Những cánh đồng hoa thích nghi với Tết thời Covid-19

(LĐTĐ) Mùa hoa Tết là mùa được người dân trông đợi nhất trong năm. Với những người trồng hoa là để được hòa mình trong niềm mong mỏi, phập phồng chờ đợi kết quả kể từ khi gieo hạt giống tới khi nẩy mầm, rồi cả cánh đồng tràn ngập hương sắc đón chào mùa Xuân.
Người dân thôn Hạ Lôi "hồi sinh" những cánh đồng hoa đón Tết Người dân Hạ Lôi “đội nắng” hồi sinh những cánh đồng hoa

Tất bật vụ hoa Tết

Nằm cách nội đô khoảng 15 km, làng hoa Tây Tựu (Bắc Từ Liêm) được xem là một trong những làng hoa lớn của Hà Nội, đây cũng là nơi cung cấp hoa tươi lớn nhất cho người dân Thủ đô. Được biết, trước đây, toàn bộ diện tích đất của Tây Tựu trồng các loại cây như lúa, dưa lê, cà chua. Tuy nhiên, sau khi những cây hoa đầu tiên được đưa về trồng sinh trưởng và phát triển tốt, hàng trăm hộ dân đã quyết định thay thế hoa cho các loại cây rau màu.

Những cánh đồng hoa thích nghi với Tết thời Covid-19
Người dân vùng trồng hoa Mê Linh tất bật chăm sóc, thu hoạch hoa cúc đưa ra thị trường. Ảnh: Lương Hằng

Theo người dân nơi đây, cứ vào khoảng tháng Chạp cả làng Tây Tựu ai nấy đều trong tâm thế “chạy nước rút” cho mùa hoa Tết. Trên khắp những cánh đồng rộng mênh mông là những thửa ruộng hoa cúc, hoa ly, thược dược… nở chúm chím, bà con nhộn nhịp rẽ từng luống chăm chút hoa cẩn thận, kĩ lưỡng. Mùa nào hoa nấy, nhưng đối với vụ Tết thì đa phần người dân tiến hành trồng một số loại hoa lâu ngày, trong đó hoa ly là loại hoa được nhiều người lựa chọn.

Để chuẩn bị cho vụ hoa Tết, năm nào người trồng hoa ở đây cũng phải bắt đầu ươm củ từ nhiều tháng trước. Đến những ngày cuối năm âm lịch, khi tiết trời Hà Nội bắt đầu trở lạnh kèm theo mưa cũng là lúc trên các cánh đồng trồng hoa sáng rực ánh đèn chiếu sáng để giữ ấm và thúc hoa nở đúng mùa vụ.

Tương tự, ở vùng trồng hoa Mê Linh (huyện Mê Linh) cũng đang được điểm tô rực rỡ bởi các loại hoa hồng, hoa cúc... Nhìn cánh đồng hoa xanh mướt, rực rỡ, không khí làm việc khẩn trương như hiện tại ít ai biết rằng thời điểm cuối năm 2020 và những tháng đầu năm 2021, những cánh đồng hoa nơi đây người dân gần như không chăm sóc do dịch Covid-19. Thế nhưng, vượt lên khó khăn cùng với sự giúp đỡ, động viên của chính quyền địa phương, đến nay những cánh đồng hoa của thôn Hạ Lôi cũng như một số xã khác của huyện Mê Linh đã xanh tươi trở lại. Nhà nhà, người người tất bật, khẩn trương chăm sóc những công đoạn cuối cùng cho vụ hoa Tết Nhâm Dần 2022.

Những cành hoa ly được người dân Tây Tựu cắt, đóng gói chuyển đến các khu chợ lớn của Thủ đô.	 	Ảnh: Phương Ngân
Những cành hoa ly được người dân Tây Tựu cắt, đóng gói chuyển đến các khu chợ lớn của Thủ đô. Ảnh: Phương Ngân

Tay thoăn thoắt cắt tỉa cành lá cho ruộng hoa cúc sắp vào độ thu hoạch, ông Trần Văn Xuất (xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh) chia sẻ: “Năm nay, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, những người trồng hoa khó để mà nhận định được thị trường. Mọi chi phí như nhân công, vật tư, hạt giống, phân bón... đều tăng hơn so với năm trước dẫn đến giá thành sản xuất tăng khoảng 20%. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng vụ hoa Tết là vụ đẹp nhất trong năm nên bà con vẫn cố gắng duy trì. Năm nay gia đình tôi trồng 6 sào hoa cúc. Gần Tết là thời điểm quan trọng quyết định chất lượng hoa nên chúng tôi phải tập trung chăm sóc, mong sao thời tiết thuận lợi, dịch bệnh được kiểm soát để người trồng có thể đem hoa tới tiêu thụ ở các khu chợ lớn”.

