Phụ huynh "mất ăn, mất ngủ" chọn ngành cho con
Tìm hiểu định hướng nghề nghiệp ngành Sư phạm mầm non Nên chọn ngành theo đam mê hay theo môn mình giỏi? Hướng nghiệp cho con tuổi mới lớn: Cần trò chuyện cởi mở |
Gia đình chị Hoa (ngụ quận 3, TP.HCM) có truyền thống theo nghề sư phạm, nhưng cậu con trai út lại mong muốn được theo nghề diễn viên.
Theo chị Hoa, gần 1 tháng nay, chị đã tìm hiểu, đi tham gia nhiều buổi tư vấn của một số trường đại học để cùng con lựa chọn nghề cho phù hợp. Vợ chồng chị đắn đo rất nhiều trước việc ủng hộ chọn ngành học theo đam mê, sở thích của con hay chọn ngành sư phạm theo truyền thống gia đình.
Học sinh lớp 12 tham dự kỳ thi THPT năm 2023 tại điểm thi Trường THPT Phú Nhuận. Ảnh: Lâm Ngọc |
Chị Hoa kể tiếp, trước đây, đứa con lớn của chị rất thích nghề Chăm sóc sắc đẹp. Tuy nhiên, thời điểm đó, vợ chồng chị mong muốn con nối nghiệp truyền thống gia đình là dạy học, muốn con có một nghề nghiệp ổn định bởi lực học của con khá tốt.
"Từ việc ép đứa đầu theo học nghề sư phạm, cuối cùng cháu bỏ học giữa chừng và quyết định đi học nghề làm tóc, khiến vợ chồng tôi rất hối hận. Vì vậy, lần này gia đình cũng phải suy nghĩ kỹ và đắn đo rất nhiều trong việc định hướng nghề cho con trai út", chị Hoa cho biết.
Câu chuyện của chị Hoa cũng là câu chuyện của rất nhiều gia đình có con đang theo học lớp 12. Việc để con chọn ngành theo sở trường, đam mê, hay chọn theo truyền thống gia đình, định hướng của cha mẹ khiến nhiều người không khỏi băn khoăn. Thậm chí, có phụ huynh lo lắng việc chọn trường, chọn ngành học cho con mà "mất ăn, mất ngủ". Không ít gia đình vì chọn ngành gì cho con theo học mà vợ chồng bất hòa, khiến không khí gia đình "cơm không lành, canh chẳng ngọt".
Liên quan vấn đề này, ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông, Trường Đại học Công Thương (TP.HCM) cho rằng, phụ huynh nào cũng mong con sau này chủ động và thành công với cuộc sống của mình, nhưng nền tảng quan trọng là có được một công việc đúng theo sở thích và phù hợp với con. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh can thiệp khá sâu vào việc chọn ngành học của con. Trên thực tế, việc chọn trường, chọn ngành để hướng con mình theo học là việc vô cùng quan trọng đối với bất kỳ phụ huynh nào.
Theo ông Sơn, làm gì để có quyết định đúng đắn khi chọn ngành, chọn trường xét tuyển vào đại học là câu hỏi không đơn giản với bất kỳ học sinh và phụ huynh nào. Chọn nghề là một chiến lược, các bạn học sinh và phụ huynh cần tìm hiểu thông tin về nghề nghiệp, nên chọn nghề phù hợp với đam mê, chỉ chọn nghề khi đã thực sự hiểu về nghề.
Bên cạnh việc chọn sai trường, sai ngành theo học, rất nhiều người đã thành công khi chọn đúng trường, phù hợp với mình, phù hợp với nhu cầu của xã hội.
Trước mùa tuyển sinh, rất nhiều sĩ tử, phụ huynh băn khoăn về chọn trường, chọn ngành để theo học. (Ảnh minh họa) |
Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thị Xuân Dung, Giám đốc Trung tâm Truyền thông, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) cho rằng, phụ huynh bây giờ thường hay lo lắng thái quá, tuy nhiên việc ép con vào học những ngành mà bản thân các em không thích là điều sai lầm. Đã có rất nhiều trường hợp các em bỏ giữa chừng hoặc học cho bố mẹ vui, đến khi ra trường thì đi làm cho có, hoặc sẽ học tiếp ngành mà bản thân các bạn đam mê.
“Như vậy thay vì rút ngắn thời gian cho con, nghĩ là định hướng cho các em khi ra trường có một nghề nghiệp ổn định thì lại làm tốn thêm thời gian của con, dập tắt nhiệt huyết, đam mê của các em’’, bà Nguyễn Thị Xuân Dung nói.
Theo bà Xuân Dung, làm thế nào để đưa ra được quyết định đúng đắn khi chọn trường cho con luôn là câu hỏi khiến nhiều bậc phụ huynh đau đầu. Phụ huynh nên nghiên cứu trên thực tế, xác định được giá trị của chương trình học. Để con chọn được ngành phù hợp nhất, có lẽ phụ huynh nên lùi lại một chút ở vai trò đồng hành, chứ đừng toàn quyền quyết định.
Ngoài ra, song song với việc định hướng và đưa ra lời khuyên của mình, phụ huynh nên lắng nghe những chia sẻ, mong muốn, ước mơ của con cái; nếu định hướng của cha mẹ và sở thích, ước mơ của con khác nhau, hãy lắng nghe và chia sẻ, lập luận nhiều hơn để dung hòa và tìm được lựa chọn tốt nhất.
“Phụ huynh nên gần gũi, quan tâm con, không nên ép buộc con cái chọn ngành nghề theo ý mình, mà cần tôn trọng nguyện vọng của con cái, định hướng phân tích năng lực của con tránh gây áp lực không cần thiết’’, bà Xuân Dung nói.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12
Học sinh cuối cấp chuẩn bị tốt nhất tâm lý vượt qua “phép thử” để trưởng thành
Giáo dục 15/12/2024 16:48