Lan tỏa văn hóa ứng xử đẹp của phụ nữ Thủ đô qua báo chí

(LĐTĐ) Mặc dù có chuyển biến tích cực, nhưng tuyên truyền về xây dựng văn hóa và người Hà Nội thanh lịch, văn minh ở một số địa phương của Hà Nội chưa đạt hiệu quả cao. Một số giá trị văn hóa truyền thống của người Hà Nội bị mai một trước tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, hội nhập quốc tế... Do đó, công tác tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh vẫn cần được tiếp tục đẩy mạnh trong thời gian tới, đặc biệt là tuyên truyền trên không gian mạng và các nền tảng số.
Văn hóa ứng xử Triển khai cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” trong nữ CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm Công đoàn Sở Tư pháp triển khai cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” Lan tỏa phong trào “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”

Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch, tinh tế. Đó chính là những giá trị văn hóa góp phần xây dựng nên một Hà Nội được vinh danh là “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”, “Thủ đô anh hùng”, “Thành phố vì hòa bình”, “Thành phố sáng tạo”, trở thành niềm tự hào của cả nước.

Việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh được cụ thể hóa trong Chương trình công tác của Thành ủy ở nhiều nhiệm kỳ. Trước những yêu cầu của thời kỳ mới, Thành ủy Hà Nội ban hành Chương trình số 06-CTr/TU, ngày 17/3/2021 “Về phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025”.

Để tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, xây dựng, thực hiện hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Thủ đô trong thời kỳ mới, Thành ủy Hà Nội cũng đã ban hành Chỉ thị số 30-CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Theo đó, Đảng bộ Hà Nội luôn xác định xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển văn hóa, hình thành hệ giá trị văn hóa gắn với phát huy những giá trị nhân văn sâu sắc của Thăng Long - Hà Nội; coi đây là nguồn lực và động lực quan trọng cho phát triển Thủ đô.

Lan tỏa văn hóa ứng xử đẹp của phụ nữ Thủ đô qua báo chí
Trong suốt chiều dài lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long, người Hà Nội đã kết tinh bản lĩnh, trí tuệ, sức sáng tạo, phẩm chất thanh lịch, tinh tế.

Trên cơ sở đó, Thành phố Hà Nội đã triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU toàn diện trên nhiều lĩnh vực, như tăng cường giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình, nhà trường, xã hội bằng nhiều hình thức phong phú; tích cực thực hiện xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch thông qua tổ chức xét chọn, biểu dương người tốt, việc tốt, danh hiệu công dân Thủ đô ưu tú; hướng dẫn triển khai thực hiện nâng cao chất lượng xây dựng phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh, nâng cao hiệu quả xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước, thực hiện Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa giai đoạn 2021-2025.

Thành phố tiếp tục tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, rà soát, đánh giá kết quả thực hiện phân cấp công tác quản lý và tổ chức lễ hội, tiến hành kiểm tra, hướng dẫn việc tổ chức các lễ hội gắn với phòng, chống dịch bệnh tại một số lễ hội lớn, trọng điểm…

Tại tọa đàm “Phát huy vai trò của báo chí truyền thông với việc tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, gắn với cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp”, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học cho biết, nhiều đơn vị, tổ chức đã triển khai tốt Chương trình số 06-CTr/TU, lồng ghép nội dung của chương trình vào nghị quyết đại hội, chương trình hành động để thực hiện có hiệu quả xây dựng, hình thành chuẩn mực con người Thủ đô văn minh, thanh lịch.

Điển hình là Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” được Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội phát động vào tháng 2/2018 và tại Đại hội đại biểu Phụ nữ thành phố Hà Nội lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2021-2026. Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” là một trong hai cuộc vận động được đưa vào Nghị quyết Đại hội thực hiện trong nhiệm kỳ.

Lan tỏa văn hóa ứng xử đẹp của phụ nữ Thủ đô qua báo chí
Nhiều mô hình thiết thực, hiệu quả thực hiện Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” đã được triển khai và nhân rộng tạo sự chuyển biến mạnh.

Các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã tập trung tuyên truyền sâu rộng các nội dung của Cuộc vận động đến các đối tượng phụ nữ thông qua nhiều hình thức phong phú, sáng tạo, gắn với việc tuyên truyền 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố và phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới”, với 4 tiêu chí: Có tri thức; có đạo đức; có sức khỏe; có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và đất nước.

Nhiều mô hình thiết thực, hiệu quả thực hiện Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” đã được triển khai và nhân rộng tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao chất lượng thực hiện các phong trào thi đua và nhiệm vụ trọng tâm công tác Hội. Công tác phối hợp với các đoàn thể, công tác biểu dương các tập thể, cá nhân điển hình được quan tâm thực hiện.

