Kỷ niệm 40 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ Quốc (17/2/1979 - 17/2/2019):

Khẳng định chân lý kẻ thù nào cũng đánh thắng

(LĐTĐ) Vừa ra khỏi cuộc chiến tranh chống lại sự can thiệp của đế quốc Mỹ thống nhất đất nước (30/4/1975); giải phóng biên giới Tây Nam và giúp nước bạn Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng, tưởng tiếng súng sẽ im trên quê hương Việt Nam thanh bình, thì một lần nữa quân và dân nước ta, đặc biệt các tỉnh biên giới phía Bắc lại phải chiến đấu bảo vệ phên dậu biên giới của Tổ quốc mến yêu mà đỉnh cao là những tháng đầu năm 1979 của thế kỷ trước.  
khang dinh chan ly ke thu nao cung danh thang Hồi ức về chiến trường K của những người đi qua cuộc chiến

TỪ BỐI CẢNH LỊCH SỬ…

Sự thay đổi trong quan hệ tam giác chiến lược giữa Trung Quốc, Liên Xô, Mỹ (gọi tắt là trục Trung- Xô- Mỹ) thập niên 70 của thế kỷ XX và Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Việt Nam đã ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ đoàn kết, hữu nghị Việt Nam- Trung Quốc.

khang dinh chan ly ke thu nao cung danh thang
Xe tăng, xe bọc thép của quân đội Trung Quốc vượt sông tiến vào biên giới nước ta (ảnh tư liệu).

…Trái ngược với tình trạng xấu đi trong mối quan hệ Trung - Xô, thì mối quan hệ Việt –Xô (1965- 1975) phát triển càng trở nên mạnh mẽ. Điều này đã tác động đến toan tính chiến lược của Trung Quốc. Đặc biệt, sau khi nước CHXHCN Việt Nam và LBXHCN Xô - Viết ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác (3/11/1978) đã đề cập đến mối quan hệ hợp tác toàn diện trên tất cả mọi lĩnh vực, trong đó có an ninh, quốc phòng càng làm mối quan hệ Việt - Trung xấu đi. Cạnh đó, sau khi quân tình nguyện Việt Nam giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng Pon Pot vào ngày 7/1/1979 càng đẩy mối quan hệ Trung Quốc – Việt Nam lên đỉnh điểm.

Tuy nhiên, trước đó bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, phía Trung Quốc đã nhiều lần tạo cớ gây hấn, khiêu khích. Cụ thể, trong các năm 1975 đến 1978 Trung Quốc đã tăng cường các hoạt động quân sự, khiêu khích vũ trang, xâm lấn đất đai tổng cộng 4.094 vụ. Trong đó, từ tháng 5/1978 Trung Quốc vô cớ dựng lên sự kiện “nạn kiều”, mà thực chất là dụ dỗ, đe dọa, lần lượt cưỡng ép 20 vạn Hoa kiều đang sống yên ổn ở Việt Nam phải về nước. Tiếp đó họ trắng trợn vu cáo Việt Nam ngược đãi, khủng bố xua đuổi Hoa Kiều, rút chuyên gia gây ra tình hình hết sức căng thẳng. Và đi kèm đó, từ cuối năm 1978 Trung Quốc tăng cương làm đường cơ động sát biên giới Việt Nam, xây dựng các căn cứ, hệ thống kho tàng, vận chuyển tập kết vật chất, sơ tán nhân dân về phía sau. Đồng thời, thực hiện các hoạt động nghi binh, đề ra kế hoạch “dạy cho Việt Nam một bài học”. Tiếp đó họ dựng lên thông tin Việt Nam lấn chiếm đất đai nên phải tự vệ…

khang dinh chan ly ke thu nao cung danh thang
Dân và quân địa phương của ta chống trả quyết liệt (ảnh tư liệu)

Chính vì thế, từ tháng 8/1978 phía Trung Quốc đã điều động lực lượng từ phía sau ra biên giới với 9 quân đoàn và 5 sư đoàn độc lập (tổng cộng 32 sư đoàn bộ binh), cùng 550 xe tăng, xe bọc thép, 2.558 pháo, 676 máy bay… Trên hướng biển, Trung Quốc cũng đã huy động hàng chục tàu chiến thuộc Hạm đội Nam Hải hỗ trợ.

