Hiện đại hóa nền hành chính phục vụ

(LĐTĐ) Sau 5 năm thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội, công tác cải cách hành chính của thành phố đã đạt nhiều kết quả nổi bật, từng bước hiện đại hóa nền hành chính phục vụ, góp phần quan trọng vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và cả nước.
Hình thành nền hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp Hướng đến nền hành chính phục vụ Hướng tới nền hành chính phục vụ

Gọn bộ máy, giảm thủ tục hành chính

Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo bước chuyển mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2020” đề ra mục tiêu “Xây dựng nền hành chính phục vụ, hiện đại, chuyên nghiệp và hiệu quả, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đồng bộ, trong sạch, vững mạnh, có phẩm chất đạo đức và năng lực công tác”.

Nhiệm vụ trọng tâm gắn với 6 nội dung cải cách hành chính (cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa hành chính).

Hiện đại hóa nền hành chính phục vụ
Người dân thực hiện thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa Sở Lao động -Thương binh và Xã hội Hà Nội. Ảnh: Cao Tiến

Sau 5 năm triển khai thực hiện quyết liệt, bài bản, công tác cải cách hành chính của thành phố đã đạt nhiều kết quả nổi bật. Đến nay, các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra trong chương trình cơ bản đã hoàn thành, trong đó có chỉ tiêu về đích sớm, vượt kế hoạch; hoàn thành 11/15 chỉ tiêu; 4/15 chỉ tiêu ước hoàn thành vào năm 2020; hoàn thành 30/33 đề án, kế hoạch tổ chức thực hiện.

Kết quả nổi bật là thành phố hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy tại 23 sở và cơ quan tương đương. Sau sắp xếp, thành phố giảm được 1 cơ quan hành chính ngang sở, giảm 65 phòng; giảm 29 trưởng phòng, 120 phó trưởng phòng. Thành phố cũng đã sắp xếp và triển khai cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại các đơn vị sự nghiệp công lập; số đơn vị giảm từ 401 xuống còn 280; các đơn vị sự nghiệp công lập cấp huyện giảm từ 206 đơn vị còn 96 đơn vị.

Đặc biệt, trong giai đoạn 2016-2019, thành phố thực hiện đơn giản hóa 261 thủ tục hành chính, tiết kiệm 201,5 tỷ đồng. Việc liên thông giải quyết thủ tục hành chính được Hà Nội đẩy mạnh thực hiện, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Nổi bật là quy chế phối hợp liên thông về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi; quy chế phối hợp liên thông các thủ tục hành chính: Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, hưởng chế độ tử tuất/hỗ trợ chi phí mai táng/hưởng mai táng phí; quy chế phối hợp liên thông giải quyết chế độ hỏa táng…

Ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, nếu như trước đây, gia đình có người tử tuất phải 2 lần đến cơ quan nhà nước để giải quyết thủ tục nhận chế độ, rất mất thời gian thì nay mọi công việc đều được thực hiện ở nơi thực hiện hỏa táng. Thống kê đến nay, đã giúp người dân tiết kiệm được hơn 5,2 tỷ đồng qua việc giảm bớt thủ tục, thời gian đi lại…

Một kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ qua, Hà Nội đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính. Từ ngày 24/10/2018, hệ thống một cửa điện tử dùng chung 3 cấp thành phố đi vào vận hành.

Tính đến nay, toàn thành phố có 1.671 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 (đạt tỷ lệ 100%). Lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, các dịch vụ thuế điện tử được triển khai đồng bộ tạo điều kiện tối đa, giảm chi phí cho người nộp thuế, tỷ lệ nộp thuế điện tử đã đạt 95%.

Bên cạnh đó, Hà Nội cũng đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung; các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu cốt lõi (dân cư, quy hoạch, đất đai, tài nguyên, doanh nghiệp, tài chính, bảo hiểm,...) và chuyên ngành (giáo dục, y tế, giao thông, lao động, tư pháp); đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin cung ứng dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp. Với những nỗ lực đó, tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng hạn toàn thành phố trung bình hằng năm đạt 98%.

