Khơi thông dòng tiền trong dân
Cần quản lý chặt để tránh những hệ lụy Vì sao thu nhập giảm, giá bất động sản tăng? Đất nền vùng ven tăng giá, “đi ngược” mùa dịch |
Ảnh minh họa. |
Nay đã hơn 15 năm không biết số tiền “găm” trong dân chính thức là bao nhiêu, nhưng chắc chắn là rất lớn. Những tháng qua, khi giá bất động sản lên “cơn sốt”, rất nhiều người chuyển sang đầu tư lĩnh vực này càng chứng minh tiền trong dân cư vẫn rất nhiều.
Như đã đề cập, đối với nhà đầu tư nói chung, người dân nói riêng họ có quyền đầu tư vào bất kỳ lĩnh vực nào mà pháp luật cho phép miễn có lời. Đặt trong bối cảnh do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, lãi suất tiền gửi ngân hàng liên tục giảm sâu, thị trường chứng khoán cũng không mấy khởi sắc… nhà đầu tư, người dân lại “đổ” tiền vào bất động sản để kiếm lời cũng là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, xét trên bình diện kinh tế, việc người dân “đổ” tiền đầu tư vào thị trường bất động sản sẽ không phải là dấu hiệu tốt. Vì như vậy, “mạch máu” cung cấp vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế thông qua thị trường chứng khoán, tài chính, ngân hàng sẽ bị nhỏ lại. Đặc biệt, trong bối cảnh liên tiếp những năm qua, do nguồn ngân sách chưa đủ mạnh, mỗi năm nước ta phải đi vay khoản tiền khá lớn cho đầu tư…thì việc huy động hàng tỷ USD “găm” trong dân mới thấy quý giá.
Vấn đề đặt ra, thời gian tới khi tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát, bên cạnh việc khai thông điểm nghẽn nguồn vốn huy động qua hệ thống tín dụng, thị trường chứng khoán… các cơ quan quản lý Nhà và hoạch định chính sách cần nghiên cứu để tham mưu cho Chính phủ mở thêm các “kênh” đầu tư hấp dẫn để người dân “tự nguyện” góp vốn vào.
Ví như cơ chế hợp tác công- tư (PPP) vào các lĩnh vực giao thông, xây dựng, dịch vụ… Vì khi và chỉ khi nhà nước có các cơ chế khai thông nguồn vốn trong dân thì chúng ta mới tận dụng “sức mạnh” nội lực cho đầu tư, phát triển, còn không khai thông được nguồn vốn nhàn rỗi “găm” trong dân thì chúng ta vẫn phải đi vay để lấy tiền đầu tư. Dòng tiền nhàn rỗi “đôi khi” bị cuốn vào xu thế đầu tư đám đông, như lĩnh vực bất động sản hiện nay sẽ dẫn đến hệ lụy khó lường.
Bởi thế, khai thông đồng vốn trong nhân dân theo các chuyên gia là cùng lúc thực hiện được hai mục đích: Có vốn cho đầu tư phát triển, giảm phụ thuộc nguồn vốn vay nước ngoài; Tiền không bị “bàn tay vô hình” lôi kéo vào những vụ đầu tư bất động sản để tạo nên những cơn sốt ảo…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thí điểm xử lý vật chứng, tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa
TP.HCM: Tiến độ giải ngân "rùa bò" tại các dự án trọng điểm
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa
Đề nghị mức án đối với cựu Chủ tịch, Bí thư tỉnh Bắc Ninh
Hà Nội tháo gỡ vướng mắc dự án chậm triển khai
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực quy hoạch, đầu tư, đấu thầu
Tin khác
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí
Thời sự 22/10/2024 14:06
Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”
Bình luận 21/10/2024 11:05
Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Thời sự 09/10/2024 07:32
Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 03/10/2024 15:35
Thu nhập và 1m2 nhà!
Bình luận 01/10/2024 10:08
Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân
Bình luận 29/09/2024 20:05
Kỳ 2: Lấy giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị làm trọng tâm
Bình luận 27/09/2024 09:10
Quyết định hợp lòng dân
Bình luận 26/09/2024 08:29