Chính vì vậy, nhận thức và hành động của cán bộ, hội viên phụ nữ và nhân dân Thủ đô được nâng lên rõ rệt, tạo chuyển biến khá tích cực; góp phần vào việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Để việc xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đạt hiệu quả, công cuộc tuyên truyền để người dân hiểu, cùng đồng thuận thực hiện rất quan trọng, đặc biệt là công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong hệ thống báo chí của Trung ương và Thành phố.

Xác định tầm quan trọng đó, Thành phố Hà Nội đã tổ chức Giải báo chí về “Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” năm 2024 là lần thứ VII nhằm mục đích xây dựng văn hóa Thủ đô tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, kế thừa và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của Thăng Long - Hà Nội. Thực hiện tốt mục tiêu xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; phát triển công nghiệp văn hóa, xây dựng Thủ đô Hà Nội thực sự là trung tâm văn hóa lớn của cả nước.

Qua đó, giáo dục, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, lý tưởng cách mạng, phẩm chất, đạo đức, lối sống, nhân cách, văn hóa giao tiếp, ứng xử. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức chấp hành và trách nhiệm thực thi pháp luật; tự hào, tôn vinh truyền thống văn hóa lịch sử của dân tộc và Thủ đô.

Lan tỏa văn hóa ứng xử đẹp của phụ nữ Thủ đô qua báo chí
Nhờ sự đồng hành của báo chí, những hình ảnh đẹp của phụ nữ Thủ đô ngày càng được lan tỏa.

Ông Kiều Thanh Hùng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Hà Nội cũng cho rằng, trong tình hình chính trị, kinh tế xã hội quốc tế và trong nước có nhiều biến động khó lường, hơn lúc nào hết những người làm báo Thủ đô cần không ngừng tôi rèn bản lĩnh cách mạng, đề cao quan điểm lập trường và tinh thần xung kích của người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng mà Đảng và nhân dân giao cho.

Chia sẻ về vai trò đồng hành của báo chí trong việc xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới, Thạc sĩ Hà Thị Thanh Vân, Phó Giám đốc Học viện Phụ nữ cho rằng, bất cứ chủ đề nào gắn với các tiêu chí người phụ nữ thời đại mới cũng phải được nêu rõ vấn đề/thực trạng, phân tích rõ nguyên nhân, gợi ý giải pháp xử lý không định kiến.

Báo chí cần cung cấp, chia sẻ, trao đổi thông tin để xã hội không định kiến, không hiểu lầm về lý do xây dựng người phụ nữ thời đại mới. Cần tiếp tục tạo diễn đàn tương tác cho nam giới và phụ nữ để mỗi người đều biết mình là ai và hiểu sâu sắc, đầy đủ những người khác xung quanh mình.

“Để thực hiện những vai trò nêu trên, thiết nghĩ báo chí cần có giải pháp bồi dưỡng năng lực hỗ trợ xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên để thống nhất và hành động hiệu quả”, thạc sĩ Hà Thị Thanh Vân nhấn mạnh.

Trưởng ban Tuyên giáo Hội LHPN Hà Nội Hoàng Thu Hồng khẳng định, để có được kết quả tốt trong thực hiện Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” thời gian qua, không thể phủ nhận vai trò của báo chí truyền thông nói chung và Báo phụ nữ Thủ đô nói riêng đối với hoạt động của Hội phụ nữ các cấp.

Thời gian qua báo chí, truyền thông, đặc biệt là báo Phụ nữ Thủ đô đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc thực hiện Chương trình số 06- CT/TU của Thành uỷ về phát triển văn hoá, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh và Cuộc vận động “Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp” nói riêng. Để chuẩn mực văn hóa ứng xử “ăn sâu, bám rễ” trong cộng đồng, báo chí cần thường xuyên đăng tải những bài viết về gương người tốt, việc tốt, lan tỏa những hành vi, cách ứng xử chuẩn mực.

