lan toả và đạt nhiều kết quả.
Tình nghĩa Công đoàn

Tình nghĩa Công đoàn

Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, đơn vị hiện đang trực tiếp chỉ đạo 45 Công đoàn cơ sở với 6.761 công nhân, viên chức, lao động; trong đó có 1.322 nữ đoàn viên. Trong thời gian qua, các hoạt động chăm lo tới đoàn viên nữ nói riêng và lao động nữ trong toàn ngành GTVT Thủ đô nói chung được triển khai hiệu quả và đi vào chiều sâu.
Nâng cao đời sống tinh thần

Nâng cao đời sống tinh thần

Không chỉ chăm lo về vật chất, Công đoàn Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Hiếu Linh (thuộc LĐLĐ huyện Thường Tín) còn chú trọng chăm lo đời sống tinh thần cho đoàn viên, người lao động.
Để mỗi phong trào thi đua trở thành động lực phát triển

Để mỗi phong trào thi đua trở thành động lực phát triển

Công đoàn Trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội trực thuộc Liên đoàn Lao động quận Cầu Giấy. Tập thể cán bộ viên chức, lao động, đoàn viên công đoàn có 103 người, trong đó có 88 đoàn viên Công đoàn.
Giỏi công nghệ để nâng cao hiệu quả

Giỏi công nghệ để nâng cao hiệu quả

Là Công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ quận Hoàn Kiếm, Công đoàn phường Hàng Bạc luôn đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Đặc biệt Công đoàn tạo điều kiện và động viên, khen thưởng kịp thời cá nhân tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nhất là về công nghệ thông tin để đáp ứng tốt nhiệm vụ.
Kinh nghiệm từ một trường tiểu học

Kinh nghiệm từ một trường tiểu học

Những năm qua, các cấp Công đoàn thuộc LĐLĐ quận Cầu Giấy đã có nhiều cách làm sáng tạo, thiết thực, hiệu quả, từng bước đưa việc học tập và làm theo Bác trở thành việc làm thường xuyên trong đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), góp phần tích cực vào đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và sự tăng trưởng kinh tế của địa phương. Đáng chú ý, tại Trường Tiểu học An Hòa, Công đoàn Trường đã có nhiều giải pháp đưa phong trào đi vào chiều sâu.
Khi Công đoàn phát huy vai trò

Khi Công đoàn phát huy vai trò

Những năm qua, công đoàn Trường Tiểu học Yên Sở đã phát huy hiệu quả các phong trào thi đua qua đó triển khai thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn, góp phần quan trọng vào mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng Trường Tiểu học Yên Sở ngày càng phát triển vững mạnh.
Chăm lo cho “tài sản” quý

Chăm lo cho “tài sản” quý

Phương châm hành động xuyên suốt của Ban Giám đốc và Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Denso Việt Nam là tăng cường đảm bảo công tác an toàn, vệ sinh lao động, nhằm tạo môi trường làm việc thân thiện, an toàn, an tâm, ấm áp.
Xem thêm
Phiên bản di động