Hành vi lạm dụng Bảo hiểm Y tế: Ngày càng tinh vi hơn

Lạm dụng quỹ Bảo hiểm Y tế (BHYT) không chỉ có ở người tham gia BHYT mà cả ở các cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) với nhiều hình thức ngày càng tinh vi hơn và số tiền lạm dụng vào quỹ BHYT cũng tăng từ vài trăm ngàn lên tới vài chục tỉ đồng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc hàng triệu bệnh nhân nghèo bị lấy đi cơ hội điều trị bệnh, mất cơ hội được cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao hơn…
hanh vi lam dung bao hiem y te ngay cang tinh vi hon 99,5% cơ sở y tế đã kết nối hệ thống giám định BHYT
hanh vi lam dung bao hiem y te ngay cang tinh vi hon Đẩy mạnh tin học hoá trong công tác giám định BHYT
hanh vi lam dung bao hiem y te ngay cang tinh vi hon Thực thi bảo hiểm y tế toàn dân: Cần triển khai linh hoạt

Một người khám, chữa bệnh 27 lượt/tháng

Theo BHXH Việt Nam, tính đến hết tháng 7.2016, cả nước có trên 72,8 triệu người tham gia BHYT (tăng khoảng 2,8 triệu người so với năm 2015). Trong 6 tháng đầu năm 2016, tổng chi KCB tại tỉnh đạt 30.372 tỉ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 42% dự toán Chính phủ giao.

hanh vi lam dung bao hiem y te ngay cang tinh vi hon
Người dân xếp hàng chờ làm thủ tục khám, chữa bệnh.

Còn tính theo tổng số lượt KCB của 6 tháng đầu năm đã tăng 12% so với cùng kỳ năm trước với trên 67,6 triệu lượt KCB. Như vậy tổng số tiền KCB tăng 8.545 tỉ đồng so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, nếu chia theo loại hình chi phí ngoại trú, nội trú thì thấy rõ chi phí gia tăng đột biến tại khu vực KCB nội trú tới 41% và nếu chia theo khu vực chi phí thì chi phí tăng tại khu vực KCB đa tuyến đến nội tỉnh (tức là chi phí của bệnh nhân đi KCB ngoài nơi KCB ban đầu tại các cơ sở trên địa bàn tỉnh) là 50%.

Trước tình trạng bội chi KCB BHYT năm 2016 đang “hết sức nghiêm trọng”, BHXH Việt Nam dự báo: Nếu số bội chi vượt quá 30%, quỹ BHYT sẽ không đủ nguồn để bổ sung số thiếu hụt này.

Do đó, kiểm soát chặt chi phí KCB BHYT, đặc biệt là minh bạch chi phí đa tuyến khi thực hiện thông tuyến sẽ là nhiệm vụ trọng tâm của ngành BHXH trong những tháng cuối năm.

Theo Phó Tổng giám đốc BHXH Việt Nam Phạm Lương Sơn, ngoài nguyên nhân tăng chi phí KCB 6 tháng đầu năm do tăng đối tượng tham gia BHYT (12% với số tiền tương ứng khoảng 2.941 tỉ đồng) hay do tăng giá dịch vụ y tế đồng hạng theo Thông tư 37 lên trên 3.100 tỉ đồng, thì số tiền tăng thêm do tác động của thông tuyến huyện KCB lên đến 1.399 tỉ đồng.

Đơn cử, “chỉ tính riêng trong tháng 7.2016, qua cổng thông tin giám định BHYT, chúng tôi đã phát hiện thấy có trường hợp người có thẻ BHYT đã đi khám bệnh tới 27 lượt trong vòng 1 tháng, thậm chí có buổi sáng, người này còn đi khám 2-3 cơ sở y tế trong cùng một tuyến huyện.

Với mỗi lượt đi khám, họ được cấp 1 đơn thuốc trị giá khoảng 2-300 ngàn đồng. Sau đó, đơn thuốc này có thể được họ mang ra ngoài bán rẻ lại cho các hiệu thuốc với giá chỉ bằng 1 nửa. Như vậy, với việc đi khám bệnh lấy thuốc, họ đã có thể tự tạo ra thu nhập thêm khoảng 2-300 ngàn đồng/ ngày. Ở tỉnh lẻ thì đây là khoản thu nhập không hề nhỏ”- ông Sơn bức xúc chia sẻ.

Thống kê của BHXH Việt Nam đã chỉ rõ, có tới 37 tỉnh có số chi vượt quỹ KCB được giao với số tiền vượt quỹ gần 3.404 tỉ đồng, tăng 22 tỉnh so với cùng kỳ năm 2015 và số tiền bội chi cũng tăng thêm trên 2.897 tỉ đồng.