Tiếp tục nâng cao mức độ hài lòng của người dân

Theo Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU, mục tiêu cao nhất của cải cách thủ tục hành chính nhằm nâng cao mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về sự phục vụ của cơ quan hành chính và giải quyết thủ tục hành chính. Cũng vì thế, từ năm 2016 đến nay, hàng năm Hà Nội đều tiến hành khảo sát, đo lường mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố.

Kết quả năm 2016, thành phố tiến hành khảo sát, đo lường mức độ hài lòng đối với 4 lĩnh vực (lao động việc làm, bảo hiểm thất nghiệp, bảo trợ xã hội, người có công), chỉ số hài lòng chung là 77%. Năm 2017, đo lường đối với 3 lĩnh vực (an toàn thực phẩm; phòng cháy chữa cháy; cấp đổi Giấy phép lái xe), chỉ số hài lòng chung là 82%. Năm 2018, đo lường với 4 lĩnh vực (đăng ký kinh doanh, khám chữa bệnh, cấp phép xây dựng; tiêu chuẩn đo lường chất lượng), chỉ số hài lòng chung là 80%. Năm 2019 và 2020, thành phố triển khai đo chỉ số hài lòng đối với sự phục vụ của 20 sở/ngành, 30 quận/huyện/thị xã và chỉ số hài lòng ở một số lĩnh vực trọng điểm đều đạt trên 80%.

Đáng chú ý, có nhiều đơn vị còn sáng tạo triển khai các hình thức tương tác giữa chính quyền với người dân. Điển hình là quận Cầu Giấy đã sử dụng lợi thế của mạng xã hội, lập 3 tài khoản “Quận Cầu Giấy - Thủ đô Hà Nội”, “Vì quận Cầu Giấy xanh - sạch - đẹp”, “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quận Cầu Giấy”. Qua theo dõi, người dân truy cập rất đông và cũng đóng góp các ý kiến, phản ánh, qua đó, quận Cầu Giấy kịp thời giải quyết vấn đề nhân dân quan tâm.

Theo Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Vũ Thu Hà, những kết quả đạt được qua triển khai, thực hiện Chương trình số 08-CTr/TU đã góp phần cải thiện các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền thành phố qua các năm và có sự chuyển biến rõ rệt so với đầu nhiệm kỳ. Cụ thể là trong 3 năm liên tiếp 2017, 2018, 2019, Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh (PAR Index) xếp thứ 2/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (tăng 7 bậc so với năm 2015, xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố). Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019 của Hà Nội xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố, tăng 15 bậc so với năm 2015 và nằm trong nhóm 10 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc. Chỉ số hài lòng về sự phục vụ của các cơ quan hành chính (SIPAS) năm 2019 đạt 80,09%, về đích sớm 2 năm so với chỉ tiêu đề ra.

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Đào Đức Toàn - Phó trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy nhấn mạnh, những kết quả trên đã góp phần đưa các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền thành phố cải thiện qua các năm và có sự chuyển biến rõ rệt so với đầu nhiệm kỳ. Dù vậy, Thành ủy Hà Nội cũng thẳng thắn chỉ ra trong triển khai thực hiện nhiệm vụ này, công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành ở một số cơ quan, lĩnh vực còn chưa quyết liệt, vẫn còn có nhiệm vụ chậm tiến độ. Nhận thức của người đứng đầu tại một số đơn vị về công tác cải cách hành chính còn hạn chế. Đặc biệt, chỉ số hiệu quả và quản trị hành chính công cấp tỉnh - PAPI của thành phố vẫn đang đứng ở vị trí thấp. Tiến độ triển khai các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của thành phố nhìn chung còn chậm...

