Hà Nội điều chỉnh lịch và thời gian thi lớp 10: Vì quyền lợi, an toàn cho học sinh

(LĐTĐ) Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, trong khi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông năm học 2021-2022 đang cận kề, thành phố Hà Nội đã kịp thời quyết định điều chỉnh lịch thi và thời gian làm bài để đảm bảo an toàn phòng dịch cho học sinh và những người làm công tác thi. Việc làm này đã nhận được sự đồng thuận cao trong dư luận; khiến học sinh, phụ huynh học sinh cảm thấy yên tâm, sẵn sàng chuẩn bị tốt tâm lý cho kỳ thi.
Hà Nội sẵn sàng cho kỳ thi lớp 10 an toàn, chất lượng Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng: Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho kỳ thi vào lớp 10 Hà Nội: Điều chỉnh lịch thi, thời gian làm bài thi tuyển sinh vào lớp 10

Quyết định kịp thời

Đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 ở nước ta đang diễn biến hết sức phức tạp. Trong bối cảnh chung đó, tại Hà Nội, áp lực càng tăng lên khi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông năm học 2021-2022 đang đến rất gần. Theo số liệu từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, năm nay, toàn Thành phố có hơn 93.000 học sinh đăng ký tham dự kỳ thi và khoảng 14.500 cán bộ, giáo viên, nhân viên được huy động tham gia làm công tác thi. Với số lượng đông như vậy sẽ đặt ra đòi hỏi rất lớn về điều kiện phòng, chống dịch Covid-19.

Trước tình hình này, ngày 2/6, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng đã ký văn bản số 1711/UBND-KGVX đồng ý với đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về công tác tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông năm học 2021-2022 trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Tất cả vì quyền lợi, bảo đảm an toàn cho học sinh trong bối cảnh dịch bệnh
Toàn Thành phố có hơn 93.000 học sinh đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông năm học 2021-2022. (Ảnh minh họa: P.T)

Theo đó, trên căn cứ diễn biến thực tế của dịch Covid-19, nhằm bảo đảm an toàn cao nhất cho học sinh và những người tham gia tổ chức kỳ thi, Ủy ban nhân dân Thành phố đồng ý với đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, quyết định điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ thi vào lớp 10 Trung học phổ thông công lập không chuyên vào ngày 12-13/6 (thay vì ngày 10-11/6 như kế hoạch). Số lượng môn thi vẫn giữ nguyên là bốn môn (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Lịch sử), song thời gian làm bài của các môn được điều chỉnh giảm. Theo kế hoạch đã công bố, các môn Ngữ văn và Toán có thời gian làm bài 120 phút/môn, thì nay giảm còn 90 phút/môn; môn Ngoại ngữ và Lịch sử có thời gian làm bài là 60 phút, nay giảm còn 45 phút/môn.

Ngoài ra, các môn thi cũng được sắp xếp thi vào hai buổi sáng (mỗi buổi thi hai môn), thay cho ba buổi thi như trước đây. Cụ thể: Sáng 12/6, học sinh là bài thi môn Ngữ văn (thời gian làm bài 90 phút, từ 8h30 đến 10h) và môn Ngoại ngữ (thời gian làm bài 45 phút, từ 10h30 đến 11h15); sáng 13/6, học sinh làm bài thi môn Toán (thời gian làm bài 90 phút, từ 8h30 đến 10h) và môn Lịch sử (thời gian làm bài 45 phút, từ 10h30 đến 11h15). Lịch thi vào các lớp chuyên, trường chuyên, chương trình thí điểm đào tạo song bằng tú tài bắt đầu từ ngày 14/6.

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, cấu trúc và hình thức đề thi không thay đổi so với kế hoạch Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành trước đó. Mức độ yêu cầu về kiến thức và kỹ năng của đề thi sẽ được tinh giản phù hợp với thời gian, đảm bảo theo đúng hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.

Do giảm thời gian làm bài nên số lượng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong đề thi môn Ngoại ngữ (không chuyên) và môn Lịch sử (không chuyên) là 30 câu/đề thi (giảm bớt 10 câu/đề thi so với kế hoạch trước đây), giảm bớt một số câu ở từng phần trong cấu trúc đề thi nhưng vẫn đảm bảo sự phân hóa của đề thi để lựa chọn được những thí sinh có đủ năng lực theo yêu cầu của công tác tuyển sinh.

Đặc biệt, nhằm bảo đảm công bằng, khách quan, chất lượng, đồng thời có phương án bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 cho kỳ thi, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị phân loại các thí sinh đã đăng ký dự thi thành 3 nhóm: Nhóm 1 là thí sinh thuộc diện F0, F1; nhóm 2 là thí sinh thuộc diện F2 đang trong thời gian cách ly theo quy định, diện lưu trú tại địa bàn bị cách ly, phong tỏa hoặc diện khác mà không được đến trường thi do ảnh hưởng của dịch Covid-19; nhóm 3 là các thí sinh còn lại, được phép đến trường thi.

