Hà Nội: Tập huấn về công tác xây dựng, thực hiện quy ước, hương ước năm 2024
Khi hương ước phát huy hiệu quả Thành công nhờ hương ước làng Không thể lệ làng cao hơn luật nước |
Hội nghị do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ tổ chức, nhằm triển khai Nghị định số 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng và thực hiện quy ước, hương ước của cộng đồng dân cư; hướng dẫn nghiệp vụ về xây dựng, thực hiện, kiểm tra, rà soát quy ước, hương ước trên địa bàn Thành phố.
Trong ngày đầu tiên, Hội nghị triển khai với các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Xuân. Thời gian tới, Hội nghị sẽ tiếp tục được triển khai trên địa bàn các quận, huyện khác.
Ông Hoàng Minh Thái - Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch phát biểu tại Hội nghị |
Phát biểu khai mạc Hội nghị, bà Trần Thị Vân Anh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết, hương ước, quy ước là văn bản quy định các quy tắc xử sự do cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố tự nguyện thỏa thuận và thiết lập nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của cộng đồng và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận. Hương ước đã tồn tại khá lâu và có những bước phát triển thăng trầm trong đời sống xã hội của nước ta từ xưa đến nay.
Việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố trong thời gian qua góp phần đưa pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống; nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước; bài trừ các hủ tục lạc hậu; phát huy và mở rộng dân chủ ở cơ sở, xây dựng nông thôn mới; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, thực hiện việc cưới, việc tang theo nếp sống văn minh.
Trao đổi tại Hội nghị, ông Hoàng Minh Thái - Nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho biết, hương ước, quy ước có vai trò quan trọng trong đời sống tại cộng đồng dân cư như: Giáo dục truyền thống, tăng cường tình đoàn kết, giúp đỡ nhau trong sinh hoạt hằng ngày tại cộng đồng dân cư; hình thành ý thức bảo vệ nhau trong cộng đồng; bồi đắp đặc trưng văn hóa vùng miền; phát huy dân chủ nhất định ở cơ sở, góp phần bảo vệ trật tự an ninh tại địa phương, làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của địa phương. Tuy nhiên, hương ước xưa có những hạn chế nhất định như: Đôi khi tạo cục bộ của địa phương... do vậy, phải điều chỉnh để phù hợp với tình hình mới.
Ông Hoàng Minh Thái cũng đưa ra một số điểm mới trong Nghị định số 61/2023/NĐ-CP về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư so với Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg ngày 8/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước như: Phạm vi điều chỉnh; quy định các biện pháp thưởng, phạt; bổ sung quy định về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp, gián tiếp đến xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước...
Bà Trần Thị Vân Anh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phát biểu khai mạc Hội nghị. |
Tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ Bùi Thị Lan Phương đã báo cáo những nét nổi bật công tác quản lý về xây dựng, thực hiện quy ước, hương ước trên địa bàn quận Tây Hồ thời gian qua. Cụ thể, trong những năm qua, phát huy giá trị của quy ước tổ dân phố trong hoạt động xây dựng văn hoá cơ sở, cùng với nỗ lực của chính quyền các cấp, các hoạt động văn hoá cơ sở trên địa bàn quận Tây Hồ đã thu hút được sự tham gia vô cùng nhiệt tình, trách nhiệm của nhân dân. Điển hình là nhân dân tự giác góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống, tôn vinh các lễ hội có ý nghĩa giáo dục đạo đức con người bằng việc gìn giữ, bảo tồn và đề xuất ghi danh di sản văn hoá phi vật thể quốc gia như Hội thề Trung hiếu Đền Đồng Cổ hay nghề xôi Phú Thượng...
Bên cạnh đó, Hội nghị cũng được nghe các ý kiến tham luận của đại diện đến từ cơ sở như: Tổ dân phố số 28, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa; Tổ dân phố số 7, địa bàn dân cư số 3, phường Thành Công, quận Ba Đình; Tổ dân phố số 1, phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm; Tổ dân phố quận Hoàng Mai; Khu dân cư số 3, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân. Hầu hết các ý kiến đều tập trung vào các vấn đề như: Thực hiện hương ước, quy ước đã góp phần giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục, chuẩn mực đạo đức và tập quán tốt đẹp của dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa, văn minh và tiến bộ xã hội; phát huy tình làng nghĩa xóm, đoàn kết, tương thân, tương ái, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư; thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; góp phần tập hợp nhân dân tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, bảo đảm và phát huy quyền tự do, dân chủ của nhân dân, chấp hành đúng quy định của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40