Thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia

(LĐTĐ) Ngày 25/12, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chủ trì Phiên họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập về Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
Đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn Khởi nghiệp sáng tạo có thể tạo ra những thay đổi đột phá Công đoàn phát động thi đua đổi mới, sáng tạo góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt - Trưởng ban soạn thảo Dự án Luật cho biết, hiện nay, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang phát triển rất mạnh mẽ, có vai trò ngày càng quan trọng và được kì vọng trở thành động lực tăng trưởng mới, đưa đất nước trở thành nước phát triển vào năm 2045 như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra.

Ngày 22/12, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; Nghị quyết nhấn mạnh: “Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của các quốc gia; là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

Thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt phát biểu khai mạc.

Theo đó, nội dung của Dự thảo Luật cần bám sát, thể chế hóa kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước với các quy định mạnh mẽ phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và tiến gần tới thông lệ quốc tế.

Bộ trưởng đề nghị, việc xây dựng Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo cần dựa trên các quan điểm gồm: Mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh của Luật sang khu vực ngoài công lập; tinh gọn bộ máy để tập trung đầu tư nâng cao năng lực của các tổ chức khoa học và công nghệ, tổ chức nghiên cứu và phát triển công lập; thu hút và trọng dụng nguồn nhân lực chất lượng cao; tăng cường liên kết giữa viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp; thu hút đầu tư ngoài ngân sách; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước; tiếp tục kế thừa các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 còn phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, phù hợp với thực tiễn phát triển khoa học, công nghệ của Việt Nam và thông lệ quốc tế…

Báo cáo tại Phiên họp, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Nguyễn Thị Ngọc Diệp cho biết, Dự thảo Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo gồm 14 chương và 83 điều.

“Theo Nghị quyết số 55/2024/UBTVQH15 ngày 28/10/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, dự án Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025) và trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025), Bộ Khoa học và Công nghệ mong muốn tiếp tục nhận được sự phối hợp chặt chẽ và các ý kiến góp ý trực tiếp, bảo đảm thời hạn của các cơ quan để Luật được trình đúng tiến độ đề ra”, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Nguyễn Thị Ngọc Diệp nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy nhấn mạnh một số điểm mới nổi bật trong Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo như: Bổ sung quy định về tổ chức nghiên cứu và phát triển công lập đặc biệt hoạt động trong các lĩnh vực Nhà nước ưu tiên đầu tư, bổ sung quy định về cơ chế tự chủ đối với tổ chức nghiên cứu và phát triển công lập; bổ sung quy định cá nhân hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; đơn giản hóa các bước phê duyệt nhiệm vụ khoa học, công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; quy định rõ hai nội dung chương trình và nhiệm vụ, làm rõ các loại nhiệm vụ và kết quả của từng loại nhiệm vụ khoa học và công nghệ; bổ sung về nguyên tắc chính sách thuế đối với hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để làm căn cứ đề xuất các ưu đãi cụ thể trong các luật về thuế; làm rõ các hoạt động nghiên cứu, phát triển trong doanh nghiệp và các nội dung chi cho hoạt động nghiên cứu, phát triển của doanh nghiệp...

Theo đó, Dự án Luật sẽ thiết lập các hành lang pháp lý đầy đủ để thúc đẩy sự phát triển của hệ thống Đổi mới sáng tạo quốc gia, đồng thời khuyến khích hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp, cộng đồng và trong các cơ quan quản lý nhà nước. Những quy định này sẽ tạo điều kiện thuận lợi, ưu đãi nhằm thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Tại Phiên họp, các đại biểu bày tỏ nhất trí với nội dung của Dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo; đồng thời tập trung trao đổi, thảo luận về những điểm cần sửa đổi để hoàn thiện Dự án Luật này.

Thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia
Toàn cảnh phiên họp.

Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Nguyễn Đức Minh đề xuất bổ sung một điều khoản khẳng định vai trò và vị thế mới của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, coi đây là một quan điểm, nguyên tắc quan trọng trong Luật. Bên cạnh đó, cần nêu rõ tên của các trung tâm, các viện nghiên cứu xuất sắc được thành lập để tập hợp các chuyên gia, các nhà khoa học từ các tổ chức nghiên cứu và phát triển, các cơ sở giáo dục đại học khác đến làm việc kiêm nhiệm nhằm tập trung nghiên cứu và phát triển trong một chủ đề được ưu tiên phát triển gồm 2 Đại học Quốc gia và 2 Viện Hàn lâm.