Cũng cần đổi mới, nâng cao chất lượng các bài viết về văn hóa ứng xử, có cách thức tuyên truyền phù hợp với tôn chỉ mục đích và phù hợp với nhu cầu, tâm lý xã hội, góp phần lan tỏa những hành vi ứng xử văn hóa một cách sâu rộng, tạo hiệu ứng tôn vinh, làm theo những giá trị văn hóa ứng xử tốt đẹp trong cộng đồng, trong gia đình và trong toàn xã hội.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

(LĐTĐ) Tối 21/11, tại Philippines, đội tuyển Việt Nam đã có trận tranh ngôi vô địch giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024 với Thái Lan ở trận chung kết.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

(LĐTĐ) Giá vé lượt tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) từ 7.000đ - 20.000đ, nếu hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, giá chỉ còn từ 6.000 - 19.000 đồng. Ngoài ra, hành khách có thể mua vé đi tháng với giái thấp hơn. Riêng học sinh, sinh viên được giảm 50%.
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

(LĐTĐ) Khoảng 150 tiểu quách, bên trong có hài cốt, được phát hiện tại ngõ 167 Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Theo lãnh đạo địa phương, việc phát hiện hài cốt vô danh ở khu vực này đã được dự đoán từ trước. Hiện toàn bộ số tiểu vô danh đang được làm các thủ tục cần thiết để di chuyển về nghĩa trang Yên Kỳ của Thành phố.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

(LĐTĐ) Chỉ với vài thao tác đặt câu hỏi, AI (trí tuệ nhân tạo) hoàn toàn có thể cung cấp và lý giải kiến thức mới, mở ra cơ hội học tập nhanh hơn. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng này khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu AI có thể thay thế vai trò người thầy, người cô trên lớp, đặc biệt trong việc học ngoại ngữ?

Tin khác

Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

(LĐTĐ) Để công nghiệp văn hóa Hà Nội thực sự "cất cánh" và trở thành trung tâm sáng tạo hàng đầu, sự kiện thường niên như Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội đang được xem là "bệ phóng" không thể thiếu trong hành trình phát triển này.
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng

(LĐTĐ) Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm Hà Nội vừa tổ chức thành công Đại nhạc hội Hoa tháng Năm lần thứ 12 tại Cung Điền kinh trong nhà Mỹ Đình với quy mô hoành tráng chưa từng có, 3.800 học sinh và gần 300 cán bộ giáo viên cùng tham gia biểu diễn.
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025

(LĐTĐ) Tỉnh Khánh Hòa tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao dịp Tết Dương lịch “Chào năm mới 2025” và Tết Nguyên đán “Mừng Đảng - Mừng Xuân Ất Tỵ” nhằm thu hút, phục vụ người dân, khách du lịch đến Khánh Hòa nhân dịp đón năm mới 2025.
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội

(LĐTĐ) Từ ngày 11 -18/11, Đại sứ quán Cộng hòa Haiti tại Hà Nội đã tổ chức một loạt sự kiện nhằm tưởng niệm Trận chiến Vertières lịch sử, một thời khắc quan trọng trong cuộc chiến giành độc lập của Haiti.
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông

(LĐTĐ) Từ bao đời nay, mỗi người dân xã Đại Áng (huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội) đều tự hào được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống hiếu học, truyền thống cách mạng. Những di tích văn hóa đã được xếp hạng càng khẳng định những giá trị truyền thống của quê hương Đại Áng - Đất trạng, Anh hùng.
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi

(LĐTĐ) Tháng mười một có ý nghĩa thật đặc biệt bởi được coi là tháng tri ân Nhà giáo Việt Nam. Trong đời, tôi đã được hạnh duyên gặp nhiều thầy cô giáo trao truyền kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Những ngày này, khi đã chạm tuổi heo may, tôi muốn viết về hai người rọi sáng ngọn đèn tri thức trong tâm tôi từ nhỏ.
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ

Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 không chỉ là một lễ hội nghệ thuật thông thường, mà còn là câu chuyện về sự giao thoa giữa di sản và sáng tạo đương đại, giữa giá trị truyền thống và những ý tưởng mới mẻ của thế hệ trẻ.
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"

Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"

(LĐTĐ) Sáng 18/11, Ban Quản lý di tích Danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê" tại Di tích lịch sử công trình tưởng niệm vua Lê Thái Tổ.
Gần 500 người mẫu tham gia Bách Hoa Bộ Hành: Nơi những bông hoa tình yêu văn hóa dân tộc khoe sắc

Gần 500 người mẫu tham gia Bách Hoa Bộ Hành: Nơi những bông hoa tình yêu văn hóa dân tộc khoe sắc

(LĐTĐ) Chiều ngày 17/11, trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024, Ngày hội cổ phục Việt Nam Bách Hoa Bộ Hành 2024 đã diễn ra với sự tham gia của gần 500 người mẫu.
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: "Đại tiệc" văn hóa thu hút 30 vạn lượt khách

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: "Đại tiệc" văn hóa thu hút 30 vạn lượt khách

(LĐTĐ) Tối 17/11, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã chính thức khép lại sau 9 ngày diễn ra sôi nổi với sự tham gia của gần 30 vạn lượt người dân và du khách. Sự kiện năm nay đánh dấu bước phát triển mới trong việc thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động