Trước thực tế đó, Phó Bí thư Thành ủy Đào Đức Toàn cho biết, giai đoạn tới đây, Hà Nội sẽ phải tập trung giải quyết một khối lượng công việc rất lớn, có nhiều việc mới, việc khó, phức tạp phát sinh từ thực tiễn. Cải cách hành chính tiếp tục được thành phố xác định là khâu đột phá, nhưng sẽ có sự thay đổi căn bản về chất và nhiệm vụ trọng tâm. Đặc biệt, công tác này cần phải được tiến hành đồng bộ, vững chắc, phù hợp với bối cảnh thực tiễn, nhất là gắn bó chặt chẽ với việc xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, xây dựng chính quyền đô thị tinh gọn, quản trị hiện đại và thành phố thông minh./.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ triển khai các giải pháp, từ duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ đến phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

(LĐTĐ) Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”, hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…
Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

(LĐTĐ) Là một trong những công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội, song do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, nên đến nay dự án mương La Khê vẫn chưa thể về đích, dù đã được UBND Thành phố gia hạn thời gian thi công tới 3 lần.
Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

(LĐTĐ) Để tiện cho lưu giữ giấy tờ, nhiều người đã ghép bằng lái ô tô và xe máy vào một thẻ PET, nhưng trong quá trình sử dụng lại nảy sinh nhiều bất tiện, do đó có nhu cầu tách hai loại giấy tờ này.
Kết quả ngày thi đấu thứ 3: Xác định các đội bóng vào vòng 1/8

Kết quả ngày thi đấu thứ 3: Xác định các đội bóng vào vòng 1/8

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tiếp tục diễn ra loạt trận đấu cuối vòng bảng Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX. Các đội bóng vào vòng 1/8 đã chính thức lộ diện trên sân vận động quận Tây Hồ. Đội bóng thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm toàn thắng 3 trận, thẳng tiến vào vòng sau.
Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

(LĐTĐ) Huyện Thanh Oai đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm phát huy giá trị, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; đồng thời, khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng.
Công đoàn BIDV tập huấn nghiệp vụ cho hơn 200 Chủ tịch Công đoàn cơ sở

Công đoàn BIDV tập huấn nghiệp vụ cho hơn 200 Chủ tịch Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Nhằm trang bị thêm những kỹ năng, kiến thức và phương pháp hoạt động cần thiết để vận dụng vào công tác thực tiễn, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới, Công đoàn Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tổ chức lớp bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ cho 227 Chủ tịch Công đoàn cơ sở (CĐCS).

Tin khác

HĐND các cấp đổi mới phương thức giám sát theo hướng đi sâu, đi sát đến tận cơ sở

HĐND các cấp đổi mới phương thức giám sát theo hướng đi sâu, đi sát đến tận cơ sở

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố và các quận, huyện, thị xã có cách làm rất hay, sát thực tiễn, trong đó chú trọng thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các cơ quan. Trong đó, phương thức giám sát tiếp tục được đổi mới theo hướng đi sâu vào những nội dung cụ thể, đi sát đến tận cơ sở.
Chọn quận Ba Đình và 3 khu chung cư cũ ưu tiên triển khai đợt 1

Chọn quận Ba Đình và 3 khu chung cư cũ ưu tiên triển khai đợt 1

(LĐTĐ) Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu, chọn quận Ba Đình và 3 khu chung cư cũ ưu tiên triển khai đợt 1 để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, tạo bước đột phá trong triển khai Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thành phố.
Huyện Hoài Đức chủ động xây dựng phương án sắp xếp đơn vị hành chính, tạo đà lên quận

Huyện Hoài Đức chủ động xây dựng phương án sắp xếp đơn vị hành chính, tạo đà lên quận

(LĐTĐ) Nhằm chuẩn bị lên quận, bên cạnh việc đẩy mạnh hoàn thành các tiêu chí, huyện Hoài Đức đã chủ động xây dựng các kế hoạch, phương án sắp xếp các đơn vị hành chính theo đề án lên quận.
Huyện Phúc Thọ giải quyết kịp thời kiến nghị, đề xuất của nhân dân trong công tác quản lý đất đai