Thay đổi cơ cấu giống, thích ứng với thị trường

So với các năm trước, điểm khác biệt lớn nhất của vụ hoa Tết năm nay là tại các vùng trồng hoa, người trồng hoa lo lắng về “đầu ra”. Đa số người trồng có tâm lý lo sợ việc giãn cách xã hội, cách ly, phong tỏa tạm thời ảnh hưởng đến việc tiêu thụ hoa ra các khu vực... Trước những khó khăn đó, để vào vụ Tết, trước khi xuống giống những người trồng hoa đã nghiên cứu kỹ hơn về thị trường. Năm nay thay vì trồng số lượng lớn đại trà, ở vụ Tết người dân quan tâm chăm sóc, ứng dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư vào chất lượng cho từng ruộng hoa.

Sắc Xuân đang ngập tràn trên những cánh đồng hoa, chúng tôi thầm chúc những người trồng hoa một năm mới vượt qua mọi khó khăn, đất trời ưu ái cho vụ hoa thêm sắc thắm, trúng mùa, được giá, để từng cành hoa tươi sẽ đến khoe sắc, cùng mọi nhà đón một cái Tết cổ truyền an vui, ấm no và sung túc.

Trên thửa ruộng hoa ly, anh Hoàng Văn Hoan (xã Thụy Ứng, huyện Đan Phượng) chia sẻ: “Vụ hoa Tết năm 2020, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, chúng tôi khó tìm đầu ra, hoa không tiêu thụ được nhiều, do đó vụ Tết năm nay về cơ cấu giống, không chỉ riêng gia đình tôi mà các hộ trồng hoa khác trong vùng đều có sự cân nhắc, tính toán. Khác với những năm trước, năm nay gia đình tôi xuống giống xen kẽ thêm nhiều loại hoa ly đỏ, cam, vàng... Đầu tư cho giống cao, công chăm sóc lớn nên năm nay, diện tích hoa ly phục vụ Tết của gia đình tôi giảm xuống, chuyển sang trồng các giống hoa cúc, chi phí thấp để hạn chế rủi ro. Các giống hoa năm nay được chúng tôi chọn lựa, chăm sóc tỉ mỉ, đầu tư nhiều về chất lượng để đưa ra thị trường những chuyến hoa đẹp nhất”.

Cũng chọn cho ruộng hoa của gia đình một hướng thay đổi phù hợp, thích nghi với thị trường, bà Nguyễn Thị Tiến (Bắc Từ Liêm) cho biết những năm trước gia đình bà trồng vài trăm chậu hoa ly để bán Tết. Thế nhưng năm nay bà giảm số lượng, kết hợp với trồng cúc, ly cành để cắm bình.

“Những giống hoa nói trên có giá bán thấp, phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh sẽ giúp dễ tiêu thụ hơn trong dịp Tết. Tôi xuống giống chia làm nhiều lần. Những ruộng xuống giống trước sẽ được cắt bán dịp rằm tháng Chạp, những ruộng xuống giống sau sẽ bán vào dịp Tết Nguyên đán, chẳng may thị trường khó tiêu thụ cũng giảm bớt rủi ro hơn”, bà Tiến bày tỏ.

Chia tay những người trồng hoa ở các vùng ven đô, chúng tôi hiểu rằng mặc dù có nhiều lo lắng do những yếu tố khác nhau nhưng với khởi đầu thời tiết khá thuận lợi cộng với sự cần cù, siêng năng và kinh nghiệm được tích lũy của mình, người trồng hoa nơi đây đang đặt trọn niềm hy vọng vào vụ hoa lớn nhất trong năm.

Hoa Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

(LĐTĐ) Tổ giúp việc thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động, văn hóa, nghệ thuật thuộc Tiểu Ban tổ chức phục vụ Đại hội Đảng bộ Thành phố XVIII vừa ban hành kế hoạch số 152-KH/TTCĐVHNT về triển khai công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động, văn hóa nghệ thuật phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII.
UNESCO thông qua định hướng bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long

UNESCO thông qua định hướng bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua, mở ra việc khơi thông Trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn của dân tộc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn của dân tộc

(LĐTĐ) Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với cán bộ, đảng viên, người lao động và nhân dân Thủ đô cũng như cả nước. Những di sản ông để lại về văn hóa là vô cùng sâu sắc và toàn diện; là cơ sở, nền tảng để Đảng ta tiếp tục xây dựng đường lối phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ mới.
Phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Tổng Nam Phù

Phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Tổng Nam Phù

(LĐTĐ) Lễ hội Tổng Nam Phù được nhân dân trong 10 làng thuộc huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức để kỷ niệm nhị vị Bồ Tát có công xây dựng nên 3 ngôi chùa cổ nổi tiếng là chùa Tự Khoát, chùa Đông Phù và chùa Ninh Xá; truyền nghề giúp dân sinh sống và phát triển giáo pháp của đức Phật.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động