Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?
Trường hợp nào người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước? Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật, người lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp? |
Gửi câu hỏi đến chuyên mục Tư vấn pháp luật của báo Lao động Thủ đô, anh Nguyễn Văn Tuấn ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội hỏi: Tôi ký HĐLĐ không xác định thời hạn với Công ty nhưng vì lý do cá nhân phải quyết định dừng việc. Tôi xin hỏi, tôi cần làm gì khi muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ? Và nếu đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng quy định thì tôi được hưởng quyền lợi thế nào?
![]() |
Nếu đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng quy định thì NLĐ được hưởng một số quyền lợi. Ảnh minh họa. |
Cần đảm bảo thời gian báo trước
Vấn đề anh Nguyễn Văn Tuấn hỏi được chuyên gia của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội giải đáp như sau:
Vấn đề chấm dứt HĐLĐ và quyền lợi của NLĐ khi chấm dứt HĐLĐ được quy định cụ thể trong Bộ luật Lao động năm 2019. Cụ thể, căn cứ Điều 34 Bộ luật Lao động năm 2019 và văn bản hướng dẫn có liên quan thì có nhiều trường hợp dẫn đến việc chấm dứt HĐLĐ giữa NLĐ và người sử dụng lao động. Tùy vào từng trường hợp chấm dứt HĐLĐ mà quyền lợi của NLĐ cũng được xác định khác nhau.
Ở tình huống anh hỏi, NLĐ muốn nghỉ việc vì lý do cá nhân thuộc về trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Hiện nay, quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ được quy định cụ thể tại Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019, tuy nhiên, tùy thuộc vào loại HĐLĐ mà NLĐ đã giao kết, NLĐ được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong những trường hợp cụ thể sau:
Có 6 trường hợp không cần phải báo trước gồm: Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật Lao động năm 2019; không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 97 của Bộ luật Lao động năm 2019; bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động; Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc; lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 138 của Bộ luật Lao động 2019; đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật Lao động năm 2019, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Bộ luật Lao động năm 2019 làm ảnh hưởng đến việc thực hiện HĐLĐ.
Ngoài các trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần báo trước nêu trên, trong các trường hợp còn lại NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động thời hạn như sau: Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn; ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng; ít nhất 3 ngày làm việc nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng; đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Trên cơ sở này, có thể thấy, để NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ hợp pháp thì NLĐ cần đảm bảo về thời gian báo trước theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động năm 2019. Đối với trường hợp anh hỏi, do anh đã ký HĐLĐ không xác định thời hạn với Công ty nên cần báo trước ít nhất 45 ngày mới đảm bảo việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ hợp pháp.
Được hưởng một số quyền lợi
Về quyền lợi được hưởng, nếu NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật thì họ được hưởng các quyền lợi theo quy định tại Điều 46, Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019.
Cụ thể, Khoản 1 Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định: Khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì NLĐ được hưởng trợ cấp thôi việc nếu đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên. Mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu và trừ trường hợp NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 5 ngày làm việc liên tục trở lên. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề theo HĐLĐ trước khi NLĐ thôi việc. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc bằng tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian NLĐ đã tham gia bảo bảo hiểm thất nghiệp theo quy định và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
Còn theo Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019, trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của NLĐ trừ trường hợp quy định có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày (trong đó có tiền lương). Ngoài ra, NLĐ được xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội, các giấy tờ có liên quan khác.
Tóm lại, trường hợp anh Nguyễn Văn Tuấn hỏi, do anh có ký HĐLĐ không xác định thời hạn nên cần báo trước ít nhất 45 ngày mới đảm bảo việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ hợp pháp và khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng quy định, anh được hưởng những quyền lợi như trên.
Phạm Diệp (ghi)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Sẵn sàng cho Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X năm 2025

Hà Nội: Tiếp tục đẩy mạnh chi trả lương hưu, chế độ BHXH qua tài khoản

Amway triển khai đào tạo cho 30.000 nhà phân phối về Chương trình Buổi sáng dinh dưỡng

LĐLĐ huyện Hoài Đức quan tâm phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở

Chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục trong đoàn viên, người lao động

Nhận định U17 Việt Nam vs U17 UAE (22h00 ngày 10/4): Trận quyết định tranh vé dự World Cup
Tin khác

Vụ hơn 300 giáo viên bị truy thu BHXH: Đã tìm thấy một số biên bản thể hiện đã nộp tiền
Lợi quyền lao động 05/04/2025 18:24

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An chỉ đạo sớm giải quyết dứt điểm sự việc hơn 300 giáo viên ở Nam Đàn bị truy thu tiền BHXH
Lợi quyền lao động 02/04/2025 20:45

Nhân viên ký hợp đồng thời vụ có được đóng bảo hiểm xã hội?
Lợi quyền lao động 01/04/2025 18:22

“Cầu nối” đưa chính sách đến với người lao động
Lợi quyền lao động 01/04/2025 06:23

Nâng cao kiến thức cho phụ nữ về cơ chế, chính sách phát trển kinh tế tập thể
Lợi quyền lao động 23/03/2025 20:44

Nghệ An đầu tư 2 dự án nhà ở cho công nhân lao động với 3.541 căn hộ
Lợi quyền lao động 20/03/2025 14:33

Thanh Hóa: Kịp thời giải quyết hàng loạt vụ ngừng việc tập thể
Lợi quyền lao động 12/03/2025 21:51

TP.HCM: Tiếp tục duy trì mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định
Lợi quyền lao động 06/02/2025 12:03

Tiền thưởng Tết Âm lịch năm 2025 của người lao động tăng 13%
Lợi quyền lao động 29/01/2025 00:09

Gia nhập Công đoàn, người lao động được hỗ trợ tìm việc làm, học nghề
Lợi quyền lao động 01/01/2025 19:45