Đánh giá kỹ tác động, giải "bài toán" tổng thể về chính sách học phí mầm non, giáo dục phổ thông
Chính phủ quyết định không tăng học phí năm học 2022-2023 Hà Nội: Xem xét mức trần học phí cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao |
Chinh sách học phí luôn có ảnh hưởng không nhỏ đến cơ hội tới trường của các em học sinh thuộc diện khó khăn, yếu thế, vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số… - Ảnh minh hoạ |
Tại cuộc họp với Bộ GD&ĐT cùng các bộ, ngành liên quan, chiều 10/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã nêu rõ thực hiện chính sách học phí đối với bậc học mầm non, giáo dục phổ thông công lập phải được đánh giá kỹ tác động, giải "bài toán" tổng thể về các nguồn lực hỗ trợ kịp thời cho những đối tượng chính sách, khó khăn, yếu thế; nâng cao chất lượng giáo dục, bảo đảm mục tiêu phổ cập giáo dục (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở) với vai trò chủ đạo của Nhà nước.
Cần đồng bộ giữa chính sách thu và chính sách hỗ trợ
Phó Thủ tướng cho rằng tăng học phí mầm non, giáo dục phổ thông công lập là vấn đề có tác động xã hội rất lớn, vì vậy, phải được tính toán, triển khai một cách căn cơ, bài bản, tổng thể, trên tinh thần nhân văn, không làm ảnh hưởng đến cơ hội tiếp cận giáo dục của những đối tượng chính sách, khó khăn, yếu thế, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.
Bộ GD&ĐT cần đánh giá kỹ tác động để có chính sách học phí bảo đảm phù hợp với khả năng đóng góp, chi trả của người dân; đồng thời, phải có các chính sách hỗ trợ đối với các đối tượng khó khăn, yếu thế để bảo đảm phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và mục tiêu về giáo dục của Đảng, Nhà nước.
Theo đó, ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục không giảm, nhưng không cào bằng, dàn trải. Với việc thúc đẩy tự chủ, xã hội hoá ở những địa bàn thuận lợi, ngân sách nhà nước tập trung cho học sinh thuộc diện chính sách, khó khăn, yếu thế.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với Bộ GD&ĐT cùng các bộ, ngành liên quan, chiều 10/5, về chính sách học phí, sách giáo khoa cho năm học mơi - Ảnh: VGP |
Không được thay đổi mục tiêu phổ cập giáo dục
Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh yêu cầu "không làm thay đổi mục tiêu thực hiện phổ cập mầm non, tiểu học, trung học cơ sở" và nguyên tắc: Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cung cấp dịch vụ giáo dục cơ bản cho 100% học sinh mầm non, giáo dục phổ thông. Đây là chủ trương hết sức nhân văn, thể hiện tính ưu việt của chế độ.
Do đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tính toán nguồn ngân sách dành cho giáo dục từ các chương trình mục tiêu quốc gia (xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi…); ngân sách tiết kiệm được khi thực hiện tự chủ đối với những cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập ở địa bàn có điều kiện thuận lợi trên cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí. Từ đó, có phương án cụ thể về nguồn ngân sách nhà nước cấp bù phần học phí tăng thêm của mầm non, giáo dục phổ thông công lập cho các nhóm đối tượng chính sách, khó khăn, yếu thế.
Từ thực tế, hầu hết học sinh thuộc diện khó khăn, yếu thế đang sinh sống ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, Phó Thủ tướng cũng lưu ý cần dành nguồn lực để bảo đảm chế độ, chính sách, thu nhập cho đội ngũ giáo viên tại các khu vực này ngang bằng với mức trung bình cả nước, theo hướng tính đúng, tính đủ chi phí như các trường mầm non, giáo dục công lập thực hiện tự chủ.
Ngoài ra, đối với học phí giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, Phó Thủ tướng cho rằng, cần sửa đổi Nghị định số 81/2021/NĐ-CP để có lộ trình thích hợp, sớm áp dụng chính sách học phí theo hướng tính đúng, tính đủ để thúc đẩy, nâng cao chất lượng giáo dục đại học, nghề nghiệp.
Nghiên cứu, triển khai cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp (học bổng, miễn, giảm học phí, bố trí kinh phí dành cho giáo dục đại học, nghề nghiệp từ các chương trình mục tiêu quốc gia), tiếp tục thực hiện chương trình tín dụng ưu đãi cho sinh viên… để không làm giảm cơ hội vào đại học, nhất là đại học chất lượng cao đối với các đối tượng chính sách, học sinh nghèo học giỏi, người yếu thế và dễ bị tổn thương.
Các bộ, ngành, địa phương có cơ chế "đặt hàng" cơ sở giáo dục đại học nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực;…
Theo Minh Khôi/baochinhphu.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Tin khác
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực
Giáo dục 19/11/2024 15:36