Không thể lệ làng cao hơn luật nước
Quyết tâm thay đổi “lệ làng”… | |
Lệ làng to quá! | |
Rối tung vì những “lệ làng” |
Bình bầu gia đình, khu dân cư văn hóa cũng... chạy theo thành tích
Theo báo cáo tham luận của Ban thi đua khen thưởng Trung ương tại Hội thảo “Nâng cao chất lượng danh hiệu Gia đình văn hóa, Khu dân cư văn hóa; thực trạng và giải pháp phát huy vai trò của hương ước, quy ước đối với đạo đức, lối sống trong giai đoạn hiện nay”, thực tế ở một số địa phương đang tồn tại nghịch lý số lượng gia đình văn hóa đạt chuẩn chiếm tỷ lệ rất cao theo báo cáo, song thực trạng đời sống văn hóa – xã hội lại xuống cấp và diễn biến phức tạp. Bạo lực gia đình, tệ nạn xã hội, mất trật tự an ninh gia tăng, đạo đức và giá trị truyền thống suy giảm, mai một. Vẫn còn có những đơn vị được công nhận các danh hiệu văn hóa như làng văn hóa, xã văn hóa nhưng các thiết chế văn hóa còn nhỏ bé, còn ít các hoạt động văn hóa thể thao, còn nhiều hộ nghèo...
Các chuyên gia thảo luận đưa giải pháp tại hội thảo. (Ảnh: Bảo Thoa). |
Những nguyên nhân trên là do việc đăng ký các danh hiệu văn hóa chưa nghiêm túc, còn chạy theo thành tích. Song song với đó là tình trạng xã hội diễn biến phức tạp, các sản phẩm văn hóa độc hại, mặt trái của cơ chế thị trường tiếp tục tác động, ảnh hưởng đến giáo dục, đạo đức, lối sống và xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh trong dân ở một số nơi chậm được khắc phục. Hơn nữa, việc gắn biển gia đình văn hóa tràn lan, hình thức, gây phản cảm trong dư luận. Thậm chí, việc công nhận gia đình văn hóa còn vượt cấp không theo quy định của Luật Thi đua – Khen thưởng.
Về vấn đề này, bà Ninh Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, Bộ VHTT&DL cho biết, sắp tới Cục Văn hóa cơ sở sẽ phối hợp với các ban ngành liên quan rà soát lại các tiêu chí danh hiệu văn hóa, dự kiến sau khi rà soát sẽ chỉ còn 30% gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa. Các gia đình có người nghiện sẽ bị loại, các gia đình có người vi phạm an ninh trật tự tại địa phương cũng bị loại. Các gia đình có hút thuốc lá trong đám cưới, gia đình để loa to trong đám tang, không thực hiện đúng văn minh tang lễ cưới hỏi cũng sẽ được sàng lọc...
Hương ước không thể là luật làng!
Từ trước đến nay, Hương ước được nhìn nhận như một công cụ điều chỉnh trong nội bộ cộng đồng cư dân ở làng xã và là phương tiện để quản lý dân cư trong phạm vi thôn làng. Trong thực tế, nhiều tập tục đã trở thành tục lệ, lệ làng, được ví như “luật pháp dân gian” và có giá trị về văn hóa. Theo Ths. Nguyễn Thu Hà (Viện Nghiên cứu Văn hóa – Viện Hàn lâm KH&XH Việt Nam), tính đến tháng 6/2015 đã có 109.698 hương ước, quy ước được phê duyệt, chiếm tỷ lệ 87.7%; 6.694 hương ước, quy ước đang trong quá trình phê duyệt; 3.260 hương ước, quy ước đang được xây dựng. Nhiều hương ước, quy ước đã thể hiện được trí tuệ, công sức của tập thể cộng đồng, phát huy được tập tục, tập quán truyền thống tốt đẹp của làng, xóm, dòng họ. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn nhiều tồn tại, hạn chế.
Ông Đỗ Xuân Lâm: “Hương ước quy ước phải làm sao phát huy được tính dân chủ, khai thông được các nguồn lực trong xã hội để động viên khích lệ các nguồn lực vươn lên, đồng thời duy trì, củng cố, phát huy, xây dựng hình thành các giá trị văn hóa truyền thống, loại trừ bài trừ các thủ tục phong tục không còn phù hợp với sứ mệnh của đất nước. Để cho hương ước, quy ước được thực hiện tốt thì chúng ta phải tạo nên tính thiêng liêng của hương ước và quy ước”. |
Tại hội thảo, Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Bắc Giang cho biết, nhiều nơi xây dựng hương ước quy ước còn mang tính hình thức, nội dung sơ sài, rập khuôn, sao chép, chưa sát với điều kiện, đặc điểm của từng thôn, bản, tổ dân phố. Một số bản hương ước, quy ước trình bày không rõ ràng, ngôn ngữ sử dụng chưa phù hợp. Đồng quan điểm trên, Sở VHTT&DL tỉnh Phú Thọ cũng cho thấy, một số hương ước, quy ước rập khuôn, máy móc và điều chỉnh những quan hệ xã hội mà pháp luật đã điều chỉnh, thậm chí có những điểm quy định trái với pháp luật, can thiệp quá sâu vào đời sống của người dân.
Thực tế cho thấy, thời gian qua không ít Hương ước đã tự xây dựng lên mà thiếu sự đóng góp, đồng thuận của nhân dân dẫn đến hệ lụy “Phép vua thua lệ làng”. Không ít Hương ước là cái “bẫy” làm khổ nhân dân, như việc huy động quá sức dân các khoản quỹ. Những năm vừa qua, chúng ta chứng kiến bao cảnh đau lòng được đưa lên mặt báo, chỉ vì không đóng đủ, chậm đóng tiền theo quy định của Hương ước mà nhiều gia đình nghèo bị các ông “vua thôn” đến hạch sách, thậm chí khuân cả đồ đạc của bà con. Những thôn tin này đưa lên làm đau nhói trái tim, làm xói mòn đạo đức, làm trái ngược với bản chất ưu việt của chế độ; trái đạo lý và thuần phong mỹ tục.
Chính vì thế, theo ông Đỗ Xuân Lâm (Vụ trưởng Vụ Pháp chế Phổ biến giáo dục – Bộ Tư Pháp), hiện nay Hương ước, quy ước chưa sát với thực tế vì nó xuất phát từ phong trào chứ không từ mong ước của người dân. Trước đây chúng ta coi Hương ước quy ước như là công cụ để thực hiện các phong trào, là tiêu chí để chạy theo thành ra nó ào ào, cho nên bây giờ hầu như địa bàn dân cư nào cũng có hương ước, nhưng mà giá trị thẩm thấu của nó trong cuộc sống hầu như không được phát huy. Chúng ta phải trả về cho Hương ước chính giá trị truyền thống của nó.
Vì vậy Hương ước phải được hình thành trên tinh thần tự nguyện tự giác, phát huy vai trò của người dân với tư cách là chủ thể trung tâm trong xây dựng, thi hành, giám sát và bảo vệ hương ước quy ước. Tại sao hương ước truyền thống trường tồn cùng lịch sử dân tộc, còn hương ước ngày nay không được như vậy? Nó trường tồn bởi nó là giá trị truyền thống, kết tinh trí tệ của cha ông như vốn quý của tiền nhân để lại cho con cháu và đặc biệt có giá trị trong thực tiễn.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40