Sửa Luật Thủ đô: Tạo sức bật mới cho Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Sáng 21/11/2023, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức tọa đàm “Sửa Luật Thủ đô: Tạo sức bật mới cho Thủ đô phát triển”. Thông qua toạ đàm, các chuyên gia đã làm rõ thêm tầm quan trọng và sự cần thiết của việc sửa đổi Luật Thủ đô.
Luật Thủ đô với cách đi riêng trong huy động nguồn lực Đảm bảo công tác triển khai, quản lý quy hoạch từ Luật Thủ đô (sửa đổi) Đề xuất ưu tiên áp dụng Luật Thủ đô

Tham dự và chia sẻ tại buổi tọa đàm có bà Vũ Thị Thanh Tú - Trưởng phòng Phổ biến giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội; TS. Lê Duy Bình - Chuyên gia Kinh tế; Giám đốc điều hành Economica Việt Nam; TS. Nguyễn Ngọc Bích - Trưởng Bộ môn Luật Hành chính, Trường Đại học Luật Hà Nội; ông Lê Trung Hiếu - Phó trưởng Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội.

Chia sẻ tại toạ đàm, ông Nguyễn Xuân Khánh - Phó Tổng Biên tập Báo Kinh tế và Đô thị cho biết, sửa đổi Luật Thủ đô năm 2012 là cần thiết, nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển, quản lý, bảo vệ Thủ đô tại Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó xác định xây dựng, phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” và khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được nhận diện kể từ khi thi hành Luật Thủ đô năm 2012.

Sửa Luật Thủ đô: Tạo sức bật mới cho Thủ đô phát triển
Ban tổ chức tặng hoa cho các diễn giả tham gia toạ đàm “Sửa Luật Thủ đô: Tạo sức bật mới cho Thủ đô phát triển”.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) xây dựng dựa trên 5 quan điểm chỉ đạo: Thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển Thủ đô; quy định các cơ chế, chính sách đặc thù cho Thủ đô bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và tuân thủ Hiến pháp năm 2013; bám sát 9 nhóm chính sách đã được Chính phủ thông qua; chi tiết, cụ thể hóa tối đa các cơ chế, chính sách đặc thù trong Luật để áp dụng được ngay; kế thừa, phát triển các quy định đang phát huy tác dụng tốt của Luật Thủ đô 2012 đã được thực tiễn kiểm nghiệm; luật hóa các cơ chế, chính sách đặc thù đang thí điểm cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phù hợp với Thủ đô.

Dự thảo Luật Thủ đô có nhiều quy định mang tính đột phá để tạo cơ hội phát triển xứng tầm cho Hà Nội cũng như góp phần thúc đẩy liên kết và phát triển Vùng Thủ đô. Tuy nhiên, việc xây dựng luật không nằm ngoài tổng thể hệ thống pháp luật.

Việc sửa đổi Luật Thủ đô cần đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra. Bởi, Thủ đô Hà Nội là trái tim của cả nước nên người dân đều mong muốn xây dựng, phát triển xứng tầm với vị thế, vai trò, đảm bảo trở thành trung tâm lớn về chính trị, văn hóa, xã hội, là Thủ đô xanh, sạch, đẹp, văn minh, hiện đại.

Sửa Luật Thủ đô: Tạo sức bật mới cho Thủ đô phát triển
Các diễn giả chia sẻ các vấn đề liên quan tới sửa đổi Luật Thủ đô.

Nói về sự cần thiết cho công tác sửa đổi Luật Thủ đô lần này, theo TS. Lê Duy Bình, Luật Thủ đô 2012 đã được triển khai, thực hiện hơn 10 năm. Trong quá trình thực hiện Luật Thủ đô, Hà Nội đã đạt những kết quả quan trọng, đáng khích lệ đóng góp vào sự phát triển toàn diện của Thủ đô.

Tuy nhiên, sau 10 năm đất nước đã có những hướng phát triển mới, Thủ đô Hà Nội cũng có sự thay đổi, đặt ra yêu cầu phải thay đổi để phù hợp với thực tiễn, đặc biệt là những vấn đề về kinh tế, những vấn đề về xã hội, về khoa học giáo dục về y tế…

TS. Lê Duy Bình nhận định, tại Nghị quyết số 15-NQ/TW, Bộ Chính trị khẳng định vị trí, vai trò chiến lược quan trọng đặc biệt và yêu cầu, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; tạo bước chuyển có tính đột phá trong huy động sức mạnh tổng hợp, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, kết hợp với nguồn lực của cả nước và quốc tế, xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội thực sự xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế; trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa để thúc đẩy vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển đáp ứng sự kỳ vọng, niềm tin tưởng, mong muốn của toàn Đảng, toàn quân và nhân dân cả nước đối với Thủ đô Hà Nội.

Sửa Luật Thủ đô: Tạo sức bật mới cho Thủ đô phát triển
TS. Lê Duy Bình - Chuyên gia Kinh tế; Giám đốc điều hành Economica Việt Nam chia sẻ tại toạ đàm.

