Hình thành nền hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp
10 đề xuất chung tay giảm rác thải nhựa | |
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính tạo động lực để phát triển kinh tế | |
Cục Thuế thành phố Hà Nội hướng tới cơ quan thuế điện tử |
Thời gian qua, hoạt động cải cách thủ tục hành chính của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước đã đạt được những kết quả khả quan. Mối quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với người dân và doanh nghiệp được cải thiện đáng kể, thông qua một loạt các biện pháp như cải cách thủ tục hành chính gắn với thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; công khai hóa, minh bạch hóa các quy định về thủ tục hành chính (nhất là thủ tục hành chính về thuế và bảo hiểm xã hội). Theo đó, các thủ tục hành chính được rà soát, sửa đổi, bãi bỏ theo hướng đơn giản hóa, thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp.
Việc triển khai thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính theo 25 Nghị quyết chuyên đề của Chính phủ đã được các bộ, ngành thực hiện cơ bản hoàn thành. Hằng năm, việc rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính; việc công bố, niêm yết công khai tại nơi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính đã giúp giải phóng nguồn lực xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tiếp tục được đẩy mạnh triển khai tại các địa phương.
Ảnh minh họa |
Bên cạnh việc đẩy mạnh thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại nhà, một điểm nổi bật khác trong lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính thời gian qua là việc triển khai thí điểm đưa bộ phận một cửa các cấp về đặt tại trụ sở của bưu điện ở một số địa phương theo Nghị định số 61/2018/NÐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Lợi ích mang lại trước hết đối với Ủy ban nhân dân các cấp sẽ không phải bố trí kinh phí để xây dựng trụ sở, nhất là không phải bỏ chi phí thường xuyên để duy trì, sửa chữa, bảo dưỡng trụ sở, trang thiết bị cho bộ phận một cửa.
Ngoài ra, khi đưa bộ phận một cửa về đặt tại bưu điện, nhân viên bưu điện cũng sẽ phối hợp với cán bộ, công chức, viên chức tại nơi thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Ðiều này không chỉ góp phần thực hiện mục tiêu triển khai chính phủ điện tử, chính quyền điện tử, mà còn giúp cơ quan hành chính các cấp giảm tải được công việc để tập trung cho chuyên môn, sắp xếp lao động, tinh giản biên chế.
Trọng tâm cải cách hành chính của thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2020-2025 sẽ hướng đến việc nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức viên chức, trong đó quan trọng nhất là hoàn thiện hệ thống quản lý công vụ, công chức theo hướng khoa học, thực tài; cải thiện chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả; hình thành chính quyền điện tử và đảm bảo cung ứng ngày càng tốt hơn các dịch vụ công phục vụ nhân dân.
Ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên và theo chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước của Chính phủ, thành phố Hà Nội đã đề ra một số nhiệm vụ mới. Một là cải cách thể chế: Điểm mới là xây dựng quy định về việc lấy ý kiến nhân dân đối với các chủ trương, chính sách quan trọng của thành phố. Hai là cải cách thủ tục hành chính, tập trung đơn giản hóa các thủ tục thuộc lĩnh vực: đầu tư, đất đai, xây dựng, thuế, y tế, giáo dục, hộ khẩu, việc làm…
Ba là cải cách tổ chức bộ máy và hoạt động của cơ quan nhà nước. Bốn là xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức viên chức: Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức viên chức chuyên nghiệp, hợp lý về cơ cấu gắn với vị trí việc làm. Năm là cải cách tài chính công. Sáu là ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong cải cách hành chính: Tin học hóa các quy trình công việc trong nội bộ cơ quan hành chính, trong giao dịch với các cơ quan hành chính khác và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trong hoạt động phục vụ hành chính công, dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công.
Để thực hiện các nhiệm vụ trên cần tập trung vào một số giải pháp nâng cao cải cách thủ tục hành chính trong thời gian tới. Thứ nhất, nâng cao nhận thức của các chủ thể trong xã hội về tầm quan trọng của cải cách thủ tục hành chính, hướng tới xây dựng nền hành chính hiện đại. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng là phải nâng cao nhận thức về cải cách thủ tục hành chính cho toàn thể cán bộ, công chức và nhân dân để tạo hiệu ứng chung trong toàn xã hội cùng chung tay tham gia thực hiện. Chính vì vậy, tiếp tục phát huy việc chuyển nhận thức từ cơ chế nền hành chính “mệnh lệnh”, “xin – cho” sang nền hành chính “phục vụ”; coi người dân và doanh nghiệp thực sự là “đối tác”, “khách hàng” trong cung cấp dịch vụ công.
Thứ hai, đẩy mạnh xây dựng và vận hành chính phủ điện tử, góp phần cải cách thủ tục hành chính và các dịch vụ công. Cần tăng Chỉ số phát triển chính phủ điện tử và Chỉ số thành phần về cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong khu vực và trên thế giới. Ngoài các thủ tục hành chính trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, hầu hết các thông tin, mẫu biểu hồ sơ liên quan đều được đưa lên mạng internet để người dân, doanh nghiệp có thể tra cứu, tải xuống chuẩn bị trước khi thực hiện các thủ tục hành chính (đạt mức độ 1, 2), các bộ, ngành, các sở: Nội vụ, Thông tin và Truyền thông của các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện tốt Chương trình phối hợp thúc đẩy gắn kết ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính giai đoạn 2017 – 2020 để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng nền hành chính hiện đại.
