Hạnh phúc vỡ òa của cặp vợ chồng hiếm muộn vay lãi đi “tìm” con
Đây là một trong những câu chuyện chân thành và xúc động được chia sẻ tại lễ kỷ niệm 7 năm thành lập Khoa Hỗ trợ sinh sản (2012 – 2019) và Hội thảo tổng kết “Tuần Lễ vàng ươm mầm hạnh phúc 2019”, chủ đề “Sẻ chia hy vọng – Trọn vẹn ước mơ” do Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tổ chức ngày 4/8.
Chương trình là một trong những hoạt động thường niên của bệnh viện nhằm cập nhập những thành tựu mới nhất trong điều trị vô sinh, hiếm muộn từ các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản.
Vợ chồng anh Trần Xuân Chính và chị Hoàng Thị Hạnh hạnh phúc viên mãn khi có con gái nhỏ 11 tháng tuổi. |
Buổi hội thảo còn có sự góp mặt của hàng trăm cặp vợ chồng đã từng điều trị hiếm muộn thành công tại bệnh viện. Như trường hợp của vợ chồng anh Trần Xuân Chính và vợ là chị Hoàng Thị Hạnh cùng quê Yên Bái là một minh chứng điển hình.
Được biết, vợ chồng anh Chính lấy nhau khi cả hai ở độ tuổi còn trẻ. Từng có 1 cháu sau khi cưới không lâu. Đáng buồn là khi bé được 1 tháng 21 ngày thì mất. Sau thời gian lâu không thấy có con nữa. Tới năm 2000 vợ chồng anh Chính đi khám tại Bệnh viện phụ sản, bác sĩ kết luận chị Hạnh bị tắc vòi trứng.
“Có bệnh vái tứ phương, nên hai vợ chồng tôi cũng thử các phương pháp điều trị nhưng không kết quả, kể cả đông y, tâm linh,… ai mách đâu đi đấy. Mất vài năm ròng rã không có kết quả, 2 vợ chồng cũng từng đâm nản, “bỏ liều”, không chạy chữa ở đâu nữa", anh Chính chia sẻ.
Đến năm 2017, sau khi nghe lời nhiều người mách, hai vợ chồng anh Chính lại bàn bạc để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. Tuy nhiên, làm lần đầu không thành công. Bác sĩ khuyên về 1, 2 tháng hãy làm tiếp nhưng vợ chồng quá sốt ruột, quá nôn nóng đã đến xin chuyển phôi sớm, TTTON lần 2 chỉ sau 2 tuần khi lần đầu thất bại. Kết quả được 6 phôi, đặt 3 phôi, còn 3 phôi trữ lại. Sau nhiều lần kiên trì, hiện vợ chồng anh Chính đã có một cháu bé gái được 11 tháng tuổi xinh xắn và kháu khỉnh.
Hiện tại, với số tiền vay để đi chữa trị hiếm muộn, vợ chồng anh Chính cũng đã trả được 2/3 khoản nợ và may mắn hơn khi điều trị tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, vợ chồng anh cũng được hỗ trợ một phần chi phí khi điều trị.
Anh Chính chia sẻ: “Trong suốt ngần ấy năm, vì mong ngóng con quá, nên giữa 2 vợ chồng cũng từng nảy sinh mâu thuẫn. Thỉnh thoảng anh ra ngoài gặp bạn bè, vẫn hay bị bạn bè “khích” là lấy vợ hai. Có khi tâm lý anh không vững, tức ngay lúc đó nhưng sau khi về, ngủ 1 đêm thì “cục tức” tiêu tan dần. Rồi 2 vợ chồng vẫn quyết đồng hành cùng nhau và có được đứa con như hôm nay. 2 vợ chồng đang có kế hoạch khi cháu bé được 2 tuổi sẽ đến bệnh viện chuyển phôi lần nữa”.