Theo đó, thí sinh nhóm 1 được tuyển thẳng vào trường công lập mà thí sinh đã có nguyện vọng đăng ký dự tuyển; thí sinh nhóm 2 sẽ áp dụng phương thức xét tuyển theo công thức: Điểm xét tuyển = Điểm Trung học cơ sở + Điểm trung bình môn Toán + Điểm trung bình môn Ngữ văn + Điểm trung bình môn Ngoại ngữ + Điểm trung bình môn Lịch sử + Điểm ưu tiên.

Vì quyền lợi của học sinh

Lâu nay, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông ở Hà Nội luôn được đánh giá là có tính cạnh tranh cao khi chỉ có trên 60% học sinh có thể “đặt vé” vào các trường công lập. Việc điều chỉnh lịch thi, thời gian làm bài thi tuyển sinh vào lớp 10 đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ học sinh, phụ huynh học sinh.

Theo em Nguyễn Việt Anh (học sinh lớp 9, Trường Trung học cơ sở Bùi Quang Mại, huyện Đông Anh), sự điều chỉnh của Thành phố là hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 như hiện nay. “Hiện tại, em đã lập cho mình kế hoạch ôn tập cụ thể, kết hợp nghỉ ngơi để chuẩn bị tâm lý và sức khỏe trước khi bước vào kỳ thi” - Việt Anh bày tỏ.

Tất cả vì quyền lợi, bảo đảm an toàn cho học sinh trong bối cảnh dịch bệnh
Việc điều chỉnh nhằm đảm bảo sự an toàn tuyệt đối của học sinh. (Ảnh minh họa: P.T)

Cùng quan điểm với Việt Anh, em Nguyễn Thu Huệ (học sinh lớp 9, Trường Trung học cơ sở Duyên Thái, huyện Thường Tín) chia sẻ: “Dịch bệnh khiến chúng em không thể đến trường nên em ôn tập trực tuyến hơn 1 tháng rồi, cũng thấy rất lo lắng và hồi hộp khi ngày thi đang đến gần. Từ hôm qua, biết thời gian thi giảm đi và thi gọn trong hai buổi, cấu trúc đề thi giữ nguyên, em thấy yên tâm hơn rất nhiều và thấy đỡ áp lực hơn. Theo điều chỉnh thời gian thi thì với kiến thức thầy cô dạy qua trực tuyến, em tự tin để sẵn sàng cho ngày thi”.

Dưới góc độ phụ huynh, chị Cao Thị Thanh Thủy (huyện Đông Anh) cho biết chị hoàn toàn ủng hộ phương án đã được phê duyệt, bởi chị thấy những điều chỉnh đó đều tập trung hỗ trợ cho các con được an toàn nhất khi dịch đang phức tạp. “Nếu bây giờ vẫn thi 3 buổi, thêm 1 buổi đến trường học quy chế, mỗi lần đến trường thi phải thực hiện rất nhiều thủ tục trong điều kiện nắng nóng, thử hỏi có bố, mẹ nào yên tâm?.

Đặc biệt, quyết định các thí sinh thuộc diện F0, F1 được đặc cách tuyển thẳng vào trường công lập mà thí sinh đã có nguyện vọng đăng ký dự tuyển theo quy định mà không ảnh hưởng đến chỉ tiêu tuyển sinh đã được giao của trường Trung học phổ thông thực sự là quyết định mang tính động viên, nhân văn cao thành phố Hà Nội, đảm bảo sự công bằng cho các thí sinh” - chị Thủy chia sẻ.

Trưởng phòng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàng Mai Phạm Đàm Thục Hạnh cho biết, với hơn 3.000 học sinh đăng ký dự thi, quận đã thành lập 7 điểm thi. Mỗi điểm thi đều bố trí 1-2 phòng dự phòng, có nhân viên y tế ứng trực, sẵn sàng ứng phó với các tình huống phát sinh. Sự điều chỉnh về thời gian thi dồn vào 2 buổi giúp cho công tác phục vụ sẽ bớt đi áp lực hơn, đặc biệt là việc phòng, chống dịch Covid-19 sẽ được đảm bảo tốt hơn.

Theo Phó Giám đốc phụ trách Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Văn Đại, việc điều chỉnh thời gian làm bài thi các môn nhằm bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19. Học sinh dự tuyển vào lớp 10 trường công lập không chuyên chỉ phải đến điểm thi vào 2 buổi sáng. Thời gian làm bài được rút ngắn lại từ 15 đến 30 phút tuỳ từng môn cũng giảm áp lực, bảo đảm an toàn hơn khi các em phải thực hiện quy định phòng, chống dịch, không được sử dụng điều hoà.

Thời gian của các buổi chiều sẽ được sử dụng để lực lượng phục vụ điểm thi làm công tác vệ sinh, khử khuẩn chu đáo, bảo đảm an toàn để đón học sinh dự thi vào sáng hôm sau. Việc bố trí một buổi sáng có hai môn thi cũng giúp cho phụ huynh học sinh cũng không phải di chuyển đưa đón con nhiều lần, giảm tình trạng tập trung đông người ở ngoài khu vực thi.

