Hà Tĩnh: Làng hoa Bắc Sơn tất bật chuẩn bị cho thị trường Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Gần 3 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Quý Mão (2023), những ngày này tại thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, nông dân tại làng nghề trồng hoa, cây cảnh đang khẩn trương, chăm sóc từng luống hoa để kịp cung ứng cho thị trường Tết.
Làng hoa e dè xuống giống để bán phục vụ Tết Chủ vườn ở thành phố Hồ Chí Minh thấp thỏm đợi khách tới xem hoa Tết Hoa Tết được giá, người dân Mê Linh phấn khởi Những cánh đồng hoa thích nghi với Tết thời Covid-19
Hà Tĩnh: Làng hoa Bắc Sơn tất bật chuẩn bị cho thị trường Tết Nguyên đán
Chăm sóc, đảm bảo cung cấp đủ nguồn nước cho hoa cúc Đà Lạt nở hoa đúng dịp.

Chạy đua với thời gian

Làng hoa tại xã Bắc Sơn, nay là xã Lưu Vĩnh Sơn (huyện Thạch Hà) nằm phía Tây tỉnh Hà Tĩnh có truyền thống trồng hoa, cây cảnh nổi tiếng nhất tại khu vực này. Về thôn Xuân Sơn thời điểm này, làng hoa đã rộn ràng vào vụ chính, để cung ứng một lượng lớn hoa và cây cảnh cho thị trường Tết đến với các huyện, thị lân cận.

Chỉ còn gần 3 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Quý Mão (2023), để có những chậu hoa, cây cảnh đẹp cung ứng ra thị trường, vào dịp này, người dân thôn Xuân Sơn đang chạy đua với thời gian như tranh thủ thời tiết đẹp để xuống các giống hoa ngắn ngày như hoa ly, lay-ơn… Còn đối với hoa cúc Đà Lạt, người dân tập trung chăm bón cho cây phát triển kịp ngày ra hoa đúng dịp.

Bà Dương Thị Hà (thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn) cho biết: Sau khi thu hoạch xong dưa lưới, mùa này gia đình tôi trồng khoảng 10 nghìn giống cây hoa cúc Đà Lạt đầy đủ các màu, mỗi cây mua về trồng với giá 250 đồng/cây, thời gian trồng từ giữa tháng 9 âm lịch cho đến gần cuối tháng 12 âm lịch là kịp bán vào dịp Tết Nguyên đán. Giá bán theo giá thị trường, bình quân khoảng 2.500 đồng đến 3.000 đồng/cây.

Hà Tĩnh: Làng hoa Bắc Sơn tất bật chuẩn bị cho thị trường Tết Nguyên đán
Vườn hoa nhà bà Dương Thị Hà chuẩn bị bước sang ngày căng lưới đỡ thân cây

Những năm gần đây, nguồn hoa được người dân trồng từ cây giống, hạt giống sau khi được chuyển giao kỹ thuật khoa học từ Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Vì thế, hoa tại thôn Xuân Sơn thường có bông to, đều, thân cứng, màu sắc đẹp và đa dạng nên được thị trường ưa chuộng.

Có truyền thống trồng đào từ lâu, nay người dân mạnh dạn phát triển mô hình trồng hoa phục vụ thị trường Tết Nguyên đán, vừa phục vụ khách yêu hoa, vừa mạng lại nguồn thu nhập cao cho gia đình nên ai nấy đều phấn khởi.

Ông Nguyễn Văn Tuấn (sinh năm 1970, xã Lưu Vĩnh Sơn) kể: Gia đình trồng hoa đến nay đã được 4 năm, nhưng năm nay gia đình trồng nhiều hơn các năm khác. Hiện gia đình đang trồng 45 nghìn cây hoa cúc Đà Lạt đủ màu.

"Khi hoa đến ngày bán ra thị trường, chúng tôi căn thời gian giảm ánh sáng để hoa nở đúng dịp, khi hoa ra búp chúng tôi mới thuê thêm người vào lưới trên bông", ông Tuấn chia sẻ thêm.

Nghề phụ đem lại kinh tế cao

Hà Tĩnh: Làng hoa Bắc Sơn tất bật chuẩn bị cho thị trường Tết Nguyên đán
Công tác chuẩn bị xuống giống cây hoa ly, hoa lay-ơn

Theo tìm hiểu của phóng viên, người dân nơi đây sống vốn chủ yếu nhờ vào làm ruộng, chăn nuôi và trồng rừng. Sau đại dịch Covid-19, người dân chuyển đổi một số diện tích hoa màu sang trồng dưa lưới, sau khi thu hoạch dưa lưới đến dịp cuối năm, họ trồng thêm hoa bán phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.

Bà Đào Thị Phượng (sinh năm 1974, thôn Xuân Sơn) cho biết: Gia đình tôi có khoảng 5 sào đất trồng hoa, chia thành 2 vụ, 1 vụ phục vụ Tết Nguyên đán bắt đầu trồng từ tháng 9 âm lịch, còn vụ sau trồng hoa bán Rằm tháng Giêng bắt đầu từ giữa tháng 10 âm lịch. Vụ hoa cận Tết, hằng năm bình quân gia đình thu lãi khoảng 100 triệu đồng.

Hà Tĩnh: Làng hoa Bắc Sơn tất bật chuẩn bị cho thị trường Tết Nguyên đán
Nghề trồng hoa mang lại kinh tế cao nên người dân chú trọng chăm sóc.

Chủ tịch UBND xã Lưu Vĩnh Sơn, ông Trần Bá Hoành cho biết: “Địa phương có nguồn gốc trồng đào phai nhiều năm nay, nhưng hoa cúc, ly… thì mới đây. Làng hiện có khoảng hơn 30 hộ dân trồng hoa trong nhà lưới. Nguồn thu nhập từ trồng hoa, có gia đình đạt 100-200 triệu đồng mỗi năm".

