Chủ tịch Quốc hội: Kết hợp hài hòa giữa quản lý hiệu quả với kiến tạo phát triển
Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật
Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8 vừa qua của Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng, trong đó nhấn mạnh yêu cầu phải "đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp" nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; đáp ứng mong đợi của cử tri, Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp. Chủ tịch Quốc hội cũng có văn bản gửi các vị đại biểu Quốc hội về việc thực hiện yêu cầu này.
Ngay tại Kỳ họp thứ 8, các cơ quan đã triển khai đồng bộ các giải pháp đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, thể hiện trong tất cả các khâu: Trình dự án, thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện các dự thảo luật, nghị quyết trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua. Những kết quả, hiệu quả đạt được là rất tích cực.
Cụ thể, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua 18 luật, 21 nghị quyết, là số lượng dự án luật cao nhất được thông qua tại một kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến nay (từ đầu nhiệm kỳ, Quốc hội đã thông qua 61 luật).
Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã có những đổi mới ngay từ khâu chuẩn bị cho Kỳ họp; đổi mới trong công tác phối hợp giữa cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra trong quá trình xây dựng dự thảo các luật, nghị quyết trên tinh thần đồng hành thực chất, tranh luận đến cùng, tôn trọng lắng nghe, lý lẽ dân chủ nhưng phải đi đến phương án thống nhất tối ưu.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Ảnh: Quốc hội |
Các dự thảo báo cáo, tờ trình, luật, nghị quyết được kịp thời gửi đến các vị đại biểu Quốc hội để nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến. Rút ngắn thời gian trình bày tờ trình, báo cáo, dành thời gian cho Quốc hội thảo luận, các cơ quan phát biểu, giải trình; giảm thời gian thảo luận tại hội trường, tăng thời gian thảo luận tại tổ để nhiều đại biểu Quốc hội được phát biểu ý kiến.
Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, trong số các luật được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 có những luật mới, khó, có nội dung phức tạp nhưng đã được Quốc hội xem xét, thông qua ngay trong một kỳ họp mà thông thường phải theo quy trình hai kỳ họp như Luật Đầu tư công, Luật Điện lực (sửa đổi), Luật Dữ liệu…
Các luật, nghị quyết được thông qua đã thể hiện phân cấp, phân quyền mạnh mẽ với phương châm "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm", chuyển tư duy từ xây dựng pháp luật thiên về quản lý sang kết hợp hài hòa giữa quản lý hiệu quả với kiến tạo phát triển, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, như Luật Đầu tư công, Luật sửa 4 luật trong lĩnh vực đầu tư, Luật sửa 9 luật trong lĩnh vực tài chính, ngân sách….
Với tinh thần xây dựng luật ngắn gọn để đảm bảo tính ổn định, giá trị lâu dài, trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý, UBTVQH, Chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan rà soát đưa ra khỏi dự thảo các luật, nghị quyết nhiều quy định cụ thể thuộc thẩm quyền của Chính phủ, các Bộ, ngành và chính quyền địa phương.
Nhiều luật sau quá trình tiếp thu, chỉnh lý đã giảm đáng kể số lượng các chương, điều, khoản so với dự thảo trình ban đầu như: Luật Công chứng giảm 2 chương, 3 điều, Luật Điện lực giảm 49 điều, Luật Việc làm giảm 36 điều, Luật Nhà giáo giảm 21 Điều; Luật Đầu tư công giảm 9 Điều; Luật Quy hoạch đô thị và Nông thôn giảm 6 Điều; Luật dữ liệu giảm 5 Điều …
Khẩn trương tổ chức rà soát, nghiên cứu, đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho hay, qua rà soát sơ bộ, hiện có gần 700 nội dung được giao trong 18 luật và 10 nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 cần được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ở Trung ương và chính quyền địa phương quy định chi tiết.
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Quốc hội |
Đây là thách thức rất lớn khi đặt trong bối cảnh các cơ quan trong hệ thống chính trị hiện đang tập trung thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, khẩn trương chuẩn bị cho kỳ họp bất thường của Quốc hội cuối tháng 2/2025, đồng thời triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025 với số lượng lớn dự án luật, nghị quyết cần chuẩn bị để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9.
Trước những yêu cầu, nhiệm vụ đó, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ, các cơ quan có liên quan cần quan tâm tới một số vấn đề lớn.
Cụ thể, đối với việc nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, ban hành mới các luật, nghị quyết để thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, theo báo cáo sơ bộ của Bộ Tư pháp, dự kiến có khoảng 4.922 văn bản chịu sự tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy, trong đó có 167 luật, 9 nghị quyết của Quốc hội, 10 pháp lệnh, 2 nghị quyết của UBTVQH, 829 nghị định, 271 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 1 chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, 3.642 văn bản cấp bộ.
