Hướng nghiệp cho con tuổi mới lớn: Cần trò chuyện cởi mở
Nhiệm vụ của cha mẹ không phải là chọn cho con một nghề phù hợp mà là tạo ra những cuộc đối thoại đủ lâu với con, để giúp con tìm hiểu dần dần những nghề mà con có thể theo đuổi. Nhận định đó của Giáo sư Ngô Bảo Châu tại một buổi tọa đàm định hướng nghề nghiệp cho học sinh vào tháng 5/2017 cũng là quan điểm chung của nhiều nhà giáo dục trong việc bố mẹ hướng nghiệp cho con.
Học sinh TPHCM trong một buổi hướng nghiệp. (Ảnh minh họa: Hoài Nam) |
Bố mẹ cần tập thói quen lắng nghe con
Bàn về vai trò của bố mẹ trong định hướng nghề nghiệp cho con, nhà giáo dục, nhà quản lý Virender Kapoor (Ấn Độ) cho rằng: Tất cả những gì phụ huynh cần làm là giúp cho con mình hiểu được đâu là ưu, nhược điểm của bản thân, để đưa ra quyết định có tính thực tế. Và để làm tốt được điều này, bố mẹ cần tập thói quen lắng nghe con.
Theo nhà giáo dục Virender Kapoor, đây không phải là việc dễ vì ngày nay nhiều phụ huynh không có thời gian lắng nghe con mình.
Ông Virender Kapoor khuyên các bậc cha mẹ nên tập cho mình thói quen lắng nghe con và ấn định lịch cụ thể trong thời gian biểu bận rộn hàng ngày. Những lúc đó, hãy lắng nghe con, để con thoải mái bộc lộ bản thân, như vậy mới có thể xóa bỏ khoảng trống trong giao tiếp.
Đồng thời, cần có sự giao tiếp hai chiều giữa bố mẹ và con, vì nếu bố mẹ không chia sẻ những gì mình cảm nhận thì làm sao bố mẹ có thể mong con bày tỏ tâm tư với mình?
Không ép con chọn ngành theo ý của bố mẹ
Khi nuôi dạy con với quan điểm hướng nghiệp dựa trên thế mạnh của con, vai trò của bố mẹ là nhận ra thế mạnh của con để hỗ trợ con nuôi dưỡng thế mạnh đó. Nhờ đó, khi lớn lên, con có thể cống hiến cho cộng đồng thông qua những tài năng độc đáo của mình.
Để làm được điều này, khi con còn nhỏ, bố mẹ cần nhận biết sở thích của con đồng thời tôn trọng và khuyến khích sở thích đó.
Và khi con lớn hơn, bố mẹ cần trò chuyện cùng con, lắng nghe con chia sẻ về những dự định chọn ngành nghề. Trong khi lắng nghe con chia sẻ, bố mẹ không được áp đặt ý kiến, mong muốn cá nhân của mình lên con.
Bố mẹ và con cần có những trao đổi cởi mở về ngành con sẽ chọn học ở đại học. (ảnh minh họa) |
Tại một buổi tọa đàm định hướng nghề nghiệp cho học sinh vào tháng 5/2017, các chuyên gia cũng nhấn mạnh, khi định hướng nghề nghiệp cho con, cha mẹ cần phải nói cho con biết được những thuận lợi, khó khăn của nghề mà con muốn chọn, cũng như sở trường, sở thích, khả năng của con. Nhà tư vấn giáo dục Trần Hồng Quang khuyên rằng bố mẹ cần chia sẻ, cung cấp thông tin để con tự nghiên cứu, rồi tự có kết luận cho chính mình.
Sau những cuộc trò chuyện cởi mở cùng con về dự định chọn ngành học, việc bố mẹ để con là người quyết định ngành học làm tăng tính tự chủ, chịu trách nhiệm cũng như sự cam kết của con trong một quyết định hệ trọng trong cuộc đời.
Chia sẻ về cách dạy con trên báo Phụ nữ Việt Nam, GS.TS. Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng từng cho biết: “Trong chuyện học của các con, vợ chồng tôi thống nhất không ép các con học cũng như chọn ngành theo ý của cha mẹ mà chỉ luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho các con. Cách mà tôi hướng nghiệp cho con là khơi gợi, khuyến khích chứ không ép con. Bởi các con chỉ có thể phát huy khả năng từ niềm say mê của chính mình chứ không phải của bố hay mẹ. Để hiểu được niềm say mê của con thì bố mẹ phải thường xuyên nói chuyện, chia sẻ với con. Trong gia đình, cần có không khí dân chủ, bình đẳng, không tạo sự cách biệt giữa cha mẹ và con. Bố mẹ chính là người bạn lớn của các con, phải tôn trọng từ ý kiến đến sở thích của con. Dạy con là cả một quá trình, mà giai đoạn nào cũng rất quan trọng. Con càng lớn thì bố mẹ càng nên lắng nghe con nhiều hơn.” |
Theo Nguyên Chi/Dân trí
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12
Học sinh cuối cấp chuẩn bị tốt nhất tâm lý vượt qua “phép thử” để trưởng thành
Giáo dục 15/12/2024 16:48