Ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 12 tháng có đúng quy định không?
Không ký hợp đồng lao động – Thiệt cả đôi đường Người cao tuổi có được ký hợp đồng lao động? |
Báo Lao động Thủ đô nhận được câu hỏi của chị Nguyễn Thị Hoa, ở Hoài Đức, Hà Nội liên quan việc ký kết hợp đồng lao động. Cụ thể, chị Hoa hỏi: “Tôi được nhận vào làm nhân viên lễ tân cho một công ty kinh doanh về lĩnh vực nhà hàng, khách sạn từ 15/5/2024 nhưng lúc đó công ty chỉ ký với tôi hợp đồng lao động 6 tháng. Đến ngày 15/11 vừa qua đã hết thời hạn hợp đồng nhưng tôi không thấy công ty thông báo gì về việc hết hạn hợp đồng và tôi vẫn làm việc bình thường. Tôi xin hỏi, việc công ty chỉ ký hợp đồng 6 tháng như vậy có đúng quy định của pháp luật không? Quyền lợi, nghĩa vụ của tôi sau khi hợp đồng hết thời hạn mà vẫn làm việc là như thế nào?”.
Ảnh minh họa. |
Vấn đề chị Hoa hỏi được chuyên gia của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội trả lời như sau:
Đối với câu hỏi thứ nhất, Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 quy định về loại hợp đồng lao động như sau:
Khoản 1: Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Áp dụng vào trường hợp chị hỏi, có thể do đặc thù công việc của chị thuộc lĩnh vực nhà hàng, khách sạn có tính chất cao điểm hơn vào mùa hè nên Công ty chỉ ký kết hợp đồng lao động với chị có thời hạn 6 tháng, việc này không trái với quy định của pháp luật.
Còn với câu hỏi thứ hai, cũng căn cứ Điều 20 Bộ luật Lao động 2019:
Khoản 2: Khi hợp đồng lao động quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;
b) Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
c) Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 1 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 149, Khoản 2 Điều 151 và Khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
Cụ thể là: Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn; thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn; phải gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ cho người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 45 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thông báo chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động về việc chấm dứt hợp đồng lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt.
Áp dụng trường hợp của chị, khi hợp đồng lao động hết thời hạn mà công ty không thông báo và chị vẫn tiếp tục làm việc, thời gian hết hạn hợp đồng cũ chưa tới 30 ngày, tức là chị đang trong giai đoạn chờ được ký hợp đồng lao động mới cho nên chị vẫn sẽ được hưởng những quyền, lợi ích như hai bên đã thỏa thuận theo hợp đồng lao động đã giao kết trước đó (hợp đồng lao động hết hạn).
Điều này đồng nghĩa rằng, mặc dù hợp đồng lao động đã hết hạn nhưng chị vẫn được hưởng những quyền lợi được ghi nhận trong hợp đồng cũ. Trong đó, có thể kể đến các quyền lợi sau:
- Được trả đầy đủ tiền lương theo thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời gian làm việc.
- Được nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, Tết theo quy định.
- Được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Cùng nhiều quyền lợi khác theo ghi nhận trong hợp đồng cũ.
Phạm Diệp (ghi)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lại "cháy vé" xem đội tuyển Việt Nam thi đấu chung kết AFF Cup 2024
Chung kết ASEAN Cup 2024: Thái Lan đối đầu với đội tuyển Việt Nam
Từ ngày 1/1/2025: Ngừng cung cấp điện, nước trong một số trường hợp
Xem xét trách nhiệm các đơn vị chậm khắc phục “điểm đen”, “điểm tiềm ẩn” tai nạn giao thông
Từ ngày 1/1/2025, vi phạm giao thông sẽ trừ điểm vào giấy phép lái xe
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 1/2025
Nghệ thuật phải giản dị, phản ánh hiện thực sống động sự bứt phá, vươn mình của đất nước
Tin khác
Mức phạt đối với doanh nghiệp chậm nộp tiền bảo hiểm xã hội
Lợi quyền lao động 17/12/2024 07:59
Quyết liệt thanh kiểm tra, đảm bảo quyền lợi người lao động
Lợi quyền lao động 17/12/2024 07:55
Tăng “quyền” cho lao động nữ qua đối thoại
Lợi quyền lao động 28/11/2024 12:12
Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu
Lợi quyền lao động 21/11/2024 07:41
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?
Lợi quyền lao động 07/11/2024 15:30
Hà Nội: Báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước ngày 6/1/2025
Lợi quyền lao động 07/11/2024 14:28
Thi đua thúc đẩy năng suất, việc làm tốt hơn cho người lao động
Emagazine 11/10/2024 20:58
Xây dựng môi trường làm việc an toàn để người lao động gắn bó và cống hiến
Lợi quyền lao động 03/10/2024 12:07
Tạo động lực để người lao động gắn bó và cống hiến
Lợi quyền lao động 01/10/2024 09:47
TP.HCM: Nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế gần 9.300 tỷ đồng
Lợi quyền lao động 27/09/2024 18:40