Không để lãng phí nguồn lực đất đai!

(LĐTĐ) Thực tiễn cho thấy, nếu có quy hoạch tốt, quản lý Nhà nước tốt, nhà đầu tư tốt thì không chỉ kinh tế địa phương phát triển mà người dân cũng được hưởng lợi và ngược lại. Bởi thế, vấn đề quy hoạch và tầm nhìn cơ quan quản lý cấp địa phương rất quan trọng.
Chuẩn bị ban hành Nghị quyết mới của Trung ương về đất đai Khó tiếp cận thông tin quy hoạch dẫn đến sốt ảo, thao túng thị trường đất đai
Không để lãng phí nguồn lực đất đai!
Ảnh minh họa.

Nghị trường Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV trong phiên làm việc ngày 30/5 thảo luận chuyên đề báo cáo giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực (1/1/2019). Trong đó, nhiều đại biểu đã nêu lên những bất cập liên quan đến quy hoạch, công tác quản lý quy hoạch và đi đến kết luận quy hoạch phải làm sao ít ảnh hưởng đến người dân nhất.

Như chúng ta đều biết, muốn phát triển kinh tế phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Muốn chuyển đổi mô hình tăng trưởng phải sử dụng quỹ đất, chuyển đổi mục đích sử dụng quỹ đất một cách hợp lý, khoa học, dựa trên nền tảng: Nhà nước, nhà đầu tư, người dân đều hưởng lợi. Tuy nhiên, có một thực tế hiện nay liên quan đến công tác khiếu nại, khiếu kiện, tố cáo… lĩnh vực đất đai chiếm tỷ lệ cao nhất. Thậm chí, không ít cán bộ, doanh nhân đang vướng vào vòng lao lý cũng liên quan đến đất đai!

Nhân việc Quốc hội tiến hành thảo luận chuyên đề giám sát tối cao việc thực hiện chính sách pháp luật công tác quy hoạch và việc trên địa bàn cả nước có rất nhiều dự án treo làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế của người dân, lại nhớ vừa qua có dịp về quê, nhìn mảnh đất ven biển vốn trước đây rừng phi lao tươi tốt chắn gió, chắn bão cho làng quê phía trong nay bị trơ trọi vì dự án bị bỏ hoang chưa triển khai mới thấy chua xót!

Một bác nông dân ở thôn Phú Đông, phường Hải Lĩnh, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa (trước đây là thôn 2, xã Hải Lĩnh, huyện Tĩnh Gia) cho hay, từ những năm 2018 bắt đầu tiến hành giải tỏa, đền bù, đến nay dự án từng được kỳ vọng ở quê ông vẫn nằm "trơ gan cùng tuế nguyệt". Người dân không có đất sản xuất, còn đất thì để hoang, mùa bão thì không còn phi lao để che chắn cho dân làng!

Theo dự kiến, đây sẽ là khu nghỉ dưỡng cao cấp góp phần chuyển dịch kinh tế và tạo công ăn việc làm cho người dân. Nhưng từ đó đến nay, dù đã lần lượt đổi tên từ Khu nghỉ dưỡng sinh thái bốn mùa đến Khu du lịch Tiên Sa và hiện tại chuyển sang tên rất tây “Shiki Hải Lĩnh Park”. Mặc dù dự án bị “đắp chiếu” chưa thể thi công, nhưng vừa qua Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa cũng đã ban hành quyết định về việc điều chỉnh quy hoạch khu nghỉ dưỡng cao cấp cả về mở rộng diện tích (lên trên 17 ha) lẫn vốn đầu tư.

“Dự án này qua bao năm, với 3 lần chuyển đổi tên vẫn chưa thể triển khai, thì cũng tại thôn Phú Đông (phần đất của thôn 1 trước đây đối diện với dự án Shiki Hải Lĩnh Park), một doanh nghiệp khác cũng đã xin tỉnh đầu tư dự án nghỉ dưỡng với quy mô khoảng 17 ha, hiện tại đang tiến hành đo đạc để thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng. Người dân lo, nếu cứ như dự án cũ, lấy đất rồi chuyển đổi, rồi để đó..., không biết những hộ dân bị thu hồi đất sẽ đi về đâu. Vì thực tế, giá tiền đền bù chênh lệch rất lớn so với giá đất thị trường vốn đang trong cơn sốt như hiện nay. Còn đất tái định cư cũng chẳng thấy”, một người dân cho hay.

Tận mắt chứng kiến và nghe người dân kể lại, ở phạm vi bài viết này không đề cập đến công tác đền bù, mà chỉ đề cập góc độ quy hoạch, hy vọng có những góc nhìn khách quan, khoa học nhằm rút ra những bài học trong công tác quản lý Nhà nước. Ví dụ, kể từ khi huyện Tĩnh Gia chuyển thành thị xã Nghi Sơn, bên cạnh quy hoạch chung, lẽ ra tỉnh Thanh Hóa phải tiến hành quy hoạch phân khu.

Cụ thể, khu nào đã và sẽ làm công nghiệp, khu nào đã và sẽ làm dịch vụ, khu nào đã và sẽ sản xuất nông nghiệp, đất nào dành riêng cho công tác tái định cư khi người dân bị thu hồi đất một cách khoa học. Trên cơ sở đó, tỉnh, huyện sẽ tiến hành xúc tiến đầu tư để mời gọi doanh nghiệp có tiềm năng nhằm tạo động lực cho sự phát triển. Nghĩa là đề bài là thị xã tham mưu cho tỉnh ra quy hoạch, mặt bằng, doanh nghiệp chỉ căn cứ vào đó tiến hành xúc tiến đầu tư. Mặt bằng quy hoạch đã có, doanh nghiệp phải đầu tư về quy mô (diện tích, vốn, tính khả thi) như thế nào theo đúng yêu cầu của địa phương (đề bài) thì mới có đủ điều kiện tham gia tuyển chọn đầu tư.