Đồng quan điểm, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Phạm Bảo Sơn cho rằng, đối với các tổ chức nghiên cứu và phát triển công lập đặc biệt cần có cơ chế chính sách riêng để tạo thuận lợi phát triển nghiên cứu mạnh mẽ hơn trong giai đoạn tới.

Đại diện Bộ Giáo dục nhấn mạnh, cần làm rõ thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức soạn thảo, đồng thời đề xuất các tổ chức chủ động xây dựng và xét chọn nhiệm vụ KH&CN trong khuôn khổ kinh phí được cấp cũng như các nguồn kinh phí tự chủ khác.

Đại diện Viettel khẳng định, Dự thảo Luật sẽ tạo ra cơ chế thông thoáng, giúp đơn giản hóa các quy trình xét duyệt, thực hiện các đề tài khoa học và công nghệ, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, đặc biệt là trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ.

Đại biểu đến từ Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất bổ sung các nội dung liên quan đến chuyển đổi số vào Dự án Luật nhằm tạo dựng một khung pháp lý vững chắc cho công cuộc chuyển đổi số trong thời gian tới.

Kết luận Phiên họp, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy cho biết, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tổ chức các buổi làm việc với từng bộ, ngành, lĩnh vực liên quan để làm rõ hơn các nội dung trong Dự án Luật. Đồng thời, khẳng định sẽ tiếp thu tối đa những ý kiến của các đại biểu để hoàn thiện Dự thảo Luật, đảm bảo tính khả thi và phù hợp với thực tiễn.

K.Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh toàn diện

Xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh toàn diện

(LĐTĐ) Hiểu rõ tầm quan trọng của giai cấp công nhân trong xây dựng và phát triển Thủ đô, đất nước, thời gian qua Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây đã triển khai hiệu quả công tác phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh. Đặc biệt, LĐLĐ thị xã cũng chú trọng tới việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ công đoàn, từ đó đưa các phong trào và hoạt động chăm lo của tổ chức Công đoàn đi vào chiều sâu.
Nâng cao chất lượng hoạt động vì lợi ích đoàn viên

Nâng cao chất lượng hoạt động vì lợi ích đoàn viên

(LĐTĐ) Năm 2024, bám sát sự lãnh đạo của Huyện ủy Phúc Thọ và sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, các cấp Công đoàn huyện Phúc Thọ đã không ngừng nâng cao chất lượng phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn trên địa bàn huyện.
Đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài: Nâng cao chất lượng để nâng tầm vị trí

Đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài: Nâng cao chất lượng để nâng tầm vị trí

(LĐTĐ) Để nâng chất lượng lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, bên cạnh đào tạo ngoại ngữ cần đào tạo vị thế của người lao động, cố gắng để người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc sẽ nhẹ nhàng khi có kiến thức, có vị thế, sẽ làm việc trong môi trường tốt nhất, thu nhập ổn nhất.
Trái phiếu doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc

Trái phiếu doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc

(LĐTĐ) Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đang từng bước ổn định và phát triển lành mạnh. Kỳ vọng 2025 thị trường sẽ tiếp tục tăng tốc nhờ nhiều yếu tố hỗ trợ tích cực.
Cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”: Khách hàng không nên “đủng đỉnh”!

Cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”: Khách hàng không nên “đủng đỉnh”!

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học.
Xây dựng đô thị thông minh xứng tầm khu vực

Xây dựng đô thị thông minh xứng tầm khu vực

(LĐTĐ) Với tầm nhìn đến 2050 Thủ đô Hà Nội trở thành “Nơi đáng đến và lưu lại, nơi đáng sống và cống hiến”, Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch Thủ đô) vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã mang đến những tư duy hành động mới với quan điểm cốt lõi “con người là trung tâm của sự phát triển”. Từ tâm thế này, đô thị Hà Nội với mô hình chùm đô thị trung tâm và các thành phố trong Thủ đô cũng đã được định hình theo các nhiệm vụ, chức năng đặc thù nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế riêng.
Đô thị bừng sáng từ “Tuyến đường hoa nhân dân”

Đô thị bừng sáng từ “Tuyến đường hoa nhân dân”

(LĐTĐ) Mới đây, huyện Thanh Trì đã tổ chức gắn biển công trình “Tuyến đường hoa nhân dân” tại thôn Yên Ngưu, xã Tam Hiệp. “Tuyến đường hoa nhân dân” là một trong những mô hình mới làm đẹp đô thị tại huyện Thanh Trì.