Tương tự là trường hợp chị Lò Thị Nhung (Mường Lay – Điện Biên), phải gom trứng tới 5 lần mới có thể làm TTTON và sinh được một con trai khỏe mạnh. Được biết vợ chồng chị Nhung lấy nhau năm 2011, đến năm 2012 chị mang thai, tuy nhiên “hạnh phúc chẳng tày gang” khi nhận được kết quả bác sĩ thông báo thai chết lưu. “Sau khi nhận thông tin bác sĩ thông báo như sét đánh ngang tai, tôi khủng hoảng tinh thần cả một thời gian dài vì thương con”, chị Nhung chia sẻ.
Mãi đến 3 năm sau, thấy không thể có con lại, chị mới bắt đầu đi khám ở các phòng khám tư tại Thanh Hoá (3 lần) và từng thực hiện kỹ thuật IUI nhưng không thành công. Năm 2016, qua lời giới thiệu của chị dâu, chị tìm đến Bệnh viện Nam học, các bác sĩ cho biết chị bị suy buồng trứng sớm, chất lượng dự trữ buồng trứng thấp.
Nhiều gia đình có hoàn cảnh đặc biệt tham gia giao lưu tại hội thảo. |
Chị phải trải qua 5 lần gom trứng, lần nhiều nhất cũng chỉ 7 quả, lần ít chỉ được 3 quả. Chị cho biết mỗi lần chọc trứng tuy không đau nhưng rất mệt, phải cố gắng rất nhiều. Cuối cùng, sau rất nhiều nỗ lực của cả gia đình và bác sĩ, các bác sĩ đã chọn và chuyển được 3 phôi tốt, chị mang thai và sinh 1 bé trai. Hiện tại, chị vẫn chưa kiểm tra lại buồng trứng nhưng vẫn có ý định sinh thêm.
Hay trường hợp gia đình anh Đào Phú Khánh và chị Vũ Thị Phượng cũng đã thành công nhờ kỹ thuật Micro Tese mang thai 3, sinh 2 trai, 1 gái khỏa mạnh. Đặc biệt là vợ chồng chị Lê Thị Xuân mắc Thalassemia (hội chứng máu khó đông), cũng đã sinh được 1 trai, 1 gái nhờ TTTON…
Trên đây là những trường hợp hết sức đặc biệt mà chính câu chuyện của họ đã gây không ít xúc động cho những người có mặt tại buổi lễ, cũng như truyền cảm hứng cho nhiều cặp vợ chồng khác đang mong ngóng có con từng ngày.
Theo Ths, BS Đinh Hữu Việt, Trưởng Khoa Ngoại - Tiết niệu và Nam học cho biết: Hiện nay, theo thống kê vô sinh do vợ chiến khoảng 40%, do chồng chiếm khoảng 40%, khoảng 10% do cả hai vợ chồng và 10% chưa tìm thấy nguyên nhân. Như vậy có thể thấy rằng tỷ lệ vô sinh do nam và nữ là ngang nhau. Tuy nhiên, trước đây, vì nhiều lý do quan niệm cho rằng nguyên nhân gây vô sinh là từ phụ nữ. Ngày nay, với sự tiến bộ của y học cùng sự xuất hiện của các kỹ thuật mới trong điều trị vô sinh nam nhiều nguyên nhân gây hiếm muộn ở nam giới được tìm ra và có thể chữa trị được.
Cũng trong khuôn khổ hội thảo, Bệnh viện đã tổng kết chương trình Tuần lễ Vàng Ươm mầm hạnh phúc 2019 với chủ đề “Sẻ chia hy vọng – Trọn vẹn ước mơ” (diễn ra từ ngày 22/7- 4/8/2019). Chương trình là hoạt động thường niên của bệnh viện với mong muốn tiếp sức, giảm gánh nặng kinh tế cho các cặp vợ chồng trong hành trình tìm kiếm đứa con của mình. Trong hai tuần diễn ra Tuần lễ vàng, Bệnh viện đã ưu tiên dành tặng 2.000 suất tư vấn, khám, siêu âm, xét nghiệm tinh dịch đồ, soi tươi đường sinh dục miễn phí tại Bệnh viện. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung
Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH
Tin khác
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Y tế 05/11/2024 11:40
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40