…ĐẾN CUỘC CHIẾN TRANH XÂM LƯỢC

Sau khi đã chuẩn bị kỹ càng, đêm 16 rạng sáng ngày 17/2/1979 (đêm thứ Bảy rạng ngày Chủ nhật) lợi dụng trời tối, sương mù phía Trung Quốc bí mật đưa lực lượng lớn quân đội vượt biên, luồn sâu, ém sẵn ở nhiều khu vực toàn tuyến biên giới, từ Pò Hèn (Quảng Ninh) đến Pa Nậm Cúm (Lai Châu). Đồng thời, triển khai đội hình gồm một lực lượng lớn áp sát biên giới chuẩn bị tấn công.

Việc mở cuộc chiến tranh trên biên giới phía Bắc theo giới quân sự và sử học là nhằm giúp Trung Quốc thực hy vọng thực hiện được 5 mục tiêu: Một cứu chế độ diệt chủng Pon Pol; Hai là tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ để giúp họ xây dựng bốn hiện đại hóa (nông nghiệp, công nghiệp, quân đội, khoa học- kỹ thuật); Ba là phá hoại nền quốc phòng và làm nền kinh tế của ta suy yếu; Bốn, uy hiếp Lào từ phía Bắc để suy yếu liên minh chiến đấu Việt- Lào và Năm là thăm dò phản ứng của Liên Xô và dư luận thế giới.

Mưu đồ của chính quyền Trung Quốc là vậy. Với nước ta, những năm 78 quân và dân đang “căng mình” chống lại quân Pon Pol xâm lược ở biên giới Tây Nam, song trước tình hình biên giới phía Bắc lâm nguy cũng như đoán được mưu đồ của đối phương, tháng 7/1978 Hội nghị Trung ương lần thứ tư (Khóa IV) của Đảng chỉ rõ tập trung lực lượng để giải quyết nhanh nhiệm vụ bảo vệ biên giới Tây Nam; đồng thời động viện, tăng cường lực lượng và công tác phòng thủ đất nước ở phía Bắc. Tiếp đó, ngày 6/1/1979 BCH Trung ương ra Chỉ thị về tăng cường chiến đấu các tỉnh phía Bắc, nêu rõ: “Phải theo dõi nắm chắc tình hình địch, kịp thời phát hiện âm mưu và hành động tiến công phá hoại của chúng. Gấp rút đẩy mạnh công tác sẵn sàng chiến đấu ở các địa phương trên toàn tuyến biên giới. Bảo đảm đánh bại địch ngay từ đầu trong bất kỳ tình huống nào”.

khang dinh chan ly ke thu nao cung danh thang
Bộ đội chủ lực của ta kịp thời tấn công địch từ phía Lạng Sơn buộc quân thù phải chùn bước (ảnh tư liệu)

Thực hiện chỉ đạo của Trung ương, các Quân khu 1, 2 và nhân dân các tỉnh biên giới phía Bắc gấp rút củng cố thế trận phòng, thủ, chấn chỉnh các tổ chức biên chế, bổ sung quân số, trang bị khí tài… sẵn sàng chiến đấu bảo vệ toàn vẹn chủ quyền đất nước.

VÀ CHIẾN THẮNG CỦA QUÂN, DÂN TA

Với tư tưởng “Nam Quốc Sơn Hà Nam đế cư…”, với phương châm “khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”, một lần nữa bắt đầu từ ngày 17/2/1979 đến giữa đầu tháng 3/1979 quân và dân ta, đặc biệt các tỉnh biên giới phía Bắc lại đứng lên đánh đuổi quân thù xâm lược bờ cõi.

Cụ thể, trên mặt trận Lạng Sơn (Quân khu 1), mở đầu đợt tấn công đối phương sử dụng các Quân đoàn 43,55 và 54 (dự bị), có 160 xe tăng, xe bọc thép, 350 pháo cơ giới chia làm nhiều mũi đánh vào bản Chắt (Đình Lập), Chi Ma, Ba Sơn (Lộc Bình), Tân Thanh, Tân Yên (Văn Lãng) và khu vực thị trấn Đồng Đăng.

