Hãy vì Thủ đô bình yên!

(LĐTĐ) Trước hết phải khẳng định, Công điện của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành ngày 18/7 với mục tiêu duy nhất là để “bảo vệ” Thủ đô được bình yên trước làn sóng thứ 4 của đại dịch Covid-19, chứ không phải “hành chính hóa” để gây khó dễ cho người dân như một số thế lực trên mạng xã hội rêu rao.
Bệnh viện Bạch Mai “tiếp lửa” cho Bệnh viện Thận Hà Nội chống dịch Covid-19 Chủ tịch HĐND TP Hà Nội: Chống dịch Covid-19 phải đi đôi với phát triển kinh tế

Chiều 18/7, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký ban hành Công điện số 15/CĐ-UBND về triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên cả nước.

Theo đó, kể từ 0h ngày 19/7, thành phố Hà Nội áp dụng các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trên toàn địa bàn. Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết; đồng thời dừng tất cả hoạt động kinh doanh dịch vụ không thiết yếu.

Hãy vì Thủ đô bình yên!
Ảnh minh họa: M.Phương

Như chúng ta biết, Hà Nội là Thủ đô của đất nước, có mật độ dân cư đông, giao thương lớn, nhiều cơ quan, đơn vị đóng trú, nếu Thành phố không có những biện pháp quyết liệt để thích ứng với những diễn biến của dịch bệnh thì hậu quả sẽ khôn lường. Do đó, việc Thành phố yêu cầu dừng tất cả các loại hình dịch vụ không thiết yếu, đồng thời hạn chế tối đa ra ngoài nếu không có việc thực sự cần thiết, tăng cường làm việc online… là một quy định kịp thời và quyết liệt của Thành phố.

Hay tin Thành phố ban hành Công điện số 15, ông Mai Hồng, nguyên cán bộ cao cấp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh bày tỏ: “Cha ông ta xưa đã đúc kết đối với thiên tai, dịch họa phải lấy “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Bởi nếu chúng ta biết cách phòng bệnh sớm thì sẽ không dẫn đến những hệ lụy cho công tác khám, chữa bệnh.

Đặt trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, chủng Delta đang lây lan khắp thế giới, đặc biệt là Indonesia; còn trong nước là thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam, nếu Hà Nội không có giải pháp nhanh chóng để phòng từ xa thì nguy cơ dịch xâm nhập sẽ rất lớn. Là công dân chúng tôi luôn ủng hộ và chấp hành nghiêm Công điện của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố”.

Nhìn từ góc độ y khoa, dẫu Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 2 trung tâm y học lớn nhất cả nước, có nhiều bệnh viện lớn, hiện đại, song so với các nước phát triển và dân số Thủ đô thì số lượng bệnh viện vẫn chưa nhiều, cơ sở vật chất vẫn chưa đáp ứng nhu cầu khi có sự cố đại dịch xảy ra.

“Nước xa khó cứu được lửa gần”. “Lửa” Covid-19 đang rất gần, âm thầm lây lan nhanh trong cộng đồng, còn “nước xa” nghĩa là lực lượng y tế và nguồn lực y tế của Thủ đô cũng có hạn, nên để tránh gãy đổ hệ thống y tế và xa hơn là nền kinh tế, Thành phố thực hiện phương châm “phòng bệnh” trước.

Mặc dù, cách “phòng bệnh” trong Công điện số 15 có thể ảnh hưởng tới một bộ phận cư dân và các phân ngành, lĩnh vực kinh tế, song là một trong những cách làm hiệu quả nhất để “chặn” đà lây lan của vi rút SARS-CoV-2 trong cộng đồng, kịp thời khoanh vùng, truy vết, cắt đứt nguồn lây để đảm bảo an toàn cho nhân dân.

Một khi sức khỏe người dân được đảm bảo, “đường đi” của dịch được ngăn chặn, khi đó mọi hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội sẽ dần trở lại bình thường; chúng ta lại có điều kiện phát triển sản xuất - kinh doanh; người lao động lại được đảm bảo công ăn việc làm…

Mục tiêu rõ ràng là thế, cách thức triển khai khoa học là vậy, lẽ ra trong bối cảnh thiên tai, dịch họa, tất cả người dân đều phải “chung lưng đấu cật” với Chính phủ và Thành phố thì vẫn có một số ý kiến trên không gian mạng cho rằng đó là cách làm “ngăn sông, cấm chợ”!