UBTVQH đề nghị Chính phủ và các cơ quan khẩn trương tổ chức rà soát, nghiên cứu, đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung và phương án cụ thể (có thể áp dụng hình thức một luật sửa nhiều luật hoặc trình Quốc hội ban hành nghị quyết về các nội dung cần xử lý) để UBTVQH xem xét, bổ sung vào Chương trình; cần chuẩn bị kỹ lưỡng để ngay sau Hội nghị Trung ương, kịp hoàn thiện, trình Quốc hội quyết định tại Kỳ họp bất thường cuối tháng 2/2025, đảm bảo chủ trương của Đảng được triển khai nhanh nhất sau khi được Trung ương thống nhất thông qua.
Đối với việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết thông qua tại Kỳ họp thứ 8, do số lượng nội dung, văn bản quy định chi tiết cần được ban hành khá nhiều, riêng đối với 18 luật, Chính phủ, các Bộ cần ban hành 127 văn bản, một số luật, nghị quyết có hiệu lực thi hành ngay từ đầu năm 2025, đề nghị từng Bộ, cơ quan được giao chủ trì soạn tập trung chỉ đạo để xây dựng, ban hành văn bản đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng.
Trong bối cảnh sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, không tránh khỏi có sự xáo trộn nhất định trong tổ chức, hoạt động của một số Bộ, cơ quan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan được giao chủ trì soạn thảo, ban hành văn bản không để gián đoạn công tác xây dựng, ban hành văn bản.
Sau sắp xếp, cơ quan mới tiếp nhận nhiệm vụ cần kế thừa kết quả, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền để đảm bảo văn bản quy định chi tiết có hiệu lực thi hành đúng thời hạn.
Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, tại Kỳ họp thứ 9, dự kiến, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 11 luật, 2 nghị quyết và cho ý kiến lần đầu đối với 15 dự án luật, chưa kể còn một số dự án Chính phủ đang xem xét để tiếp tục đề nghị bổ sung vào Chương trình.
Sau kỳ họp bất thường cuối tháng 2/2025 chỉ còn hơn 2 tháng là bước vào Kỳ họp thứ 9, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội ngay từ tháng 12 này để tổ chức nghiên cứu, tiếp thu ý kiến, chỉnh lý các dự thảo luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8.
Đồng thời tập trung chuẩn bị, hoàn thiện các dự án được giao chủ trì soạn thảo để Chính phủ trình UBTVQH xem xét, cho ý kiến tại các phiên họp tháng 2 và tháng 3/2025, tránh để dồn vào các phiên họp sát thời gian khai mạc Kỳ họp thứ 9.
Trong quá trình nghiên cứu, soạn thảo, đề nghị các cơ quan tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc các yêu cầu về đổi mới tư duy lập pháp, xây dựng luật ngắn gọn, đúng thẩm quyền của Quốc hội, không luật hóa quy định của nghị định, thông tư, bảo đảm luật có tính ổn định, có giá trị lâu dài.
Những vấn đề thực tiễn biến động thường xuyên thì giao cho Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương quy định để linh hoạt trong điều hành, phù hợp với thực tiễn. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; triệt để cải cách thủ tục hành chính, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia
Vinatex: Phát triển sản xuất kinh doanh, quan tâm chăm lo người lao động
“Chuyến xe Công đoàn - Xuân Ất Tỵ 2025” đến với công nhân lao động khó khăn
UDIC đoạt Danh hiệu TOP 20 Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024
Xử lý tình trạng tụ tập gây mất an ninh trên các cầu vượt đi bộ
Chủ tịch Quốc hội: Kết hợp hài hòa giữa quản lý hiệu quả với kiến tạo phát triển
Nhà hát Múa rối Thăng Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba
Tin khác
Thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo quốc gia
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 25/12/2024 22:15
Hà Nội được chọn đăng cai Lễ mở ký Công ước Liên hợp quốc về Tội phạm mạng
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 25/12/2024 14:06
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 24/12/2024 17:53
Thành ủy Hà Nội họp về tổ chức bộ máy, biên chế
Chỉ đạo - Điều hành 24/12/2024 16:29
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới
Thời sự 19/12/2024 16:28
Gần 500 nghìn nữ đảng viên sinh hoạt chuyên đề về Kỷ nguyên mới
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 18/12/2024 12:14
Vững tin tiến bước trong “kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”
Nhịp sống Thủ đô 18/12/2024 07:20
Thanh Trì tổ chức đợt sinh hoạt chính trị về kỷ nguyên mới
Nhịp sống Thủ đô 17/12/2024 15:43
Tạo chuyển biến về trách nhiệm xây dựng Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Nhịp sống Thủ đô 16/12/2024 17:50
Đảng viên quận Bắc Từ Liêm quán triệt chuyên đề về kỷ nguyên mới
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 16/12/2024 17:47