Trên mặt trận Cao Bằng (Quân khu 1), sáng 17/2/1979 Trung Quốc huy động 2 quân đoàn (41, 42) và Quân đoàn 50 (thiếu) làm lực lượng dự bị, hai Trung đoàn địa phương là Quảng Tây, 4 Trung đoàn độc lập, 225 xe tăng, bọc thép, hơn 300 pháo cơ giới cùng nhiều đơn vị sơn cước chia làm hai cánh: Một do Quân đoàn 41 đảm nhiệm tiến công vào Thông Nông, Hà Quảng; Một cánh do Quân đoàn 42 đảm nhiệm tiến công vào Phục Hòa, Đông Khê. Mục tiêu là đánh vào thị xã Cao Bằng và tiêu diệt Sư đoàn 346 của ta.

Trên mặt trận Hoàng Liên Sơn (nay thuộc tỉnh Lào Cai, Yên Bái Quân khu 2), từ 4 giờ sáng ngày 17/2 Trung Quốc dùng pháo binh bắn phá một số mục tiêu của ta. Sau đó, huy động 2 quân đoàn (13, 14) một sư đoàn thuộc Quân đoàn 50 cùng một số Trung đoàn địa phương gồm 10 xe tăng, bọc thép và 450 khẩu pháo chia làm hai cánh: Một đánh vào thị xã Lào Cai và thị xã Cam Đường; hai đánh vào Mường Khương, Bản Phiệt, Phố Lu.

Trên mặt trận Lai Châu (Quân khu 2), phía Trung Quốc huy động Quân đoàn 11 đánh vào Pa Nậm Cúm, Nậm Cáy, Nâm Xe và mục tiêu chính là thị trấn Phong Thổ… Trên mặt trận Hà Tuyên (nay là Hà Giang) phía Trung Quốc huy động 2 sư đoàn và một số trung đoàn địa phương chia làm ba mũi tấn công vào khu vực Thanh Thủy, Đồng Văn và Mèo Vạc. Trên mặt trận Quảng Ninh, Trumg Quốc tấn công vào Than Phán (Móng Cái) và Cao Ba Lanh (huyện Bình Lưu)…

Trước khí thế tấn công của quân thù,quân và dân các tỉnh biên giới phía Bắc đã chống trả quyết liệt, gây ra những tổn thất hết sức lớn lao đối với quân xâm lược. Tuy nhiên, để đảm bảo cuốc chiến đấu thắng lợi, ít gây tổn thất nhất, ngày 4/3/1979 BCH Trung ương la Lời Kêu gọi quân và dân cả nước quyết tâm giữ vững biên cương của Tổ Quốc. Đồng thời, ngày 5/3/1979 Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam công bố Lệnh tổng động viên. Đáp lời kêu gọi của BCHTW, Lệnh Tổng động viên của Chủ tịch nước cả nước hết lòng, hết sức chi viện cho tiền tuyến.

…Quân đã mạnh, lực lượng đã đông, phát huy hào khí quật cường của dân tộc anh hùng, của đất nước anh hùng không chịu để một tấc đất vào tay kẻ thù, dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu- quân và dân ta đã kiêng cường, sáng tạo bẽ gãy và dáng từng đòn đau xuống kẻ thù xâm lược. Do đó, kẻ thù không đạt được mục đích đề ra, kết quả ngày 5/3/1979 Trung Quốc buộc phải tuyên bố rút quân trên tất cả các hướng.

Với truyền thống nhân nghĩa, bao dung và mong muốn hòa bình, hữu nghị giữa nhân dân hai nước, Trung ương Đảng, Chính phủ ta chỉ thị cho lực lượng vũ trang và nhân dân trên vùng biên giới phía Bắc ngừng mọi hoạt động tiến công quân sự để Trung Quốc rút toàn bộ lực lượng, phương tiện chiến tranh về nước. Tuy nhiên, dẫu chúng ta bao dung là vậy, song từ ngày 6/3/1979 phía Trung Quốc vừa rút quân, vừa đánh phá gây nhiều thiệt hại về người và của với đồng bào ta ở một số vùng biên giới. Và đến ngày 18/3/1979 về cơ Trung Quốc đã rút quân ra khỏi nước ta.