Nghị quyết số 15-NQ/TW đã cụ thể hóa, xác định cụ thể mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp hết sức rõ ràng. Đây là cơ sở pháp lý, điều kiện quan trọng để tạo động lực phát triển Thủ đô từ nay đến năm 2030 và 2045, với định hướng lớn: Thủ đô Hà Nội là Thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”; xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế.

“Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, chúng ta sẽ xây dựng một Thủ đô đáp ứng được mong mỏi của người dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung vì Hà Nội chính là trái tim của cả nước. Luật Thủ đô không chỉ phục vụ cho Hà Nội, mà nó còn phục vụ cho việc phát triển của cả nước.

Vì vậy, Luật Thủ đô cần những cơ chế mới, những cơ chế mang tính chất đặc thù, vượt trội để đẩy nhanh hơn nữa sự phát triển của Thủ đô, một cách nhanh và bền vững đạt được các mục tiêu mà chúng ta đã đề ra. Đây là những cơ sở cần thiết để dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi lần này”, TS. Lê Duy Bình nhấn mạnh.

Sửa Luật Thủ đô: Tạo sức bật mới cho Thủ đô phát triển
TS. Nguyễn Ngọc Bích - Trưởng Bộ môn luật Hành chính, Trường đại học Luật Hà Nội nêu ý kiến tại toạ đàm.

Theo TS. Nguyễn Ngọc Bích - Trưởng Bộ môn luật Hành chính, Trường đại học Luật Hà Nội, điểm đặc biệt của Hà Nội đó là, Thủ đô của nhiều nước có thể chỉ là trung tâm chính trị, hoặc là trung tâm văn hóa nhưng thủ đô Hà Nội vừa là trung tâm chính trị, vừa là trung tâm văn hóa của cả nước. Với vị thế đặc biệt đó, năm 2000, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ban hành Pháp lệnh Thủ đô và đến 2012, quy định riêng của Thủ đô được ra đời.

Tuy nhiên, Pháp lệnh Thủ đô và Luật Thủ đô năm 2012 đang dừng lại ở quan điểm, chính sách và chưa phải là quy định cụ thể. Từ quan điểm, chính sách đó, để triển khai thực hiện cần phải có những quy định cụ thể. Bên cạnh đó, khi một văn bản pháp luật được đưa ra cần có thời gian để đánh giá, xem xét xem nó còn thích hợp hay không. Khi nó không còn phù hợp thì tất yếu phải sửa đổi sao cho cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

“Luật Thủ đô lần này với quan điểm của tôi không phải là Luật sửa đổi mà là một luật “mới”, bởi luật có một chế định mà 2 văn bản trước đây chưa được đề cập đến, nhưng lần này Luật Thủ đô đã đưa vào, đó là quy định về việc tổ chức chính quyền tại thành phố Hà Nội. Chính những vấn đề trên chính là lý do cho thấy sự cần thiết của việc sửa đổi Luật Thủ đô”, TS. Nguyễn Ngọc Bích cho hay.

Lê Thắm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm biểu dương 75 gia đình CNVCLĐ tiêu biểu năm 2024

LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm biểu dương 75 gia đình CNVCLĐ tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 26/6, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị biểu dương “Gia đình công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiêu biểu” năm 2024; khen thưởng con của đoàn viên đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp Quận, Thành phố, Quốc gia năm học 2023 - 2024.
Chiều nay (26/6), gần 109.000 thí sinh Hà Nội làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT

Chiều nay (26/6), gần 109.000 thí sinh Hà Nội làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Chiều nay (26/6), cùng với thí sinh cả nước, gần 109.000 thí sinh Hà Nội đã có mặt tại các điểm thi để nghe phổ biến quy chế thi, đính chính thông tin sai sót (nếu có) và hoàn tất những thủ tục cuối cùng trước khi chính thức bước vào kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Quận Đống Đa xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số

Quận Đống Đa xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, kinh tế quận Đống Đa tiếp tục phát triển, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn được 9.300 tỷ đồng, đạt 60,5% dự toán Thành phố giao. Công tác giải ngân vốn đầu tư xây dựng đạt 93% kế hoạch Thành phố giao, đạt 32,06% so với kế hoạch quận giao. Quận cũng đã xây dựng và thực hiện đề án ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử tiến tới chính quyền số trong hệ thống chính trị.
Đề nghị Công an xác minh đối tượng đăng thông tin sai sự thật về lộ đề thi tốt nghiệp THPT

Đề nghị Công an xác minh đối tượng đăng thông tin sai sự thật về lộ đề thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Liên quan đến sự việc một số nhóm, diễn đàn trên mạng Internet có chia sẻ, lan truyền thông tin sai sự thật về việc "lộ đề thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024", Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết đã trao đổi, đề nghị Bộ Công an hỗ trợ xác minh đối tượng đăng thông tin sai sự thật.
Công đoàn ngành Y tế Hà Nội biểu dương 164 gia đình tiêu biểu năm 2024

Công đoàn ngành Y tế Hà Nội biểu dương 164 gia đình tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Sáng nay (26/6), Công đoàn ngành Y tế Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương gia đình tiêu biểu ngành Y tế Hà Nội năm 2024; khen thưởng học sinh là con cán bộ, viên chức, người lao động trong ngành đạt thành tích xuất sắc năm học 2023 - 2024.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội kiểm tra điều kiện tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội kiểm tra điều kiện tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT

