Nâng cao nhận thức của phụ nữ Thủ đô trong xây dựng “Gia đình hạnh phúc, không bạo lực”
Phòng, chống bạo lực gia đình: Cần cơ chế đặc biệt để bảo vệ trẻ em Hội Phụ nữ cần thể hiện hành động mạnh mẽ chống bạo lực gia đình Hội nghị Báo cáo viên Thành phố tháng 6/2024 |
Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương
Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người; nơi gìn giữ, vun đắp và phát huy những giá trị truyền thống và quý báu của dân tộc. Một mái ấm gia đình hạnh phúc, thực sự là tổ ấm yêu thương là mong muốn, ước mơ rất đời thường của mỗi người và quan tâm chung của toàn xã hội.
Tuy nhiên, cùng với tiến trình giao lưu, hội nhập quốc tế, sự phát triển của internet, mạng xã hội, bên cạnh những tác động tích cực, gia đình Thủ đô cũng như tại các đô thị lớn đang đứng trước những thách thức, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, giữa ông bà, cha mẹ và con cái ở một số gia đình khá lỏng lẻo, tỷ lệ ly hôn, ly thân ở các gia đình, bạo lực gia đình, xâm hại phụ nữ trẻ em có xu hướng tăng trong đó nạn nhân chủ yếu là phụ nữ, trẻ em. Một số vụ việc bạo lực gia đình có tính chất rất nghiêm trọng gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Các gia đình tham gia cuộc thi vẽ tranh "Gia đình hạnh phúc, không bạo lực". |
Theo báo cáo của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, năm 2023, Tòa án nhân dân hai cấp đã thụ lý 17.503 vụ việc về hôn nhân gia đình (tăng 105 vụ so với cùng kỳ năm 2022), giải quyết 17.108 vụ việc (tăng 121 vụ việc so với 2022). Bạo lực là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc ly hôn hiện nay.
Trước các vấn đề bức bối liên quan đến gia đình, nhiều năm qua, các cấp Hội phụ nữ Thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm truyền thông tới hội viên phụ nữ và cộng đồng về hôn nhân gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình.
Tại quận Ba Đình, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) quận đã tổ chức “Chương trình truyền thông hưởng ứng Tháng hành động hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình”, hưởng ứng Ngày gia đình Việt Nam 28/6/2024. Tại huyện Mê Linh, huyện Thanh Trì, Hội LHPN huyện tổ chức phiên tòa giả định, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình cho hội viên, phụ nữ trên địa bàn huyện năm 2024,… Các phiên tòa giả định đã được đông đảo chị em cán bộ, hội viên phụ nữ hưởng ứng và nhận định rất ý nghĩa, đem đến các thông tin thiết thực với đời sống mỗi người trong phòng, chống bạo lực gia đình.
Trong “Chương trình truyền thông hưởng ứng Tháng hành động hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình” năm 2024, Chủ tịch Hội LHPN quận Ba Đình Đinh Thị Phương Liên cho biết: Thời gian vừa qua, thực hiện sự chỉ đạo của Hội LHPN Thành phố, của Quận ủy Ba Đình, Hội LHPN quận đã thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua “Phụ nữ Thủ đô tích cực học tập lao động sáng tạo xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc” và Nghị quyết Đại hội Đại biểu Phụ nữ thành phố nhiệm kỳ 2021-2026 đề ra. Các phong trào thi đua trong các cấp Hội Phụ nữ quận được đẩy mạnh. Phong trào thi đua xây dựng người phụ nữ Thủ đô “Trung hậu, sáng tạo, đảm đang, thanh lịch” được triển khai hiệu quả.
Hội LHPN huyện Mê Linh tổ chức phiên tòa giả định phòng, chống bạo lực gia đình. |
Các cấp Hội đã tập trung xây dựng và nâng cao giá trị cốt lõi của người phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp, văn minh thanh lịch, đóng góp tích cực vào việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, xây dựng gia đình hạnh phúc bình đẳng tiến bộ, thượng tôn pháp luật.
Tham gia cuộc thi vẽ tranh “Gia đình hạnh phúc, không bạo lực” hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình” do Hội LHPN Thành phố và quận Ba Đình tổ chức, em Nguyễn Thùy Linh (Phúc Xá, Ba Đình) chia sẻ: “Em muốn vẽ lên câu chuyện về lời cảnh tỉnh đối với gia đình có bạo lực, nỗi hoảng sợ của trẻ em và nỗi đau buồn của người mẹ khi đối diện với bạo lực từ người cha. Em mong tác phẩm sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho những ai vẫn còn bạo hành phụ nữ, trẻ em”.