Mặc dù tuyên bố rút quân, nhưng từ sau ngày 18/3/1979 Trung Quốc chiếm đóng trái phép một số cao điểm thuộc tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tuyên có nơi sâu vào lãnh thổ từ 200 đến 500 mét, thường xuyên gây hấn khiến tình hình luôn căng thẳng kéo dài đến tận năm 1989. Theo đó, từ tháng 4/1984-5/1989 Trung Quốc đưa hơn 500.000 quân đánh chiếm biên giới Vị Xuyên. Vị Xuyên- Hà Tuyên lại trở thành vùng chiến sự ác liệt nhất trong cuộc chiến chống xâm lấn biên giới. Thương vong của hai phía trong các cuộc xung đột kéo dài 10 năm ở mặt trận Vị Xuyên là vô cùng lớn. Theo thống kê của Ban Liên lạc Cựu chiến binh mặt trận Vị Xuyên, từ năm 1984 đến năm 1989 hơn 4.000 bộ đội Việt Nam đã hi sinh, hàng nghìn người bị thương…

khang dinh chan ly ke thu nao cung danh thang
Nghĩa Trang Vị Xuyên nơi an nghỉ vĩnh hằng của các anh hùng liệt sĩ đã ảnh dũng hi sinh cho Tổ quốc trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (ảnh TL)

Dẫu ác liệt song cuối cùng chúng ta đã dành chiến thắng, non sông, bờ cõi được vẹn toàn. Theo thống kê, cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc (tính từ 17/2/1979- 18/3/1979- không kể cuộc chiến 10 năm ở chiến trường Vị Xuyên) quân và dân ta đã gây tổn thất cho 9 quân đoàn chủ lực, loại khỏi vòng chiến đấu 62.500 quân, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 18 tiểu đoàn; bắn cháy và phá hủy 550 xe quân sự, trong đó có 280 xe tăng, xe bọc thép, phá hủy 115 khẩu pháo.

Chiến thắng biên giới phía Bắc của quân và dân ta một lần nữa thể hiện tinh thần quật cường của dân tộc anh hùng, luôn muốn chung sống hữu nghị, hòa bình với tất cả các dân tộc, quốc gia khác, song một khi Tổ quốc bị lâm nguy thì cả nước đồng lòng vùng lên “kẻ thù nào cũng đánh thắng” để bảo vệ Giang sơn mà Tiên tổ để lại.

*Bài viết có sử dụng tài liệu tham khảo của Ban Tuyên giáo TW.

L.Hà

Nên xem

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".
Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

(LĐTĐ) Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Công an huyện Hoài Đức phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức; đồng thời đề nghị lái xe điều khiển xe ô tô BKS 88H-288.49 đến cơ quan Công an trình diện để giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật.
Tôn vinh 135 điều dưỡng tiêu biểu trong công tác chống dịch giai đoạn 2020 - 2023

Tôn vinh 135 điều dưỡng tiêu biểu trong công tác chống dịch giai đoạn 2020 - 2023

(LĐTĐ) Chiều 16/7, Công đoàn Y tế Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế và Hiệp Hội Điều dưỡng Việt Nam tổ chức chương trình Tôn vinh Điều dưỡng viên tiêu biểu trong công tác phòng chống dịch giai đoạn 2020 - 2023; phát động cuộc thi sáng tác và biểu diễn ca khúc về ngành Y tế; trao giải chạy Vì sức khỏe Việt Nam lần thứ hai, chặng 2.
Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức lễ ra mắt Tủ sách Công đoàn tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nội.
Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Tin khác

Tôn vinh 135 điều dưỡng tiêu biểu trong công tác chống dịch giai đoạn 2020 - 2023

Tôn vinh 135 điều dưỡng tiêu biểu trong công tác chống dịch giai đoạn 2020 - 2023

(LĐTĐ) Chiều 16/7, Công đoàn Y tế Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế và Hiệp Hội Điều dưỡng Việt Nam tổ chức chương trình Tôn vinh Điều dưỡng viên tiêu biểu trong công tác phòng chống dịch giai đoạn 2020 - 2023; phát động cuộc thi sáng tác và biểu diễn ca khúc về ngành Y tế; trao giải chạy Vì sức khỏe Việt Nam lần thứ hai, chặng 2.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi tại các xã Thượng Lâm, Tuy Lai, Hương Sơn, An Tiến.
Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Ngày 16/7, quận Bắc Từ Liêm tổ chức kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024) và phát động cao điểm ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Tổ đại biểu số 3 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội và Thường trực HĐND quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố và sau kỳ họp HĐND quận Đống Đa, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…
Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, trong nội dung về hợp tác quốc tế được bổ sung và đưa thành điều riêng. Cùng đó, với nhiều cơ hội hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội hiện nay, đòi hỏi cán bộ ngành BHXH Việt Nam cần được nâng cao, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng trong công tác đối ngoại.
Xem thêm
Phiên bản di động