Với những nỗ lực của các cấp chính quyền và sự chuẩn bị kỹ lưỡng của học sinh, phụ huynh và cán bộ làm nhiệm vụ thi, tin tưởng rằng kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông năm học 2021-202 tại Hà Nội sẽ thành công tốt đẹp.

P.T

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở

LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Chiều ngày 4/11, tại Hội trường Tổng Công ty Du lịch Hà Nội, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm phối hợp với Công đoàn Tổng Công ty Du lịch Hà Nội tổ chức Hội nghị chuyển giao và tiếp nhận Công đoàn Công ty TNHH MTV Điện ảnh Hà Nội.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil

(LĐTĐ) Chiều nay (5/11), ông Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam chủ trì Hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil (CTB) do ông Adilson Gonçalves de Araújo - Chủ tịch Trung tâm làm Trưởng đoàn.
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk

Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk

(LĐTĐ) Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức Hội thao công chức, viên chức, người lao động năm 2024. Hội thao diễn ra sôi nổi, thành công và mang lại không khí vui tươi, phấn khởi trong đoàn viên.
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất

Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất

(LĐTĐ) Trước khi mua nhà đất, người mua cần lưu ý nhiều vấn đề quan trọng sau để giao dịch được suôn sẻ, tránh phát sinh tranh chấp.
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?

Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?

(LĐTĐ) Theo dự báo của nhiều chuyên gia và công ty chứng khoán, tỷ giá USD/VND sẽ vẫn chịu áp lực tăng sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đặc biệt nếu ông Trump đắc cử. Ngược lại, có ý kiến cho rằng tỷ giá sẽ “hạ nhiệt” dù ai là người bước chân vào Nhà Trắng...
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?

Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?

(LĐTĐ) Cuộc bỏ phiếu cuối cùng để bầu ra Tổng thống Mỹ tiếp theo diễn ra vào ngày 5/11, nhưng vẫn còn nhiều người nhầm lẫn về thời điểm công bố kết quả.
Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.

Tin khác

Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy

Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy

(LĐTĐ) Kỳ thi đánh giá tư duy (TSA) của Đại học Bách khoa Hà Nội được tổ chức theo hướng tinh gọn, hiệu quả, ứng dụng những công nghệ khảo thí tiên tiến, tiếp cận với các kỳ thi đánh giá tư duy hiện đại trên thế giới.
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe

Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) khẳng định, Bộ không tổ chức hoặc phối hợp tổ chức Giải đạp xe “Ride To Insprise”.
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 13/2024/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học.
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo

Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo

(LĐTĐ) Luật Nhà giáo kiến tạo một số chính sách mới, chính sách đột phá để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo, giúp nhà giáo yên tâm công tác, cống hiến với nghề; đảm bảo sự thống nhất trong quản lý nhà giáo công lập và nhà giáo ngoài công lập; chuẩn hóa và nâng cao chất lượng nhà giáo, lấy đó làm yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục.
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh

Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh

(LĐTĐ) Liên quan đến việc Trường Trung học phổ thông (THPT) Tô Hiến Thành (quận Hà Đông) tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025 khi chưa được phép của cơ quan quản lý, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã khẩn trương làm việc với các bên liên quan để tìm hướng giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh.
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng

Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng

(LĐTĐ) Liên quan đến nghi vấn lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán khi có thông tin phản ánh đề thi giống đề ôn tập của học sinh ở quận khác, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Hai Bà Trưng đã khẩn trương triệu tập các thành viên có trách nhiệm để kiểm tra, xác minh.
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài

Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài

(LĐTĐ) Việc tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài xuất phát từ đòi hỏi thực tế khi mạng lưới các trường này trên địa bàn thành phố Hà Nội phát triển nhanh, cũng như nhu cầu, nguyện vọng học tập của con em nhân dân Thủ đô cũng ngày càng đa dạng.
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”

Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”

(LĐTĐ) Không chỉ thực hiện tốt vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo và người lao động, Công đoàn Trường THCS Quang Lãng còn tham gia tổ chức tốt phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học, nâng cao chất lượng giáo dục ở địa phương.
Bộ GD&ĐT làm rõ đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận

Bộ GD&ĐT làm rõ đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận

(LĐTĐ) Đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo có tính chất đặc biệt. Nếu không có phương án bảo vệ nhà giáo thì đối tượng chịu ảnh hưởng không chỉ là nhà giáo mà còn là người học.
Nguyễn Trung Hiếu - Hành trình chinh phục ngôi vị thủ khoa xuất sắc

Nguyễn Trung Hiếu - Hành trình chinh phục ngôi vị thủ khoa xuất sắc

(LĐTĐ) Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống theo nghề giáo ở huyện Thanh Trì (Hà Nội), Nguyễn Trung Hiếu đã nỗ lực không ngừng, đỗ vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền và với thành tích tiêu biểu trong 4 năm học đại học, Hiếu vừa vinh dự được Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vinh danh thủ khoa tốt nghiệp đại học xuất sắc năm 2024, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Xem thêm
Phiên bản di động