Nâng cao giá trị cốt lõi của người phụ nữ Thủ đô
Bà Lê Kim Anh, Chủ tịch Hội LHPN thành phố Hà Nội cho biết: Là tổ chức chính trị - xã hội, đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trong thời gian qua, các cấp Hội phụ nữ Thành phố đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững; nâng cao nhận thức của phụ nữ và cộng đồng về giá trị tốt đẹp của gia đình; xây dựng các mô hình hỗ trợ cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của gia đình, các hoạt động tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình.
Cùng với đó, các cấp Hội cũng thành lập Hội đồng Tư vấn cấp Thành phố để tham gia giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ; thành lập 74 tổ “Tư vấn giải quyết các vụ việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ và trẻ em”; 1.978 mô hình địa chỉ tin cậy tại cộng đồng; 110 nhóm nòng cốt tuyên truyền pháp luật; 5 mô hình điểm “Thành phố an toàn, thân thiện đối với trẻ em gái” và các mô hình Câu lạc bộ Gia đình văn minh hạnh phúc; Câu lạc bộ Phòng chống bạo lực gia đình; Câu lạc bộ Nam giới đồng hành vì sự an toàn của phụ nữ, trẻ em; mô hình Tổ dân phố an toàn, Làng quê an toàn…
Chủ tịch Hội LHPN Lê Kim Anh đề nghị các cấp Hội Phụ nữ tiếp tục tích cực triển khai một số hoạt động trọng tâm, cụ thể, tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi tổ chức Hội, cán bộ, hội viên phụ nữ cùng cấp uỷ, chính quyền và các ban, ngành trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 24/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới, các kế hoạch của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố về công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình.
Những "thông điệp" về phòng, chống bạo lực gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc được vẽ lên trang giấy trắng. |
Bên cạnh đó, cần tiếp tục phối hợp với chính quyền, các ngành, đoàn thể tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, hội viên, phụ nữ và nhân dân Thủ đô các nội dung của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022, chủ đề và thông điệp truyền thông nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình: “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương”, Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 năm 2024 với chủ đề “Gia đình hạnh phúc, Quốc gia thịnh vượng”.
Đồng thời, tuyên truyền sâu rộng đề án “Phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ trẻ em”, cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, trong đó có tiêu chí gia đình không có bạo lực… bằng nhiều hình thức tập huấn, tọa đàm, giao lưu câu lạc bộ, sinh hoạt chi hội, sinh hoạt cộng đồng, xây dựng các tiểu phẩm tuyên truyền, sản phẩm truyền thông trực tiếp và truyền thông qua mạng xã hội, báo chí, truyền hình…
Song song với đó, tuyên truyền đến các gia đình hội viên, phụ nữ về vai trò của gia đình và xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc tập trung các nội dung: kiến thức, kỹ năng về giáo dục đời sống gia đình, về cách ứng xử trong gia đình, kỹ năng làm cha mẹ, nuôi dạy, chăm sóc con; vai trò của phụ nữ trong phát huy giá trị gia đình truyền thống và xây dựng gia đình Thủ đô thời kỳ mới.
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, biểu dương, khen thưởng điển hình tập thể, cá nhân trong công tác xây dựng gia đình, biểu dương gia đình văn minh hạnh phúc tiêu biểu, gia đình 5 không 3 sạch, 5 có 3 sạch, các hoạt động thiết thực tạo sự gắn kết giữa các thành viên gia đình; quan tâm công tác chăm sóc người cao tuổi, chăm sóc và giáo dục trẻ em; thực hiện chương trình “Mẹ đỡ đầu” - thăm tặng quà trẻ em mồ côi có hoàn cảnh khó khăn, học sinh vượt khó học giỏi…
Cùng với đó là sự chủ động và phối hợp với các phòng, ngành, đề xuất với chính quyền các cấp giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách về phòng, chống bạo lực gia đình; kịp thời lên tiếng, đề nghị các cơ quan chức năng can thiệp, xử lý nghiêm các vụ việc bạo lực gia đình; tư vấn, hỗ trợ các trường hợp phụ nữ, trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình tại địa phương.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39
Hương thu ở phố sương mù
Cộng đồng 14/11/2024 11:31
Các bạn trẻ hào hứng với trải nghiệm “siêu xanh, siêu xinh” đến từ Vinamilk
Cộng đồng 13/11/2024 20:04
Nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh
Xã hội 13/11/2024 11:33
Lưu giữ dịu dàng của Hà Nội trong những bức ảnh
Cộng đồng 12/11/2024 06:22