Hạnh phúc vỡ òa của những cặp vợ chồng hiếm muộn
Bệnh viện Phụ sản Trung ương: Triển khai kỹ thuật mới chữa vô sinh cho phụ nữ | |
10 cặp vợ chồng được hỗ trợ thụ tinh ống nghiệm miễn phí | |
Hạnh phúc vỡ òa của cặp vợ chồng hiếm muộn vay lãi đi “tìm” con |
10 năm ròng rã “tìm con”
May mắn, trong lúc tuyệt vọng nhất của cuộc đời, hai vợ chồng chị Triệu Thị Liên và anh Triệu Văn Sơn (dân tộc Dao Đỏ - Yên Bái) đã được Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội hỗ trợ làm thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí thành công. Hiện chị Liên đã mang thai đôi hai bé gái ở tuần thứ 36 và đang chờ tới ngày sinh nở. Mặc dù trước đó, chị đã từng mang thai tự nhiên, nhưng bị thai ngoài tử cung phải bỏ.
Chị Triệu Thị Liên hạnh phúc chia sẻ câu chuyên với phóng viên. |
Để có được kết quả trái ngọt như ngày hôm nay, vợ chồng chị Liên đã mất gần 10 năm ròng rã “tìm con”. Theo lời chị Liên chia sẻ, vợ chồng chị lấy nhau năm 2011, khi chị mới 19 tuổi. Lấy nhau khi tuổi còn trẻ, nên hai vợ chồng cũng chưa nặng nề việc con cái. “Hai năm đầu chưa có con nhưng chúng tôi vẫn chưa thấy sốt ruột, chưa nghĩ nhiều. Từ năm thứ 3 trở đi, hễ ai mách uống thuốc nam, thuốc bắc chữa hiếm muộn ở đâu đều đã thử qua nhưng vẫn không có kết quả. Lại thấy bạn bè đồng trang lứa đã có con bồng con bế cả… lúc đó vợ chồng tôi mới sốt ruột và lo lắng” chị Liên chia sẻ.
Mãi tới năm 2016, hai vợ chồng chị Liên xuống Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội kiểm tra, bác sĩ chẩn đoán chị bị tắc vòi trứng. Được bác sĩ tư vấn, nên vợ chồng chị cũng biết nếu xác định làm thụ tinh ống nghiệm cũng mất trăm triệu đồng. Hai vợ chồng ngậm ngùi nhìn nhau vì không có điều kiện kinh tế làm.
Được biết, hai vợ chồng chị Liên làm nông nghiệp là chính, thu nhập một tháng chỉ được 600 – 700 ngàn đồng. “Mỗi năm nếu chịu khó tiết kiệm dành dụm lắm cũng chỉ bỏ ra được 10 triệu đồng. Như vậy, phải mất 10 năm tích cóp vợ chồng tôi mới đủ tiền làm thụ tinh trong ống nghiệm. Lúc đó, hai vợ chồng tôi nghĩ sẽ vẫn cố gắng kiếm tiền để mấy năm nữa quay lại bệnh viện kiếm con”, chị Liên nhớ lại.
Lấy nhau gần 10 năm không có con, hàng xóm nhiều người lời ong tiếng ve. Nhưng may mắn gia đình nhà chồng và chồng không tạo áp lực gì cho chị. Bố mẹ chồng chỉ nói nếu thực sự không sinh được con, thì có thể xin 1- 2 bé về nuôi, chứ không đồng ý cho hai vợ chồng bỏ nhau. “Tuy nhiên, phải là người trong cuộc mới thấy áp lực của việc hiếm muộn con. Lúc đó tôi đã nghĩ tới việc động viên cho chồng đi thêm bước nữa, để có hạnh phúc gia đình chọn vẹn. Nhưng chồng không đồng ý”, chị Liên ngậm ngùi nhớ lại.
Nhiều năm chạy chữa hiếm muộn vẫn chưa có kết quả, vợ chồng chị Liên đã tìm xin một cô bé làm con nuôi. Tuy nhiên, họ vẫn luôn đau đáu mong ngóng có thêm con chung của hai vợ chồng.
May mắn, trời không phụ lòng người, cuối năm 2019, vợ chồng chị Liên đăng ký hồ sơ và may mắn là một trong số 11 cặp vợ chồng hiếm muộn, có hoàn cảnh khó khăn, được nhận gói hỗ trợ thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí do Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tổ chức.
Trong quá trình điều trị, vợ chồng chị Liên là trường hợp khá thuận lợi trong số những ca làm thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện khi thành công ngay lần đầu. Tuy nhiên, quá trình mang thai của chị Liên khá vất vả, mang thai đôi, 3 tháng đầu nghén nặng, sụt đến gần 15kg, uống nước lọc cũng nôn. Chị phải nằm tại viện theo dõi từ lúc đầu cũng vì quá nghén. Có 1 tháng phải chuyển sang Bệnh viện Bạch Mai điều trị vì bị cường giáp do thai nghén.
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Thu Hiền, Phó Giám đốc Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội thăm, khám thai cho thai phụ. |
Chia sẻ về những ngày ốm nghén vất vả, điều chị Liên lo sợ nhất là ảnh hưởng tới sự phát triển của con trong bụng. Chị Liên kể lại: “Trong quá trình ốm nghén, thấy tôi yếu quá, kiệt sức, mọi người đều thương. Bố mẹ chồng bảo hay là bỏ đi một bé vì sợ thai đôi nghén hơn. Nhưng hai vợ chồng tôi chưa bao giờ nghĩ là sẽ bỏ một em bé nào cả. Và cũng không biết bỏ ai, để ai vì thấy tội. Nên tôi vẫn cố gắng, với mong muốn nếu có duyên thì cả hai con sẽ ở với mình”.