Nhưng ở đây, trong công tác quy hoạch và đầu tư dường như đang có quy trình ngược. Doanh nghiệp đến địa phương ưng chỗ nào, làm đơn xin cấp có thẩm quyền để tiến hành quy trình đầu tư. Việc làm này không chỉ dẫn đến đầu tư manh mún, dàn trải, không hiệu quả, thậm chí dẫn đến quy hoạch treo.

Điển hình, cả dải đất của thị xã Nghi Sơn, đặc biệt từ khu du lịch Hải Hòa ra đến phường Hải Châu vốn khá đẹp (ngoại trừ dự án du lịch nghỉ dưỡng do Tập đoàn T&T đầu tư tại phường Tân Dân có quy mô tương đối lớn) thì hầu như không có dự án nào tầm cỡ. Đất đai bị “băm nhỏ”, bởi những dự án “nho nhỏ”, trong đó có một số dự án vẫn chưa thể triển khai. Nếu có quy hoạch tốt, tầm nhìn tốt, cả một dải ven biển kéo dài mấy chục cây số chắc chắn sẽ quy tụ được được các nhà đầu tư tiềm năng phát triển các dự án du lịch, nghỉ dưỡng quy mô… để cùng với vùng lõi khu công nghiệp, thị xã Nghi Sơn ngày càng phát triển hơn. Người dân thực sự hưởng lợi từ chuyển đổi mô hình tăng trưởng hơn!

Đất với nhân dân gắn bó như máu với thịt, dân số thì luôn tăng, nguồn lực đất đai thì có hạn, để sử dụng đất đai một cách bền vững, hài hòa, tránh lãng phí… đã đến lúc chúng ta nên rà soát lại công tác quy hoạch và quá trình chuyển đổi, mục đích sử dụng đất trên địa bàn cả nước hiện nay trước khi tiến hành sửa đổi Luật Đất đai như lộ trình mà Quốc hội đề ra. Kiên quyết thu hồi, nói không với những dự án treo, nhà đầu tư thiếu năng lực, đồng thời xem xét lại công tác quy hoạch gắn với trách nhiệm của chính quyền nhằm tránh lãng phí nguồn lực đất đai!

L.Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Tin khác

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình

Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Đất nước đã đi được chặng đường gần 40 năm đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Những thành tựu đạt được trên bình diện kinh tế - đối ngoại… là chưa từng có. Song để hiện thực hóa mục tiêu đất nước hùng cường vào thời điểm kỷ niệm 100 năm thành lập nước, cần phải có những bước đột phá chiến lược.
Đoàn kết vì mục tiêu chung

Đoàn kết vì mục tiêu chung

(LĐTĐ) Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Chính vì thế, ngày 18/11 hằng năm được lấy làm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

(LĐTĐ) Dù khoa học công nghệ có phát triển ở mức độ nào, con người vẫn là yếu tố quyết định. Trên bình diện quản trị quốc gia, bộ máy của hệ thống chính trị càng tinh gọn thì hiệu lực, hiệu quả càng cao. Chính vì thế, một lần nữa thảo luận ở tổ bàn về kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập đến “cách mạng tinh gọn bộ máy” theo nguyên tắc mà V.I Lê- nin đã nói: “thà ít mà tốt”. Hay như Bác Hồ đã dạy “vừa hồng, vừa chuyên”.
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”

Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”

(LĐTĐ) Mới đây, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với 424/426 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 88,52% tổng số đại biểu Quốc hội).
Xây trường và học phí

Xây trường và học phí

(LĐTĐ) Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình phát triển kinh tế với nhiều loại hình nhằm thu lại hiệu quả kinh tế cao nhất, thu ngân sách nhiều nhất để Nhà nước đầu tư tốt nhất cho chính sách an sinh - xã hội góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu - nước mạnh; dân chủ, công bằng, văn minh.
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai

Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai

(LĐTĐ) Chỉ với 21,7 km thuộc dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn từ Ba La (Hà Đông) đến Xuân Mai (Chương Mỹ) có tổng mức đầu tư trên 8.100 tỷ đồng, được khởi công cuối năm 2022 và dự kiến hoàn thành năm 2027, song đến thời điểm này “chưa chắc” về đích đúng tiến độ là điển hình về các điểm nghẽn liên quan đến các luật Đầu tư công, Quy hoạch và một số vấn đề khác.
Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

(LĐTĐ) Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành cũng như trong cuộc sống, nếu không có các bước đột phá và đổi mới, sáng tạo sẽ rất khó thành công. Bởi đột phá chính là đòn bẩy tạo động lực cho phát triển.
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

(LĐTĐ) Sợ tham nhũng, không dám tham nhũng từ công cuộc chống tham nhũng không ngừng nghỉ đến đổi mới cơ chế, chính sách (thể chế) để bịt mọi kẽ hở có thể dẫn đến tham nhũng, điều quan trọng cuối cùng phải xây dựng được một nền kinh tế đủ mạnh, với mức lương đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sao cho mọi cán bộ, công chức, viên chức không muốn tham nhũng mới là điều quan trọng. Kỷ nguyên vươn mình dân tộc vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh mới thành hiện thực.
Xem thêm
Phiên bản di động