Công đoàn cần khẳng định vai trò trong đối thoại, thương lượng tập thể và bảo vệ người lao động
Dự Hội thảo có Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Văn Thuật; các chuyên gia đến từ: Hội đồng lý luận Trung ương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Trường Đại học Công đoàn, Viện Công nhân và Công đoàn, đại diện một số Công đoàn ngành, LĐLĐ các tỉnh, thành phố…
Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải chủ trì Hội thảo. |
Phát biểu đề dẫn tại Hội thảo, TS Vũ Minh Tiến - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam) nhấn mạnh tới một số nội dung cần tập trung như: Sự cần thiết, có tính sống còn của việc xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh và thu hút, tập hợp người lao động vào tổ chức Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới; điều kiện kinh tế - xã hội tác động đến vấn đề tập hợp, phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức Công đoàn trong thời gian tới; một số hình thức liên kết “động và mở” giữa các tổ chức đại diện của người lao động dựa trên mối quan tâm và lợi ích chung trên cơ sở tôn trọng quan tâm riêng và lợi ích riêng; đề xuất các giải pháp, kiến nghị xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, thu hút, tập hợp người lao động và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Chia sẻ giải pháp thu hút, tập hợp người lao động, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp vào Công đoàn Việt Nam, ông Nguyễn Duy Phúc - Trung tâm Hỗ trợ phát triển quan hệ lao động cho rằng: Yếu tố quyết định hành vi gia nhập tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở là thu nhập, thời gian làm việc, các điều kiện làm việc và cuộc sống tốt hơn (gắn với nơi làm việc).
Do đó, để thu hút và tập hợp người lao động, Công đoàn đã, đang và sẽ tiếp tục cần thực hiện các biện pháp cụ thể như: Thực hiện tốt vai trò đại diện trong đối thoại, thương lượng tập thể và bảo vệ người lao động nhằm: Giúp người lao động có thu nhập cao hơn; duy trì thời gian và cường độ lao động hợp lý; cải thiện điều kiện làm việc cụ thể tại doanh nghiệp.
“Trong đó, đối thoại tại nơi làm việc đang là một cách thức phổ biến và đang thực hiện ngày càng hiệu quả, góp phần trực tiếp vào nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện làm việc. Thương lượng tập thể, tuy có xu hướng đi vào thực chất hơn nhưng cơ bản vẫn là thách thức lớn nhất”, ông Nguyễn Duy Phúc nhấn mạnh.
TS Vũ Minh Tiến - Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn phát biểu tại Hội thảo. |
Thảo luận tại Hội thảo, ông Nguyễn Mạnh Cường - nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho rằng: Một trong những chức năng cốt lõi của tổ chức Công đoàn là đại diện và bảo vệ quyền lợi của đoàn viên và người lao động trong quan hệ lao động. Bởi vậy, vấn đề tổ chức và hoạt động của tổ chức Công đoàn cũng cần được điều chỉnh, đổi mới để phù hợp với sự phát triển mới của quan hệ lao động tại Việt Nam trong những năm tới.
Nhấn mạnh cơ cấu lao động sẽ tiếp tục thay đổi theo hướng tỷ trọng nhân lực làm trong khu vực công nghiệp sẽ ngày càng cao, tổng số nhân lực làm trong khu vực tư nhân (bao gồm FDI) sẽ ngày càng cao và sẽ chủ yếu tập trung ở khu công nghiệp, ông Nguyễn Mạnh Cường khuyến nghị: Công đoàn Việt Nam nên coi địa bàn khu công nghiệp, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp tư nhân và FDI là “mặt trận” quan trọng nhất và nên tập trung nhiều nguồn lực vào mặt trận này: tăng cường năng lực cho Công đoàn khu công nghiệp.
Đại biểu thảo luận tại Hội thảo. |
Kết luận Hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Thanh Hải nhấn mạnh: Nói đến tổ chức Công đoàn, không thể bỏ quên đối tượng chính là đoàn viên, người lao động, và việc đảm bảo sàn an sinh xã hội, đảm bảo quyền lợi cho người lao động đóng vai trò quan trọng.
Theo ông Trần Thanh Hải, Công đoàn Việt Nam có 4 cấp, song dù có thay đổi như nào thì điều quan trọng là ở mỗi cấp, hoạt động công đoàn phải có sự khác biệt, chứ không thể trùng lắp, dập khuôn giống nhau. Công đoàn cấp trên cần phải trợ lực, tăng thêm sức mạnh cho Công đoàn cấp dưới, đặc biệt là Công đoàn cơ sở. Xét thấy cấp nào quan trọng thì cần dồn nguồn lực cho cấp đó để hoạt động công đoàn thực chất, hiệu quả, thể hiện rõ nét vai trò đại diện cho đoàn viên, người lao động.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50