Lãnh đạo xã cũng cho biết, hằng năm địa phương có hỗ trợ kinh phí cho người dân vào Đà Lạt tham quan, tập huấn về quy trình trồng hoa, ngoài ra, các con em người dân đi làm ăn trong Đà Lạt đã chủ động nghiên cứu các loại giống sao cho phù hợp, gửi về cho bố mẹ trồng thử nghiệm.

"Những năm tới, chính quyền xã Lưu Vĩnh Sơn tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân duy trì nghề trồng hoa truyền thống; đồng thời khuyến khích người dân trồng hoa theo mô hình mới để đạt giá trị kinh tế cao hơn. Trên cơ sở quy hoạch lại đất đai, địa phương cũng tạo điều kiện, khuyến khích người dân trồng đa dạng các loài hoa nhằm phục vụ nhu cầu thị trường và phục vụ khách đến tham quan du lịch, chụp ảnh lưu niệm…", ông Hoành cho biết.

Nguyễn Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời gian qua, nhiều làng nghề của Thủ đô đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh việc đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất, quảng bá thương hiệu. Nhờ đó, không chỉ vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề được khắc phục, mà các sản phẩm làng nghề còn tận dụng cơ hội và xu thế công nghệ số để vươn ra thị trường thế giới.
Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

Phát huy vai trò của phụ nữ trong sản xuất kinh doanh nông sản

(LĐTĐ) Hợp tác xã (HTX) Nông sản và dịch vụ thương mại Đông Xuân (huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội) là một mô hình kinh tế hoạt động hiệu quả. Qua đó đã tạo thành mô hình tổ liên kết sản phẩm nông sản an toàn ở địa phương; giới thiệu các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn xã Đông Xuân; sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông sản an toàn do địa phương sản xuất ra thị trường.
Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

Cấp mã số vùng trồng: Cần nhanh chóng, linh hoạt phục vụ nhu cầu xuất khẩu

(LĐTĐ) Trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0, sự cạnh tranh của các mặt hàng nông sản, vấn đề truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm... ngày càng trở nên quan trọng. Trong đó, việc cấp mã số vùng trồng mang lại rất nhiều lợi ích cho bà con nông dân, đặc biệt là đối với bà con nông dân ở Thủ đô. Qua đó, xây dựng các vùng sản xuất chất lượng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, công tác kiểm tra chất lượng để cấp mã xuất khẩu cần nhanh chóng, linh hoạt…
Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhằm đảm bảo nguồn cung thịt gia súc, gia cầm an toàn cho người dân Thủ đô, việc giám sát chặt chẽ hoạt động giết mổ theo đúng quy định, các cấp, các ngành của thành phố Hà Nội đã vào cuộc quyết liệt và sát sao. Tuy nhiên, do tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, mạnh mún còn khá phổ biến, khiến cho việc kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn Thành phố vẫn còn gặp không ít khó khăn.
Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”

Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”

(LĐTĐ) Để hoa đồng tiền giúp nông dân “hái ra tiền”, xã Đồng Tháp (huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) đang ấp ủ nhiều dự định, trong đó có việc gắn sản xuất với khai thác lợi thế, tiềm năng của địa phương để phát triển du lịch.
Xác định 3 nhóm vấn đề lớn cần giải quyết để làng nghề Thủ đô “cất cánh”

Xác định 3 nhóm vấn đề lớn cần giải quyết để làng nghề Thủ đô “cất cánh”

(LĐTĐ) Nhóm vấn đề quy hoạch, hạ tầng, du lịch và môi trường làng nghề; cơ chế chính sách hỗ trợ làng nghề và nhóm vấn đề liên quan đến khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, thương hiệu và liên kết vùng nguyên liệu, được xác định là 3 nhóm vấn đề lớn cần được giải quyết nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề Hà Nội phát triển trong thời gian tới.
Xây dựng làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hoá của Thủ đô

Xây dựng làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hoá của Thủ đô

(LĐTĐ) Xác định làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hóa, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách nhằm xây dựng và phát triển các làng nghề. Trong đó, Thành phố thí điểm xây dựng và phát triển 6 làng nghề gắn với du lịch, xây dựng 9 điểm giới thiệu quảng bá sản phẩm làng nghề… Trong đó, Thành phố sẽ tập trung phát triển các cụm công nghiệp, tạo điều kiện phát triển làng nghề bền vững.
Thanh Trì có một loại rượu thơm hương hoa cúc

Thanh Trì có một loại rượu thơm hương hoa cúc

(LĐTĐ) Tại vùng đất Tam Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội), nghề chưng cất rượu đã được truyền lại qua nhiều thế hệ. Mỗi giọt rượu chứa đựng tinh hoa từ bàn tay khéo léo và tâm huyết của người dân. Rượu Ngâu không chỉ nổi tiếng với sản phẩm rượu thơm ngon, đậm đà, mà còn gìn giữ được giá trị truyền thống của quê hương.
Mô hình vườn nho sạch ở huyện Nam Đàn

Mô hình vườn nho sạch ở huyện Nam Đàn

(LĐTĐ) Thích làm nông nghiệp và mong muốn đưa sản phẩm nông nghiệp sạch đến với khách hàng, anh Nguyễn Đình Năng (sinh năm 1981) ở xóm 1, xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đã mạnh dạn đầu tư trồng nho Hạ Đen và có những mùa quả ngọt đầu tiên.
Chuyển biến tích cực qua chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Chuyển biến tích cực qua chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Vừa qua, Đoàn thẩm định liên ngành Trung ương đã tổ chức khảo sát các tiêu chí, thẩm định hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện Thanh Trì đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.
Xem thêm
Phiên bản di động