Toàn bộ 25 tỉnh vượt quỹ trong năm 2015 cũng tiếp tục vượt quỹ ở 6 tháng đầu năm nay, nhiều tỉnh có số vượt quỹ lên đến trên 100 tỉ đồng như Thanh Hóa là 370 tỉ đồng, Nghệ An 351 tỉ đồng, Quảng Nam 238 tỉ đồng, Cà Mau trên 220 tỉ đồng…

Tăng chi 15 tỉ đồng … vì thay vỏ nước cất

Đối với các cơ sở KCB thì việc lạm dụng quỹ BHYT được chỉ rõ trong việc “quá tay” trong chỉ định sử dụng các dịch vụ kỹ thuật y tế kỹ thuật cao; sử dụng thuốc có hàm lượng lạ (không phổ biến); thay đổi đóng gói vật tư y tế nhằm tạo thế độc quyền đẩy giá thuốc lên cao; thương mại hóa quá trình KCB; kéo dài thời gian điều trị không cần thiết… với nhiều chiêu lách luật tinh vi hơn.

Dẫn chứng về vấn đề này, ông Phạm Lương Sơn cho hay: “Việc sử dụng nước cất là phổ biến trong các cơ sở y tế. Nhưng chỉ với việc thay đổi hình thức đóng gói từ ống thủy tinh sang dạng ống nhựa mà chi phí cho nước cất pha tiêm được sử dụng tại một số tỉnh, thành phố và BV tuyến Trung ương năm 2014- 2015 đã bị tăng lên khoảng 15 tỉ đồng là điều vô cùng bất hợp lý”.

Theo BHXH Việt Nam, đây một ví dụ điển hình về sự bất hợp lý trong đấu thầu, cung ứng một số loại thuốc, vật tư y tế phục vụ KCB BHYT thời gian qua. Bởi theo thống kê của cơ quan này, với 8 tỉnh trúng thầu nước cất ống nhựa trong năm 2014 và 22 tỉnh trúng thầu năm 2015, tổng giá trị nước cất ống nhựa trúng thầu lên gần 50,7 tỉ đồng.

So với giá nước cất ống thủy tinh vẫn đang được sử dụng phổ biến, giá nước cất pha tiêm loại 5ml dạng ống nhựa cao gấp 2 lần so với dạng ống thủy tinh; loại 10ml có mức cao 1,5 lần. Đặc biệt, nhà cung cấp nước cất ống nhựa nhập khẩu và sản xuất trong nước đều do duy nhất một công ty độc quyền đứng tên đấu thầu.

Theo ông Sơn, số tiền chênh lệch lên tới 15 tỉ đồng chỉ vì sự thay đổi bao bì chưa thật cần thiết. Số tiền đó có thể hỗ trợ trên 24.000 tấm thẻ BHYT cho người dân có hoàn cảnh khó khăn, còn nếu sử dụng cho các dịch vụ kỹ thuật cao, có thể tương đương với trên 300 ca đặt stent tim mạch, 3.000 lần chạy thận nhân tạo, cung cấp thuốc cho bệnh nhân lao… mang lại cơ hội sống sót cho hàng nghìn người bệnh.

Dẫn chứng khác cho hành vi lạm dụng BHYT ngày càng tinh vi hơn, ông Sơn cho biết, hiện nhiều cơ sở KCB thay vì xã hội hóa đầu tư cơ sở vật chất KCB bằng hình thức thuê hoặc liên doanh để đặt các máy xét nghiệm hay thiết bị y tế cao cấp, nhiều công ty thiết bị y tế đã chủ động cho các cơ sở KCB mượn không các thiết bị (để đối phó với Thông tư 15 của Bộ Y tế), nhưng kèm theo yêu cầu là cơ sở KCB đó phải sử dụng vật tư hóa chất của nhà cung cấp đó.

Chính vì thế, mà nhiều cơ sở KCB đã chỉ định quá mức cần thiết các dịch vụ chẩn đoán, xét nghiệm không cần thiết cho quá trình khám và điều trị của bệnh nhân như yêu cầu chụp CT, điện tim, xét nghiệm… Đơn cử có 1 tỉnh gần Hà Nội, riêng chi phí chi cho chỉ định điện tim, siêu âm… lên đến 12 tỉ đồng. Mức chi phí này cao bất thường và BHXH Việt Nam đang cho kiểm tra, thẩm định lại…

Hay trong khi thực hiện thống kê các loại thuốc có chi phí lớn nhất do quỹ BHYT thanh toán phục vụ việc xây dựng danh mục thuốc thiết yếu, đưa vào gói dịch vụ y tế cơ bản, BHXH các địa phương đã phát hiện trong 20 loại thuốc có chi phí cao nhất năm 2015, nhiều cơ sở KCB đang sử dụng thuốc Gliatilin (hoạt chất Choline alfoscerate) với chi phí rất lớn.

