Hiến mô, tạng cứu người: Còn nhiều rào cản
4 cuộc đời được hồi sinh từ tạng hiến của chàng trai ở Yên Bái Bệnh nhân thứ 1.000 được ghép thận tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức Người hiến tạng có được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế không? |
Ngày càng có nhiều người muốn hiến tạng
Trong thông tin gửi báo chí mới đây, Bệnh viện Việt Đức cho biết tính đến ngày 23/6, Bệnh viện đã thực hiện 1.200 ca ghép thận, trong đó 150 ca từ người hiến thận đã chết não. Trong tổng số 96 ca ghép gan, có 70 ca ghép từ người hiến chết não, 39 ca ghép tim từ người hiến chết não, 1 ca ghép tim và thận, 5 ca ghép phổi tại bệnh viện cũng từ người hiến tạng chết não.
Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đang ghép tim cho 1 bệnh nhân từ tạng hiến. (Ảnh: Bệnh viện Việt Đức) |
Một trong số người hiến tạng gần đây là anh B.N.T., 22 tuổi, ở Hậu Lộc, Thanh Hóa, bị tai nạn giao thông dẫn tới chết não. “Gia đình T. đau đớn vì con trai chết não, nhưng hai bên gia đình nội ngoại, đặc biệt là người chú ruột đã động viên rất nhiều, lan tỏa nghĩa cử hiến tạng, bố mẹ T. đã quyết định hiến tặng tim, gan và 2 thận của con trai, cứu sống 4 người” - đại diện Bệnh viện Việt Đức cho biết. Gần đây, khi bệnh viện có dịp gặp lại gia đình T., bố T. là ông Bùi Ngọc Phấn chia sẻ: “Gia đình không mong mỏi điều gì, ngoài mong mỏi những người nhận tạng của con tôi sống khỏe, sống có ích”.
Những câu chuyện về nghĩa cử cao đẹp “cho đi là còn mãi” như gia đình anh T. ngày một nhiều thêm. Tuy nhiên, so với số người có nhu cầu của hơn 10.000 trường hợp đang chờ ghép thận, 2.000 trường hợp chờ ghép gan và hàng nghìn trường hợp chờ ghép các bộ phận khác… thì còn quá ít ỏi. Theo Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia, tính đến ngày 31/12/2020, cả nước có 40.257 trường hợp đăng ký hiến tạng sau khi chết/chết não. Hiện tại, Việt Nam có 20 trung tâm ghép tạng, có thể làm chủ phần lớn các kỹ thuật ghép mà các nước trên thế giới đang triển khai.
Nhiều vấn đề cần xem xét
Điều 5 Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác quy định người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác. Với những người không may bị chết não mà không có thẻ hiến mô, bộ phận cơ thể người sau khi chết thì việc lấy mô, bộ phận cơ thể của họ phải được sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ hoặc vợ, chồng hoặc đại diện các con đã thành niên của người đó.
Như vậy, với quy định của pháp luật hiện hành thì người chưa đủ 18 tuổi không được quyền hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác. Đây là quy định mà không ít chuyên gia y tế cho rằng, là “nguồn cơn” của nhiều bất cập trong thực tiễn.
Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội huyết học - truyền máu Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Anh Trí cho hay: “Quy định người 18 tuổi trở lên mới được hiến tạng đã dẫn đến tình trạng có cháu nhỏ mới 6 tuổi phải ghép quả tim của người đàn ông 40 tuổi, trong khi cơ thể cháu còn nhỏ. Vì luật chưa cho phép, nên những cháu nhỏ chết não chưa thể hiến tạng được. Quy định này đang khiến thực tiễn gặp những vướng mắc”.
Đại biểu Quốc hội, giáo sư Nguyễn Anh Trí (Ảnh: HL) |
Tại hội thảo về “Tăng cường nguồn hiến mô, bộ phận cơ thể người” do Bộ Y tế tổ chức mới đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cũng cho rằng, quy định độ tuổi được phép hiến tạng phải bắt buộc trên 18 tuổi đã khống chế nguồn tạng được hiến tặng từ người cho chết não. Trong khi đó, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 10.000 ca tử vong do tai nạn giao thông, đây chính là nguồn tạng tiềm năng có thể tiến hành ghép tạng.
Từ những bất cập này, nhiều chuyên gia y tế cho rằng, cần xem xét lại giới hạn về độ tuổi hiến tạng đối với người hiến chết não, cụ thể như cho phép người dưới 18 tuổi được hiến mô, bộ phận cơ thể người khi chết não và được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp; còn với người hiến đang sống có cùng huyết thống thì cần đủ 18 tuổi trở lên.
Dự kiến, trong năm 2022, Bộ Y tế sẽ trình Quốc hội về Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác sửa đổi về độ tuổi với người hiến tạng sẽ là một trong những vấn đề được đề cập xem xét, sửa đổi.
Bên cạnh đó, Giáo sư Nguyễn Anh Trí đề cập đến một vấn đề mà không ít những người trong ngành như ông khá trăn trở: “Lâu nay chúng ta cứ cho người hiến tạng, thân nhân người hiến tạng và người được nhận tạng gặp nhau, khóc lóc rất cảm động. Tuy nhiên, chuyện này về nguyên tắc là không được, để tránh khiếu kiện sau này.
Ví dụ như người A hiến tạng cho người B, chúng ta cho họ gặp nhau, bây giờ rất cảm động, chia sẻ với nhau, nhưng 20 năm sau, biết đâu câu chuyện sẽ rất khác. Giả dụ bà mẹ đồng ý cho hiến tạng của chồng mình, đến khi bà mẹ mất, sau này những đứa con lớn lên đói khổ, khó khăn, tìm đến người được nhận tạng đòi tiền, đòi phải nuôi, phải có trách nhiệm vì “có gan bố tôi trong tạng"
“Một người muốn hiến tạng thì được cấp cho một mã số, người muốn nhận tạng, cũng nhận theo mã số đó, và lời cảm ơn của người được nhận là cảm ơn cả xã hội, cộng đồng đã hiến tạng chứ không phải cảm ơn cụ thể ông A, bà B vì không biết ai hiến cho mình cả. Đó là nguyên tắc”, Giáo sư Nguyễn Anh Trí nói.
Mọi người đều nên hiến tạng Đáng quan tâm, cũng theo Giáo sư Nguyễn Anh Trí, để có nguồn tạng, nên đưa việc hiến tạng thành quy định chung, ai không muốn hiến thì mới phải đăng ký, còn nếu một người không có ý kiến gì về điều này thì có nghĩa là sẽ hiến. Nhiều nước trên thế giới quy định nếu không muốn hiến mô tạng thì phải có di chúc nêu rõ “tôi từ chối không hiến mô, tạng”, nếu không thì khi bất kỳ công dân nào tử vong, mà còn có thể lấy được tạng thì đều phải hiến. Có như vậy mới có nguồn tạng dồi dào, tạo cơ hội sống cho những người kém may mắn đang chờ ghép tạng. Bên cạnh đó, Giáo sư Nguyễn Anh Trí cũng nêu quan điểm, không nên khuyến khích hiến mô, tạng với người sống, vì cơ thể phải đủ từng ấy mô, tạng mới đủ khỏe mạnh và trong thực tế đã xảy ra những việc tiêu cực từ việc hiến tạng của người đang sống, làm ảnh hưởng đến nghĩa cử cao đẹp này. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38