4G, 5G là nền tảng để Việt Nam thực hiện kinh tế số
Loại rào cản để kinh tế số phát triển | |
Phát triển kinh tế song hành cùng bảo vệ môi trường |
Nếu như trước đây, hầu hết công ty viễn thông hàng đầu trên thế giới đều cho rằng năm 2020 mới là thời điểm bắt đầu triển khai 5G, thì với bước phát triển mới, giới công nghệ tin rằng, ngay trong năm 2019, công nghệ này sẽ được thương mại hoá ở một số quốc gia.
“Có thể còn hơi sớm để nói về 5G ở Việt Nam, bởi 4G mới bắt đầu được triển khai chưa được một năm. Nhưng cũng không muộn để bắt đầu có định hướng về mặt chính sách, công nghệ cũng như hệ sinh thái cho 5G”, chia sẻ với báo giới, ông Thiều Phương Nam, Tổng giám đốc Qualcomm Việt Nam, Lào và Campuchia đã cho biết như vậy.
Ông Thiều Phương Nam, Tổng giám đốc Qualcomm Việt Nam, Lào, Campuchia. |
Theo ông Nam, kinh tế số phải dựa trên nền tảng Internet rất mạnh. Hiện nay, Internet đã chuyển qua Internet di động. Do đó, 4G và 5G sẽ là nền tảng quan trọng cho Việt Nam thực hiện mục tiêu chuyển đổi kinh tế số, hay còn gọi bằng một thuật ngữ là “cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.
“Để thực hiện kinh tế số cần chuẩn bị rất nhiều vấn đề, ví dụ như đẩy mạnh hạ tầng về cloud, các công nghệ mới như robot, trí tuệ nhân tạo… Nhưng nền tảng để thực hiện kinh tế số vẫn là hạ tầng viễn thông di động mạnh mẽ. Hiện nay, 4G là công nghệ rất quan trọng để thực hiện kết nối Internet vạn vật, mang Internet đến với mọi người. Tuy nhiên, chúng ta cũng đang ở một thời điểm quan trọng: chuẩn bị chuyển qua 5G”, ông Nam nói và cho biết, mạng di động thế hệ thứ 5 này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế thế giới. Dự báo đến 2035, 5G sẽ tạo ra đông lực phát triển kinh tế mới, tương đương 12.000 tỷ USD.
Tuy nhiên, theo ông Nam, để triển khai được 5G thì cần có nền 4G vững mạnh. 4G phải có độ phủ tốt, chất lượng tốt, công nghệ mới nhất. Khi hạ tầng này hoàn thiện thì mới lên được 5G.
Hiện 4G đang phát triển rất mạnh trên thế giới, đạt tốc độ tương đương với cáp quang. Đã có 39 nhà mạng trên thế giới, trong đó có 3 nhà mạng lớn của Mỹ triển khai công nghệ 4G Gigabit LTE. Việt Nam cũng cần phải phát triển lên 4G Gigabit thì mới có thể chuyển đổi sang 5G một cách tốt nhất.
“5G có sự khác biệt lớn so với 3G hoặc 4G. Nếu những công nghệ trước đây kết nối chỉ xoay quanh di động, smartphone thì 5G là IoT (Internet of Things), cho phép hàng chục tỷ thiết bị thông minh cùng nhau kết nối. Hiện nay IoT là xu hướng không quốc gia nào có thể đứng ngoài”, ông Nam khẳng định.
Theo thống kê của Qualcomm, năm 2016, chỉ riêng lĩnh vực IoT (ngoài smartphone), doanh số của Qualcomm đã đạt 2 tỷ USD. Nguồn thu từ mảng IoT rất lớn và sẽ còn phát triển bùng nổ trong thời gian tới.
Đại diện Qualcomm cũng cho rằng, mạng di động 5G sẽ thay đổi rất nhiều ngành công nghiệp, như xe hơi, máy tính, IoT, thiết bị mạng. Tuy nhiên, sự thay đổi lớn nhất và mạnh nhất đó là ngành xe hơi.
Ông Nam khẳng định, trong thời gian rất ngắn tới, ngành xe hơi sẽ phát triển nhanh tương đương với sự phát triển 100 năm của ngành này. “Đó chính là mảnh đất màu mỡ cho các nhà mạng”, đại diện Qualcomm lý giải.
“Khái niệm ô tô hiện nay rất khác, đó chính là là ô tô kết nối, đó là những chiếc xe hơi có thể kết nối Internet, có thể điều khiển từ xa, có thể giúp chủ nhân giải trí qua mạng Internet. Thế hệ ô tô này sẽ tiêu thụ lượng dữ liệu bằng 70 chiếc smartphone. Đây chính là nguồn thu rất lớn của các nhà mạng trong vài năm tới”, ông Nam khẳng định.
Trong khi đó, đối với thị trường máy tính, ông Nam cũng cho rằng, sẽ có sự chuyển biến rất lớn ở thị trường này khi Qualcomm và Microsoft đã bắt tay để đưa ra thị trường máy tính xách tay thương mại chạy nguyên bản hệ điều hành Windows 10 và sử dụng chip Snadragon.
Sự khác biệt của laptop này là có thời lượng pin tốt, chạy video lên tới 30 tiếng, kết nối 4G, sắp tới là 5G như một chiếc smartphone. Hiện tại các hãng Asus, Lenovo, HP đã ra mắt các sản phẩm thương mại và sớm bán ra thị trường.
Thông tin cho biết, Qualcomm cũng là hãng đầu tiên đưa chip 5G vào smartphone. Hiện Qualcomm đang làm việc chặt chẽ với các nhà sản xuất smartphone để nửa đầu năm 2019 có thể ra mắt smartphone chạy mạng 5G.
Theo Nhã Nam/baodautu.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Công nghệ pin đột phá: Vượt qua giới hạn của pin lithium - ion
Công nghệ 08/12/2024 08:21
Phát triển hệ thống mới thay thế GPS
Công nghệ 05/12/2024 07:03
Khai mạc Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo
Công nghệ 26/11/2024 21:54
Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam
Công nghệ 21/11/2024 13:54
Apple sắp ra mắt thiết bị nhà thông minh kết hợp AI
Công nghệ 15/11/2024 07:20
Google thử nghiệm tìm kiếm bằng giọng nói liền mạch và phản hồi cực nhanh
Công nghệ 12/11/2024 07:53
Trí tuệ nhân tạo (AI) - Bước đột phá giúp hoàn thiện bản đồ não bộ con người
Công nghệ 11/11/2024 07:30
MacBook Pro thế hệ tiếp theo, nâng tầm trải nghiệm người dùng
Công nghệ 05/11/2024 09:49
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Công nghệ 02/11/2024 20:33
Meta phát triển nền tảng tìm kiếm AI độc lập
Công nghệ 30/10/2024 19:06