Mặc dù đây là loại thuốc được chỉ định điều trị đột qụy, chấn thương não sau phẫu thuật thần kinh sọ não (không thuộc nhóm bệnh phổ biến tại Việt Nam), nhưng việc chỉ định Choline alfoscerate lại đang chiếm đầu bảng trong các thuốc chi phí lớn. Chỉ riêng năm 2015, thuốc Gliatilin sử dụng ở các BV tuyến Trung ương đã lên đến 17,4 tỉ đồng.

Bên cạnh đó, trong các thuốc được cấp số đăng ký có thành phần hoạt chất Choline alfoscerate chỉ có duy nhất 1 số đăng ký là thuốc nhập khẩu là Gliatilin và 7 số đăng ký là thuốc sản xuất trong nước.

Giá thuốc nhập khẩu và sản xuất trong nước cùng hoạt chất này có sự chênh lệch rất lớn. Cùng với hàm lượng ống 100mg/4ml, thuốc sản xuất trong nước có giá từ 32.970- 41.000 đồng/ống; thuốc nhập khẩu có giá 69.300 đồng/ống, cao gần gấp 2 lần…

K.Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phải đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

Phải đa dạng hóa nguồn lực phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải đa dạng hóa nguồn lực của Nhà nước, xã hội, ngân hàng thương mại và phải có ưu tiên khi kêu gọi nguồn vốn thực hiện nhà ở xã hội.
Hơn 50 người thoát nạn trong vụ cháy trên đường Láng

Hơn 50 người thoát nạn trong vụ cháy trên đường Láng

(LĐTĐ) Khoảng 22h15 ngày 17/5, Trung tâm chỉ huy Công an thành phố Hà Nội nhận được tin báo xảy ra cháy tại tại tầng 2 tòa nhà tại số 1174 đường Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa.
Học sinh Việt Nam giành giải Nhì tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế

(LĐTĐ) Tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế năm 2024 (Regeneron ISEF 2024), đoàn học sinh Việt Nam đã giành 1 giải Nhì thuộc lĩnh vực Phần mềm hệ thống.
Hiệu quả từ phong trào phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”

Hiệu quả từ phong trào phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”

(LĐTĐ) Phong trào thi đua lao động giỏi, phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô” đã và đang được các cấp Công đoàn và công nhân lao động tích cực triển khai, hưởng ứng. Năm 2024, toàn thành phố Hà Nội có 62.520 công nhân lao động được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi” cấp cơ sở; 2.230 công nhân lao động được công nhận “Công nhân giỏi” cấp trên cơ sở”; 100 công nhân lao động đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/5: Có mây, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/5: Có mây, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi

(LĐTĐ) Khu vực Hà Nội hôm nay sẽ có mây, đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, chiều tối có mưa rào và dông. Gió đông nam cấp 2-3.
Khai mạc "Ngày phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ đổi mới sáng tạo" năm 2024

Khai mạc "Ngày phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ đổi mới sáng tạo" năm 2024

(LĐTĐ) Tối 17/5, tại khu vực Hồ Văn, quần thể Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc “Ngày phụ nữ Thủ đô ứng dụng công nghệ đổi mới sáng tạo” năm 2024.
Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” giới thiệu hơn 150 hình ảnh, tài liệu, bản trích

Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” giới thiệu hơn 150 hình ảnh, tài liệu, bản trích

(LĐTĐ) Từ ngày 17 - 22/5, tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội, diễn ra triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.