(LĐTĐ) Sáng 26/6, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà - Trưởng Ban Chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) Thành phố năm 2024 đã đi kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại điểm thi Trường Trung học cơ sở Lê Ngọc Hân (quận Hai Bà Trưng) và Trường THPT Việt Đức (quận Hoàn Kiếm).
Tấm gương nhà giáo mẫu mực

Tấm gương nhà giáo mẫu mực

(LĐTĐ) Đội ngũ nhà giáo trường Tiểu học Vân Từ, xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, ngày càng chuyển biến mạnh mẽ trong công cuộc “trồng người”.

Tin khác

Luật Thủ đô (sửa đổi): Hành lang pháp lý mới để xây dựng Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi): Hành lang pháp lý mới để xây dựng Thủ đô

(LĐTĐ) Theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được Quốc hội xem xét thông qua vào cuối Kỳ họp. Dự thảo Luật có 9 nhóm chính sách cơ bản, rất nhiều điểm mới quan trọng về tổ chức bộ máy chính quyền Thành phố, về xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô, tài chính ngân sách và huy động nguồn lực, liên kết phát triển vùng...
Thời hạn thực hiện thử nghiệm có kiểm soát tối đa là 3 năm

Thời hạn thực hiện thử nghiệm có kiểm soát tối đa là 3 năm

(LĐTĐ) Thời hạn thực hiện thử nghiệm có kiểm soát tối đa là 3 năm và có thể được gia hạn 1 lần không quá 3 năm. Phạm vi giới hạn thử nghiệm được đề xuất phù hợp với năng lực kiểm soát của chính quyền Thành phố.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cao với báo cáo tiếp thu, chỉnh lý Luật Thủ đô (sửa đổi)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí cao với báo cáo tiếp thu, chỉnh lý Luật Thủ đô (sửa đổi)

(LĐTĐ) Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí rất cao với báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Luật Thủ đô (sửa đổi).
Để Hà Nội khai thác hiệu quả quỹ đất tại các bãi sông

Để Hà Nội khai thác hiệu quả quỹ đất tại các bãi sông

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo tiếp thu, chỉnh lý trình Quốc hội quy định cho phép xây dựng tuyến đê mới, xây dựng công trình mới để khai thác hiệu quả quỹ đất tại các bãi sông, bãi nổi thuộc các tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đại biểu Quốc hội: Gây ô nhiễm môi trường không chỉ có phương tiện giao thông

Đại biểu Quốc hội: Gây ô nhiễm môi trường không chỉ có phương tiện giao thông

(LĐTĐ) Góp ý vào Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Quốc hội cho rằng, gây ô nhiễm môi trường không phải chỉ có phương tiện giao thông, do đó đề nghị sửa thành “Vùng phát thải thấp là khu vực được xác định để hạn chế nguồn phát thải gây ô nhiễm môi trường”.
Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ là cơ sở quan trọng tạo ra thế và lực cho Thủ đô trong giai đoạn phát triển mới

Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ là cơ sở quan trọng tạo ra thế và lực cho Thủ đô trong giai đoạn phát triển mới

(LĐTĐ) Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy tin tưởng, cùng với Quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung Thủ đô, Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ là những nền tảng pháp lý, cơ sở quan trọng tạo ra thế và lực cho Thủ đô trong giai đoạn phát triển mới.
Xây dựng cơ chế vượt trội để văn hóa Thủ đô dẫn dắt sự phát triển văn hóa của đất nước

Xây dựng cơ chế vượt trội để văn hóa Thủ đô dẫn dắt sự phát triển văn hóa của đất nước

(LĐTĐ) Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội chiều 28/5 về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), đại biểu Bùi Hoài Sơn đánh giá rất cao nỗ lực của Ban soạn thảo, đặc biệt là những điều, khoản liên quan đến văn hóa để văn hóa Thủ đô thực sự tỏa sáng, dẫn dắt sự phát triển văn hóa của đất nước.
Đại biểu Quốc hội nêu ý kiến về giáo dục chất lượng cao trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Đại biểu Quốc hội nêu ý kiến về giáo dục chất lượng cao trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

(LĐTĐ) Thảo luận về Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, chiều 28/5, nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội quan tâm tới việc phát triển giáo dục tại Thủ đô Hà Nội, đặc biệt là việc đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở giáo dục chất lượng cao.
Đề xuất UBND thành phố Hà Nội được điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị

Đề xuất UBND thành phố Hà Nội được điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cho phép Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội được điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật của Thành phố.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cơ bản đã hoàn thiện tốt

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cơ bản đã hoàn thiện tốt

(LĐTĐ) Trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Lao động Thủ đô, GS.TS, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho hay, các đại biểu Quốc hội đều mong muốn gửi gắm tâm tư, nguyện vọng của mình, cũng như của Nhân dân cả nước vào những cơ chế cho Thủ đô phát triển trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Xem thêm
Phiên bản di động