Tin khác

Chủ tịch Quốc hội: Kết hợp hài hòa giữa quản lý hiệu quả với kiến tạo phát triển

Chủ tịch Quốc hội: Kết hợp hài hòa giữa quản lý hiệu quả với kiến tạo phát triển

(LĐTĐ) Chiều 25/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã đồng chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV.
Hà Nội được chọn đăng cai Lễ mở ký Công ước Liên hợp quốc về Tội phạm mạng

Hà Nội được chọn đăng cai Lễ mở ký Công ước Liên hợp quốc về Tội phạm mạng

(LĐTĐ) Chiều 24/12/2024 (giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bằng đồng thuận Công ước Liên hợp quốc về Tội phạm mạng. Theo quy định tại Điều 64 của Công ước, Công ước sẽ được mở ký tại Thủ đô Hà Nội trong năm 2025. Theo đó, Công ước sẽ có tên gọi là “Công ước Hà Nội”.
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới

(LĐTĐ) Ngày 24/12, Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã tổ chức kỳ họp lần thứ 10 và kiện toàn Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra Hội LHPN Hà Nội khóa XVI.
Thành ủy Hà Nội họp về tổ chức bộ máy, biên chế

Thành ủy Hà Nội họp về tổ chức bộ máy, biên chế

(LĐTĐ) Ngày 24/12, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị Ban Chỉ đạo Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế lần thứ 14, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế Thành phố (Ban Chỉ đạo) chủ trì hội nghị.
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới

Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới

(LĐTĐ) Trong lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước; hơn 1010 năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, Thủ đô đã tạo ra nhiều kỳ tích chói lọi. Thời điểm hiện tại, khi cả nước đang chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố, Hà Nội tự tin sẽ tạo nên kỳ tích trong kỷ nguyên mới, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đất nước hùng cường.
Gần 500 nghìn nữ đảng viên sinh hoạt chuyên đề về Kỷ nguyên mới

Gần 500 nghìn nữ đảng viên sinh hoạt chuyên đề về Kỷ nguyên mới

(LĐTĐ) Hơn 485 nghìn đảng viên tại 100% chi bộ trực thuộc Đảng bộ Cơ quan Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội đã triển khai đợt sinh hoạt chính trị về tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Vững tin tiến bước trong “kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

Vững tin tiến bước trong “kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”

(LĐTĐ) Dư luận đánh giá cao Thành ủy Hà Nội đã chủ động, đi đầu cả nước trong việc sớm triển khai đợt sinh hoạt chính trị nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm. Qua đó, khơi dậy niềm tự hào, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; tạo không khí phấn khởi, đoàn kết, tự tin, quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân Thủ đô.
Thanh Trì tổ chức đợt sinh hoạt chính trị về kỷ nguyên mới

Thanh Trì tổ chức đợt sinh hoạt chính trị về kỷ nguyên mới

(LĐTĐ) Thực hiện Công văn số 2788-CV/BTGTU ngày 10/12/2024 của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội; Kế hoạch số 255 ngày 5/12/2024 của Ban Thường vụ Huyện ủy Thanh Trì, 349 Chi, Đảng bộ trên địa bàn huyện Thanh Trì đã tổ chức đợt sinh hoạt chính trị "Nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc".
Tạo chuyển biến về trách nhiệm xây dựng Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tạo chuyển biến về trách nhiệm xây dựng Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(LĐTĐ) Quán triệt định hướng xây dựng kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, các chi bộ của huyện Sóc Sơn tiến hành thảo luận sôi nổi về tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm; đồng thời nêu trách nhiệm của cá nhân đảng viên và chi bộ trong việc thực hiện các quan điểm, tư tưởng đó.
Đảng viên quận Bắc Từ Liêm quán triệt chuyên đề về kỷ nguyên mới

Đảng viên quận Bắc Từ Liêm quán triệt chuyên đề về kỷ nguyên mới

(LĐTĐ) Ngày 16/12, 466 chi bộ thuộc Đảng bộ quận Bắc Từ Liêm tổ chức đợt sinh hoạt chuyên đề “Nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền tư tưởng chỉ đạo, định hướng lớn của Đảng và Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
Xem thêm
Phiên bản di động