Không! Thành phố không bao giờ “ngăn sông, cấm chợ”, mọi lĩnh vực thiết yếu, mặt hàng thiết yếu vẫn được hoạt động, lưu thông bình thường. Trong lúc “nước sôi lửa bỏng”, mỗi người dân hãy là một chiến sĩ, một mắt xích trong “guồng máy” phòng, chống dịch để Thủ đô sớm trở lại bình yên!

L.H

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sợ sai, nhiều doanh nghiệp thẩm định "né" giá đất

Sợ sai, nhiều doanh nghiệp thẩm định "né" giá đất

(LĐTĐ) Trả lời tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 18/3, về tình trạng một số công ty thẩm định giá bị xử lý sai phạm, nhiều doanh nghiệp thẩm định giá lại sợ rủi ro, từ chối thẩm định giá đất gây khó khăn cho nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, sai thì phải xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự.
Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

Hà Nội: Tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3

(LĐTĐ) Ngày 19/3, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị nói chuyện chuyên đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về hạnh phúc” và Trưng bày, giới thiệu sách với chủ đề “Hạnh phúc cho mọi người”.
Tăng trưởng xanh tạo đà cho bước nhảy vọt về phát triển kinh tế

Tăng trưởng xanh tạo đà cho bước nhảy vọt về phát triển kinh tế

(LĐTĐ) Với tiềm năng, vị thế địa kinh tế trong chuỗi cung ứng toàn cầu, Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn trong tăng trưởng xanh để có thể chuyển mình, bắt kịp, tiến cùng, vượt lên, đi tắt đón đầu và tạo đà cho một bước nhảy vọt về phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.
Tuổi trẻ Thanh Trì ra quân làm sạch môi trường

Tuổi trẻ Thanh Trì ra quân làm sạch môi trường

(LĐTĐ) Hơn 400 đoàn viên thanh niên huyện Thanh Trì đã đồng loạt ra quân hưởng ứng "Ngày Chủ nhật xanh" toàn quốc và “Ngày cao điểm tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới”. Đây là hoạt động ý nghĩa, thể hiện tinh thần xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, phát huy vai trò của thanh niên trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh, hiện đại nhân dịp 26/3.
Chỉ đạo khẩn việc thực hiện quy định về hoá đơn điện tử với kinh doanh xăng dầu

Chỉ đạo khẩn việc thực hiện quy định về hoá đơn điện tử với kinh doanh xăng dầu

(LĐTĐ) Bộ Công Thương vừa có văn bản hỏa tốc gửi các thương nhân đầu mối kinh doanh, phân phối xăng dầu về việc thực hiện quy định về hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định.
TP.HCM: Đề xuất nhiều vấn đề cấp bách trong công tác phòng chống ma tuý

TP.HCM: Đề xuất nhiều vấn đề cấp bách trong công tác phòng chống ma tuý

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (UBND TP.HCM), tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn Thành phố vẫn còn diễn biến phức tạp, phương thức thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi.
Bình Dương: Một tháng xử lý hơn 12.000 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông

Bình Dương: Một tháng xử lý hơn 12.000 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông

(LĐTĐ) Ngày 19/3, đại diện Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh Bình Dương cho biết, trong đợt thực hiện kế hoạch cao điểm tuần tra kiểm soát (TTKS) nhằm đảm bảo tật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh từ 15/2 đến 14/3, lực lượng CSGT đã xử lý hơn 12.000 trường hợp vi phạm.

Tin khác

Ý thức không tăng, tai nạn khó giảm!

Ý thức không tăng, tai nạn khó giảm!

(LĐTĐ) Trước khi nghị định của Chính phủ về quy định không uống rượu, bia khi tham gia giao thông có hiệu lực, thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho hay, nhiều vụ tai nạn giao thông có liên quan đến lạm dụng bia, rượu. Song khi quy định này được thực thi nghiêm ngặt, đa số các vụ tai nạn giao thông lại do phóng nhanh, vượt ẩu, điều khiển phương tiện trái với quy định của Luật Giao thông đường bộ gây ra.
Vì sao chưa thống nhất?

Vì sao chưa thống nhất?