Huyện Phúc Thọ giải quyết kịp thời kiến nghị, đề xuất của nhân dân trong công tác quản lý đất đai

(LĐTĐ) Sáng 12/4, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, Trưởng đoàn giám sát số 02 của Ban Thường vụ Thành ủy tiếp tục chủ trì giám sát việc thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 2/3/2022 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác quản lý đất đai và quản lý, khai thác khoáng sản tại huyện Phúc Thọ.
Cần có quy định riêng về điều kiện xe chở trẻ em đến trường

Cần có quy định riêng về điều kiện xe chở trẻ em đến trường

(LĐTĐ) Sáng 11/4, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị góp ý vào Dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Phạm Thị Thanh Mai chủ trì hội nghị. Tại Hội nghị nhiều đại biểu đề xuất cần có quy định riêng về điều kiện xe chở trẻ em đến trường.
Huyện Mê Linh đề xuất làm đường ven đê sông Hồng

Huyện Mê Linh đề xuất làm đường ven đê sông Hồng

(LĐTĐ) Để thực hiện tốt công tác quản lý đất đai vùng bãi sông Hồng, huyện Mê Linh kiến nghị Thành phố xây dựng và ban hành đề án thăm dò mỏ khoáng sản toàn bộ vùng đất bãi để định hướng quy hoạch phù hợp với phát triển du lịch; xây dựng quy chế phối hợp mới trong quản lý khoáng sản ở khu vực giáp ranh giữa các địa phương; đầu tư hạ tầng thiết yếu để thu hút đầu tư như tuyến mặt đê và đường gom 2 bên chân đê sông Hồng.
Cần đánh giá tổng thể công tác quản lý, khai thác cát trên địa bàn thành phố

Cần đánh giá tổng thể công tác quản lý, khai thác cát trên địa bàn thành phố

(LĐTĐ) Đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát lại báo cáo, đưa ra được bức tranh tổng thể trong công tác quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường, đưa ra số liệu chi tiết, đặc biệt là công tác quản lý, khai thác cát trên địa bàn Thành phố.
Sáng tạo kỹ thuật giải quyết bài toán ô nhiễm không khí, ùn tắc giao thông của Hà Nội

Sáng tạo kỹ thuật giải quyết bài toán ô nhiễm không khí, ùn tắc giao thông của Hà Nội

(LĐTĐ) Sáng 10/4, Ban Tổ chức Hội thi sáng tạo Kỹ thuật Thành phố lần thứ II, năm 2024 - 2025 do Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn (Trưởng ban Tổ chức Hội thi) chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
Đẩy mạnh điều động, luân chuyển cán bộ cấp phòng đảm bảo đúng quy định

Đẩy mạnh điều động, luân chuyển cán bộ cấp phòng đảm bảo đúng quy định

(LĐTĐ) Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố chỉ đạo các sở, ngành đẩy mạnh thực hiện điều động, luân chuyển cán bộ cấp phòng, bảo đảm đúng quy định, tạo động lực thúc đẩy hiệu quả công tác và phục vụ người dân, cũng như phòng ngừa, hạn chế tiêu cực; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, sở, ngành nào làm chậm phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu.
Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội đôn đốc tiến độ 2 dự án trọng điểm ở quận Ba Đình, Đống Đa

Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội đôn đốc tiến độ 2 dự án trọng điểm ở quận Ba Đình, Đống Đa

(LĐTĐ) Ngày 5/4, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã đi kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện Dự án xây dựng đường Vành đai 1 (đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục); dự án tuyến đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội (Tuyến số 3) đoạn Nhổn - Ga Hà Nội trên địa bàn quận Ba Đình, Đống Đa.
Xem thêm
Phiên bản di động