Trong đó, Bộ Thông tin và Truyền thông cần phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về xây dựng, vận hành chính phủ điện tử; nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng hệ thống quản lý văn bản và điều hành, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 nhằm đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp 4.0 với các nội dung như ứng dụng internet kết nối vạn vận (IoT), ứng dụng điện toán đám mây (Cloud Computing), xử lý dữ liệu lớn (Big Data), mạng xã hội (Social network), đô thị thông minh (Smart city)…
Thứ ba, nâng cao hiệu quả thực thi công vụ cho đội ngũ công chức tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính. Đặc biệt, đề cao trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật trong tiếp nhận, xử lý nhanh chóng, kịp thời các thủ tục hành chính của công chức nhà nước. Theo đó, phải lấy kết quả cải cách thủ tục hành chính hằng năm là cơ sở quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, năng lực lãnh đạo, điều hành của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp; là một trong những tiêu chí đánh giá, bình xét thi đua, khen thưởng cho tập thể, cá nhân.
Ban hành và thực hiện hiệu quả cơ chế kiểm tra, thanh tra việc thực thi công vụ của đội ngũ công chức tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính. Xử lý nghiêm người vi phạm và khen thưởng kịp thời những người thi hành xuất sắc nhiệm vụ nhằm tiếp tục tạo bước chuyển căn bản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp, giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau trong giải quyết và thực hiện các thủ tục hành chính. Có cơ chế pháp lý hữu hiệu đối với các cơ quan hành chính nhà nước trong việc tiếp nhận, xử lý các phản ảnh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính không còn phù hợp.
Thứ tư, tăng cường giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa các thành phố, tỉnh và tham quan, học tập kinh nghiệm các nước về cải cách thủ tục hành chính. Việc trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau giữa các thành phố, tỉnh trong nước về cải cách thủ tục hành chính có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình xây dựng nền hành chính hiện đại, phục vụ nhân dân, qua đó, tìm ra các sáng kiến, các giải pháp hiệu quả nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế trong hoạt động quản lý thủ tục hành chính và cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính rườm rà để tiết kiệm thời gian, công sức của cá nhân, tổ chức sẽ góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Bên cạnh đó còn cần phải học tập kinh nghiệm các nước về cải cách thủ tục hành chính, nhất là các nước có nền hành chính phát triển và điều kiện kinh tế – xã hội tương đồng với Việt Nam.
Để đảm bảo cho việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và các mục tiêu đặt ra, thành phố cần hình thành hệ thống các giải pháp thực hiện đồng bộ. Một những giải pháp được chú trọng, đó là tăng cường công tác chỉ đạo triển khai cải cách hành chính từ Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố đối với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp; thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện chịu trách nhiệm cá nhân về mặt chỉ đạo, đôn đốc triển khai các nội dung cải cách hành chính thuộc phạm vi quản lý của ngành và địa phương mình. Cũng như thực hiện việc nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tham mưu về cải cách hành chính ở cấp thành phố và cấp quận, huyện. Ban hành các chế độ chính sách hợp lý đối với đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện chuyên trách về cải cách hành chính các cấp.
Trên đây là ý tưởng của tôi nhằm đóng góp một phần vào cải cách thủ tục hành chính của Thủ đô Hà Nội. Với những giải pháp triển khai một cách đồng bộ và cụ thể, chúng ta hoàn toàn tin tưởng công tác cải cách hành chính sẽ góp phần hoàn thành các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong giai đoạn tiếp theo. Quan trọng hơn, hình thành một nền hành chính phục vụ hướng về phía người dân và doanh nghiệp, qua đó tạo một môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn, thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với Thủ đô Hà Nội, cũng như tăng cường tính công khai minh bạch các thủ tục, dịch vụ hành chính công của chính quyền thành phố.
* Tít do Lao động Thủ đô đặt
Nguyễn Thu Hà (Công đoàn Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Hà Nội)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
37 tỉnh, thành giảm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị cấp xã sau sắp xếp
Sự kiện 01/11/2024 21:41
Luân chuyển, chỉ định Phó Bí thư Huyện ủy các huyện Yên Thành, Quế Phong
Sự kiện 01/11/2024 21:39
Huy động 256.250 tỷ đồng để đầu tư phát triển văn hóa
Sự kiện 01/11/2024 17:28
Đại biểu đề nghị quy định về phòng cháy tại nhà chung cư cao tầng
Sự kiện 01/11/2024 13:57
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Tin mới 01/11/2024 08:44
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Đảm bảo sự ổn định, vững chắc của hệ thống y tế
Sự kiện 31/10/2024 20:34
Đề nghị nâng mức hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên
Sự kiện 31/10/2024 18:55