(LĐTĐ) Theo cơ cấu hiện hành, đối với các ban (cơ quan Đảng), ủy ban (Quốc hội), bộ (cơ quan thuộc Chính phủ) được chia thành các vụ chuyên môn. Đồng thời, nhiều bộ còn có cấp tổng cục, ủy ban. Tuy vậy, hiện vẫn còn không ít cơ quan cấp tổng cục, ủy ban (thuộc bộ), nhưng vẫn duy trì cơ cấu tổ chức cấp vụ, cục. Người đứng đầu cấp vụ vẫn mang “hàm” vụ trưởng.
Cần mở rộng hạn mức chứng nhận quyền sử dụng đất

Cần mở rộng hạn mức chứng nhận quyền sử dụng đất

(LĐTĐ) Luật Đất đai (sửa đổi) mới được thông qua mục đích nhằm sửa đổi, bổ sung một số vấn đề bất cập liên quan đến công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai. Đặc biệt, gỡ nút thắt “xung đột” liên quan đến đất đai, một trong những vấn đề nóng nhất thời gian vừa qua. Còn về phía người dân kỳ vọng, việc thông qua Luật này sẽ giúp họ không còn chạy ngược, chạy xuôi đi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Xuân mới, tỏa rạng thế rồng bay

Xuân mới, tỏa rạng thế rồng bay

(LĐTĐ) Chúng ta đã đón Tết cổ truyền trong không khí chan hòa của mùa xuân mới. Thời tiết đẹp, nhà nhà, người người ai cũng cảm nhận được Tết đoàn viên, dự cảm về một năm mới tốt lành.
“Ngoại giao cây tre” nâng tầm vị thế Việt Nam

“Ngoại giao cây tre” nâng tầm vị thế Việt Nam

(LĐTĐ) Năm 2023, Hà Nội - Việt Nam trở thành một trong những “tâm điểm”của truyền thông thế giới khi chứng kiến hàng loạt chuyến thăm cấp Nhà nước của nhiều nguyên thủ quốc gia; chính khách, tổ chức và lãnh đạo nhiều tập đoàn lớn trên thế giới. Đồng thời, năm 2023 cũng là năm các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước công du nước ngoài theo lời mời của lãnh đạo một số quốc gia, dự nhiều sự kiện quốc tế quan trọng.
Khơi nguồn lực đón vận hội mới

Khơi nguồn lực đón vận hội mới

(LĐTĐ) Xuân mới mang theo vận hội mới đến với đất nước Việt Nam và Thủ đô Hà Nội tươi đẹp. Điều mà chúng ta quan tâm là khơi nguồn lực ra sao để đón vận hội mới, hiện thực hóa khát vọng đất nước hùng cường, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại…
Kinh tế Việt Nam vững niềm tin tiến bước

Kinh tế Việt Nam vững niềm tin tiến bước

(LĐTĐ) Khi nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt với nhiều biến số khó lường, những căng thẳng địa chính trị khiến thương mại và đầu tư suy giảm thì Việt Nam với nền kinh tế có độ mở lớn cũng không tránh khỏi xu hướng bị tác động. Dẫu vậy, Việt Nam đã kiên cường, vững vàng vượt sóng gió để khép lại một năm khó khăn bằng những thành tựu đáng tự hào; tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2023 tăng 5,05%, gấp 1,68 lần mức tăng chung của kinh tế thế giới, trở thành một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng tích cực, ấn tượng…
Quốc hội hành động, đổi mới vì dân

Quốc hội hành động, đổi mới vì dân

(LĐTĐ) Đổi mới tư duy, chủ động vào cuộc “từ sớm, từ xa” là thông điệp được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đưa ra từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Từ sự chủ động, vào cuộc “từ sớm, từ xa” đó, năm 2023, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội đã không ngừng đổi mới, sáng tạo, đạt được nhiều kết quả nổi bật cả trong công tác lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của quốc gia. Đây là tiền đề quan trọng bước vào năm 2024 - năm bứt phá để hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra.
Học Bác để làm nên những thắng lợi mới!

Học Bác để làm nên những thắng lợi mới!

(LĐTĐ) Cách đây hơn 5 thế kỷ, Thân Nhân Trung làm quan dưới thời hậu Lê đã nói: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao; nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”. Tiếp bước cha ông, về vấn đề cán bộ, đúc kết những tinh hoa của dân tộc và thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu dạy: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc; muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém” và “huấn luyện cán bộ là công việc của Đảng”.
Phát huy lòng tự tôn dân tộc để xây dựng đất nước

Phát huy lòng tự tôn dân tộc để xây dựng đất nước

(LĐTĐ) Năm 2023 tổ chức Công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động đón chào sự kiện chính trị quan trọng: Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam. Tại phiên khai mạc diễn ra sáng ngày 2/12, Đại hội vinh dự được đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến dự và phát biểu chỉ đạo. Những nội dung chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư sẽ được tổ chức Công đoàn các cấp cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ căn cốt của Tổ chức.
Xem thêm
Phiên bản di động