Tin khác

Bộ Y tế cấp phép vắc xin sốt xuất huyết, zona thần kinh và phế cầu 23

Bộ Y tế cấp phép vắc xin sốt xuất huyết, zona thần kinh và phế cầu 23

(LĐTĐ) Vừa qua, Bộ Y tế đã ký quyết định cấp phép, gia hạn giấy đăng ký lưu hành cho 40 loại vắc xin sinh phẩm, trong đó có các vắc xin mới được đặc biệt chờ đợi như vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết, vắc xin phòng bệnh zona thần kinh, vắc xin phòng 23 tuýp phế cầu thế hệ mới.
Đồng Nai: Sức khỏe của gần 100 công nhân nghi bị ngộ độc sau bữa ăn đã ổn định

Đồng Nai: Sức khỏe của gần 100 công nhân nghi bị ngộ độc sau bữa ăn đã ổn định

(LĐTĐ) Theo các công nhân này, vào bữa trưa cùng ngày xảy ra ngộ độc thức ăn, công nhân có ăn các món như thịt heo kho dưa, chả cá chiên, rau cải thảo luộc, canh bầu; còn bữa chiều tăng ca từ 16h15 đến 18h có 400 người ăn món mì quảng gà.
Bộ Y tế yêu cầu tập trung nguồn lực điều trị cho hơn 300 công nhân nghi ngộ độc tại Vĩnh Phúc

Bộ Y tế yêu cầu tập trung nguồn lực điều trị cho hơn 300 công nhân nghi ngộ độc tại Vĩnh Phúc

(LĐTĐ) Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn đề nghị Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc khẩn trương điều trị cho bệnh nhân và tổ chức điều tra, xử lý vụ nghi nhờ ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam, tỉnh Vĩnh Phúc.
Giải pháp nào cho người mất ngủ, rối loạn giấc ngủ lâu năm?

Giải pháp nào cho người mất ngủ, rối loạn giấc ngủ lâu năm?

(LĐTĐ) Rối loạn giấc ngủ không còn là triệu chứng nữa mà trở thành một loại bệnh gây phiền toái cho đời sống cá nhân và ảnh hưởng đến xã hội. Giải pháp rất nhiều, nhưng chọn được một giải pháp hiệu quả không dễ. Phytostar “mách” bạn một phương pháp hiện đại tân tiến, không đau, không kiêng, lại vô cùng hiệu quả.
Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về tiêm vắc xin Covid-19

Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về tiêm vắc xin Covid-19

(LĐTĐ) Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vắc xin phòng Covid-19 để tăng cường miễn dịch phòng bệnh, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao...
Chủ động phòng chống bệnh truyền nhiễm

Chủ động phòng chống bệnh truyền nhiễm

(LĐTĐ) Hiện nay tình hình bệnh truyền nhiễm trên địa bàn thành phố vẫn đang diễn biến phức tạp, nhất là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp như tay chân miệng, ho gà,… Thậm chí trong tuần qua, trên địa bàn thành phố đã ghi nhận 1 ca mắc não mô cầu đầu tiên trong năm 2024. Bởi vậy, cùng với sự vào cuộc của ngành Y tế người dân cũng cần chủ động các biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả.
Tôn vinh những cống hiến thầm lặng của nghề điều dưỡng

Tôn vinh những cống hiến thầm lặng của nghề điều dưỡng

(LĐTĐ) Là người thường xuyên tiếp xúc với người bệnh, mỗi ngày người điều dưỡng phải “hóa thân” trong nhiều vai trò, đối mặt với nhiều áp lực, rủi ro của công việc. Nhưng vượt qua tất cả, họ lặng thầm chăm sóc sức khỏe cho người bệnh. Với sự tận tâm của các điều dưỡng, nhiều bệnh nhân đã hồi phục sức khỏe, chiến thắng bệnh tật.
Những người đã tiêm vắc xin AstraZeneca không cần xét nghiệm đông máu

Những người đã tiêm vắc xin AstraZeneca không cần xét nghiệm đông máu

(LĐTĐ) Ngày 10/5, thông tin từ Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, từ tháng 7/2023, Việt Nam đã sử dụng hết vắc xin AstraZeneca. Những người đã tiêm vắc xin này không cần xét nghiệm D-dimer, hay làm bất kỳ xét nghiệm đông máu.
TP.HCM: Cấp cứu 4 công nhân bị phỏng điện khi sửa cáp ngầm

TP.HCM: Cấp cứu 4 công nhân bị phỏng điện khi sửa cáp ngầm

(LĐTĐ) Trong lúc 4 công nhân đang sửa điện tại đường dây cáp ngầm trên đường Dương Bạch Mai, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thì không may bị chập điện, phát nổ và bị phỏng.
Phẫu thuật vi phẫu nền sọ thành công cho nữ bệnh nhân bị u não

Phẫu thuật vi phẫu nền sọ thành công cho nữ bệnh nhân bị u não

(LĐTĐ) Bệnh nhân nữ xuất hiện triệu chứng đau đầu, nhìn mờ, đến khám tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, phát hiện u màng não tại mỏm yên trước, đỉnh hốc mắt bên phải.
Xem thêm
Phiên bản di động