Giàu vì làm thợ
4G, 5G là nền tảng để Việt Nam thực hiện kinh tế số | |
Cung-cầu nhân lực: Vẫn tình trạng “thiếu chất lượng, thừa số lượng” | |
Nghề nào hạnh phúc nhất? |
Thực tế, giữa bối cảnh thất nghiệp tràn lan, kinh tế suy giảm, nhiều người thợ lành nghề vẫn sống ung dung với mức thu nhập khá cao...
“Sống khỏe” dù thời buổi khó khăn
Tốt nghiệp PTTH, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, Nguyễn Văn Việt (Hoài Đức, Hà Nội) không thi Đại học như bạn bè cùng trang lứa mà quyết định theo học nghề hàn kỹ thuật cao tại một trung tâm dạy nghề ở địa phương.
Sau 6 tháng học nghề, Việt nhanh chóng tìm được việc làm tại một công ty cơ khí xây dựng, chuyên đi lắp đặt nhà xưởng trong các khu công nghiệp, mức lương khởi điểm 6 triệu đồng/tháng. Với lòng yêu nghề và năng khiếu sẵn có, cộng với sự chịu khó quan sát, học hỏi, Việt nhanh chóng trở thành người thợ hàn lành nghề. Lương của anh tăng dần và hiện đạt mức 11 triệu đồng/tháng.
Trái ngược với Việt, gia đình Hoàng Long (Đông Anh, Hà Nội) rất khá giả, luôn kỳ vọng và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho Long được học hành, phấn đấu. Ấy vậy, mà học hết cấp III, Long không thi đại học mà quyết định nộp đơn học trung cấp nấu ăn, với lý do “có năng khiếu và đam mê nấu nướng”. Mặc cho bố mẹ từ khuyên nhủ, động viên đến la mắng, Long vẫn quyết tâm giữ ý định.
xong, Long xin vào làm một nhà hàng của Nhật. Với năng khiếu và niềm đam mê từ nhỏ, Long vừa làm, vừa tự mày mò học hỏi, nên tay nghề của anh được nâng lên rất nhanh. Long được ông đầu bếp người Nhật quý mến, tin tưởng, cho làm phụ tá và dạy thêm nghề. Được vài năm, lương của anh đã 15 triệu đồng/tháng. Từ ghét bỏ, phàn nàn, trách mắng, giờ đây bố mẹ Long rất tự hào vì cậu con tài năng, ý chí.
Những người thợ giỏi nghề luôn có cơ hội phát triển, thu nhập cao. Ảnh minh họa: P.D |
Trên thực tế, còn nhiều câu chuyện khác cho thấy những người thợ có nghề luôn sống “khỏe” dù nền kinh tế có khó khăn tới đâu. Chẳng hạn như mấy cô thợ may gần nhà tôi, chỉ có cái cửa hàng nhỏ trong con ngõ nhỏ ngoằn ngoèo, vậy mà khách hàng nườm nượp, chưa kể còn may bỏ mối cho shop thời trang. Những dịp cao điểm như cận Tết, các cô làm ngày đêm không hết việc, thậm chí còn không dám nhận hàng vì quá tải.
Một người họ hàng của tôi làm nghề sửa chữa điện lạnh (máy lạnh, tủ lạnh) mùa hè vừa rồi cũng “chạy sô” bở hơi tai, vì khách hàng tin tưởng, gọi tới nhà liên tiếp. Một người bạn của tôi là thợ sửa vi tính cũng vậy, khách hàng luôn ưu ái, vì hầu hết nhà nào cũng có máy tính, có trục trặc nhỏ, họ thích gọi thợ về nhà, đỡ phải mất công mang ra cửa hàng. Chỉ làm vệ sinh máy thôi đã gần 100.000 đồng/lần. Nếu máy hỏng nhiều nhiều thì thợ sẽ tự mang đi, rồi trả lại sau, giá cả “ngon lành”.
Đừng chạy theo ngành "hot"
Thực tế hiện nay, phần lớn các gia đình và bản thân các bạn trẻ đều thích đi học đại học, nhất là học các ngành “hot”, ngành “sang” chứ không mấy người mặn mà với việc học nghề. Điều này có mặt tích cực, vì để đỗ đại học, để được làm “thầy” thì phải học thật giỏi, và mục tiêu ấy thúc giục con em họ không ngừng phấn đấu.
Song điều đáng nói ở đây, là hầu hết các bậc cha mẹ khi định hướng cho con em mình học đại học, lại chỉ nghĩ đến việc sau này con ra trường sẽ có được một công việc lương cao, nhàn hạ, hơn là làm thợ trực tiếp vừa vất vả, vừa kém “oai”. Vì suy nghĩ ấy, không ít người đã bất chấp việc lực học của con mình có hạn, vẫn tạo ra áp lực học hành đè nặng lên vai con em mình, đến mức, có em không đỗ đại học đã buồn chán tìm đến cái chết.
Nhiều gia đình khác, điều kiện kinh tế không cho phép, vẫn cố thắt lưng buộc bụng, thậm chí bán tài sản, đi vay mượn tiền để con được thi cử, học đại học. Bao nhiêu niềm hy vọng đặt cả vào con, nhưng nỗi thất vọng của sẽ lớn hơn khi con ra trường mà không tìm được việc làm hoặc phải làm việc khác với ngành đã học.
Hiện nay, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, việc làm ít, rất nhiều sinh viên kế toán, luật, quản trị kinh doanh, ngân hàng ra trường thất nghiệp. Trong khi đó những thợ tay nghề cao, chuyên môn giỏi ở nhiều lĩnh vực như kỹ thuật điện, điện tử, điện gia dụng, cơ khí, ô-tô, nhiệt, xây dựng, thực phẩm,may mặc, bác sĩ máy tính v.v… đều có nhiều cơ hội việc làm với mức thu nhập cao.
Thiết nghĩ các bậc cha mẹ nên chăng đừng quá ảo tưởng vào những chức danh mà cần nhìn thẳng vào năng khiếu của con mình và vào thực tế xã hội để tìm ngành học và nơi học vừa sức, phù hợp. Khi người ta yêu nghề, làm đúng sở trường thì khả năng thành công và hạnh phúc lớn hơn. Và làm thầy hay làm thợ không quan trọng, mà phải chọn nghề đúng với sở trường và lương tâm, thì chắc chắn sẽ thành công.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách
Việc làm 01/11/2024 14:30
Đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì
Việc làm 27/10/2024 19:15
Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 27/10/2024 14:22
Sắp diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024
Việc làm 25/10/2024 05:43
Cơ hội việc làm rộng mở tại Phiên giao dịch trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố
Việc làm 24/10/2024 19:41
Hải Phòng hỗ trợ chi phí đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2030
Việc làm 21/10/2024 22:44
Hà Nội: Thị trường lao động tiếp tục phục hồi
Việc làm 18/10/2024 17:46
Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Việc làm 18/10/2024 06:06
TP.HCM: Chi hơn 76.600 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề
Việc làm 16/10/2024 16:16
Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu
Việc làm 11/10/2024 22:37