Thời gian đầu chồng chị Liên phải ở viện chăm, động viên, bóp tay bóp chân cho vợ đỡ mỏi. Thời gian sau thai ổn định, chồng sắp xếp về làm nương. Ở viện có các bác sĩ hỗ trợ tận tình. Đến thời điểm hiện tại, chị Liên đã mang thai ở tuần thứ 36 khỏe mạnh, hai bé đã được 2,2 và 2,4kg, dự kiến từ ngày 22 đến 26/6 sẽ hạ sinh.
Cứu cánh cho các cặp vô sinh hiếm muộn
Cũng may mắn là một trong những cặp đôi hiếm muộn được hỗ trợ thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí tại Bệnh viện là cặp vợ chồng chị Phạm Thị Tơ và anh Vũ Văn Chí, quê ở Hải Hậu, Nam Định
Được biết, vợ chồng chị Tơ đã kết hôn 9 năm nhưng chưa có con. Chị Tơ bị tắc vòi trứng nhưng vẫn chưa có điều kiện thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm vì chi phí cao. Thu nhập của cả gia đình phụ thuộc vào công việc của anh Chí, tuy nhiên nguồn thu nhập không ổn định. Trong quá trình điều trị tại Bệnh viện, hiện chị Tơ đang bầu 36 tuần, thai đơn. Trong quá trình mang thai cổ tử cung cũng từng bị tụt cổ tử cung. Hiện đang nằm dưỡng thai tại Bệnh viện.
Trên đây là hai trong số những ca thụ tình trong ống nghiệm thành công điển hình từ chương trình hỗ trợ miễn phí cho 11 cặp vợ chồng của Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội trong năm 2019. Trên thực tế, có nhiều ca khác đã có thai nhờ sự hỗ trợ lần này của Bệnh viện. Nhưng hiện tại, có 3 trường hợp đang nằm tại Bệnh viện vì thai đã lớn, bác sĩ sẽ theo dõi sát sao, chờ đến ngày bệnh nhân chuyển viện đến bệnh viện sản đã chọn để sinh.
Chị Phạm Thị Tơ rớt nước mắt khi chia sẻ câu chuyện 9 năm "tìm con" do hiếm muộn. |
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Thu Hiền, Phó Giám đốc Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, mỗi trường hợp vợ chồng hiếm muộn là một nỗi niềm, không ai giống ai nhưng họ đều có điểm chung là nỗi mong con đau đáu nhưng không thể thực hiện giấc mơ làm cha mẹ vì nhiều lẽ.
Riêng trường hợp thai phụ Triệu Thị Liên đã hiếm muộn suốt gần 10 năm ròng rã. Thai phụ bị chửa ngoài tử cung 1 lần. Tháng 9/2019 vợ chồng Liên bước vào hành trình tìm con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm miễn phí do Bệnh viện tài trợ.
“Nếu về chuyên môn thì ca này không khó, nhưng xét về hỗ trợ thì Bệnh viện cũng ưu tiên hơn vì xét về kinh tế quá khó khăn. Theo đúng tiêu chuẩn hỗ trợ chuyển phôi 2 lần thì chi phí phát sinh sau này gia đình thai phụ phải bỏ ra. Tuy nhiên Bệnh viện vẫn tiếp tục hỗ trợ cho quá trình mang thai của bệnh nhân, theo dõi tại viện cho đến lúc sinh. Kể cả trong đợt dịch Covid-19 bệnh nhân nằm lại, mọi chi phí hỗ trợ thuốc thang cũng có chính sách hỗ trợ”, bác sĩ Hiền chia sẻ.
Cũng theo Phó Giám đốc Bệnh viện Chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, thụ tinh trong ống nghiệm có hai kỹ thuật đó là thụ tinh trong ống nghiệm cổ điển và tiêm tinh trùng vào bào tương noãn. Hiện nay, Bệnh viện đang triển khai gần như 100% tiêm tinh trùng vào bào tương noãn. Vì kỹ thuật này có nhiều lợi ích như: Tăng tỷ lệ thụ tinh, tăng số phôi và tăng hiệu quả thành công. Và đây chính là cứu cánh cuối cùng cho các cặp vợ chồng tắc hai vòi trứng mà phẫu thuật nội soi không có hiệu quả, hoặc những trường hợp tinh trùng ít, ít và dị dạng…thậm chí những trường hợp không có tinh trùng mà không do bế tắc tinh hoàn teo nhỏ, nội tiết tăng cao.
“Nếu như trước đây những trường hợp này gần như “bó tay” và phải xác định xin ngân hàng tinh trùng. Tuy nhiên, Bệnh viện có kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm và MicroTESE giúp nhiều cặp vợ chồng thành công. Tỷ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm là đạt khoảng 70% chuyển phôi trữ (đông lạnh) còn chuyển phôi tươi tỷ lệ là khoảng 50%”, bác sĩ Hiền cho biết thêm.
Tiếp nối các chương trình tư vấn hỗ trợ miễn phí cho các cặp vợ chồng hiếm muộn, bác sĩ Hiền cho biết năm 2020 Bệnh viện sẽ khám tư vấn và hỗ trợ thụ tinh trong ống nghiệm cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Dự kiến, bệnh viện sẽ miễn phí 10 ca thụ tinh trong ống nghiệm cho các cặp vợ chồng có hoàn cảnh khó khăn, đủ điều kiện, hỗ trợ phẫu thuật MicroTESE cho 20 ca và chi phí công phẫu thuật 20 ca nội soi thăm dò buồng tử cung (thất bại làm tổ nhiều lần thụ tinh trong ống nghiệm), với giá trị 15 triệu đồng/ca. Ngoài ra, còn nhiều chương trình khám, tư vấn miễn phí khác.... |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00