Gia tăng niềm tin với vắc xin phòng Covid-19

(LĐTĐ) Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, vắc xin hiện được xem là biện pháp hiệu quả để ngăn chặn dịch bệnh. Theo Bộ Y tế, dự kiến trong năm 2021, Việt Nam sẽ có khoảng 90 triệu liều để tiêm chủng an toàn cho người dân. Đa số người dân Việt Nam đều vui mừng cho rằng họ rất mong chờ, bởi đây là biện pháp hữu hiệu phòng, chống dịch.
Sáng 10/3 không ghi nhận ca mắc mới, 522 người được tiêm vắc xin phòng Covid-19 Hà Nội: Bệnh viện đầu tiên triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho nhân viên y tế

Chia sẻ từ người trong cuộc

Mới đây, sau rất nhiều nỗ lực của các bên, vắc xin phòng Covid-19 do AstraZeneca sản xuất đã được bắt đầu triển khai tiêm chủng tại Việt Nam. Các cơ quan y tế đã rất nghiêm túc trong việc khám sàng lọc và theo dõi sát sức khỏe sau tiêm chủng một cách chủ động.

Gia tăng niềm tin với vắc xin phòng Covid-19

Theo kế hoạch tiêm vắc xin phòng Covid-19 giai đoạn 2021 - 2022, đợt tiêm đầu tiên được triển khai tại 13 tỉnh, thành phố đang là điểm nóng về phòng, chống dịch và 21 bệnh viện điều trị cho người bệnh Covid-19. Ðối tượng được ưu tiên trong đợt tiêm đầu tiên này là lực lượng chủ chốt ở tuyến đầu thường xuyên phải tiếp xúc với nguồn bệnh.

Tính đến 16h ngày 14/3, tổng cộng Việt Nam đã thực hiện tiêm vắc xin cho 11.605 người. Ðợt tiêm vắc xin lần này là khởi đầu cho chiến dịch tiêm chủng có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với hơn 100 triệu mũi tiêm được thực hiện trên toàn quốc, nhằm mục tiêu phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân trên cả nước.

Điều dưỡng Vũ Thị Thanh Thư, Khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương là một trong số những nhân viên y tế được ưu tiên thực hiện mũi tiêm vắc xin phòng Covid-19 đầu tiên vào ngày 8/3. Chị Thư cho biết, chị cảm thấy vững tâm hơn trong công tác phòng, chống dịch. Ngay đêm hôm tiêm vắc xin, chị Thư có sốt nhẹ 37,5 độ, ngoài ra không có phản ứng gì thêm. Sáng hôm sau, sức khoẻ của chị ổn định và chị vẫn đến bệnh viện làm việc bình thường.

“Là một trong những người trực tiếp chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân Covid-19 thời gian vừa qua, khi được biết mình sẽ được tiêm vắc xin, tôi rất mừng. Mặc dù đã tìm hiểu về vắc xin phòng Covid-19, nhưng là người tiêm đầu tiên nên tôi cũng khá hồi hộp. Khi bước vào bàn đăng ký, tôi được khám sàng lọc, đo thân nhiệt và được các anh, chị tư vấn nên rất yên tâm. Sau khi tiêm xong, tôi ở lại Phòng Tiêm chủng theo dõi 30 phút, sau gần một tuần tiêm, sức khoẻ của tôi không có gì bất thường”, chị Thư cho biết.

Còn Thạc sĩ Phạm Thị Nguyệt Quyên, Phụ trách phòng Công tác Xã hội của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thì cho biết: “Tôi nghĩ mỗi liều vắc xin khi được đưa ra thị trường đều đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt và quy định của Tổ chức Y tế Thế giới, nên không có gì phải lo lắng. Tôi tin tưởng vào sự an toàn của vắc xin. Đặc biệt, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương là nơi có kinh nghiệm trong thực hiện tiêm phòng cho người dân, do đó khi Bệnh viện triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho nhân viên, tôi hoàn toàn yên tâm. Sau khi được tiêm, tôi có hơi đau và buốt một chút ở chỗ tiêm”, chị Quyên tâm sự.

Theo ghi nhận của phóng viên, việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 nhận được rất nhiều sự đồng tình của người dân. Chị Phạm Thị Hồng (Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm) cho biết, thời gian qua dịch Covid-19 đã khiến cuộc sống và công việc của các thành viên trong gia đình chị bị ảnh hưởng lớn. Do vậy, chị mong mỏi sẽ có đủ vắc xin để tiêm cho người dân, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực mà đại dịch gây ra suốt hơn 1 năm qua.

Đảm bảo an toàn cho người dân

Trước đó, chia sẻ về chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, trong lịch sử, đây là vắc xin phát triển nhanh nhất, sản xuất nhanh nhất và đưa vào sử dụng nhanh nhất. Tuy nhiên, cũng do thời gian chưa đủ dài để theo dõi toàn bộ tiến trình thử nghiệm lâm sàng, đánh giá về hiệu quả nên ý kiến của nhà sản xuất, cơ quan nghiên cứu đối với thời gian bảo vệ của một số loại vắc xin có sự khác nhau. Bộ trưởng cũng lưu ý, phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19 là có thể, vì không vắc xin nào đảm bảo 100% an toàn; có thể xảy ra phản ứng thông thường và phản ứng bất lợi.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, khác với các nước và các quy trình tiêm chủng trước đây, Việt Nam sẽ thực hiện khám sàng lọc trước khi tiêm vắc xin ngừa Covid-19 để đảm bảo an toàn tiêm chủng, dù mất nhiều thời gian hơn. Bên cạnh đó, để quản lý thông suốt và đồng bộ chiến dịch tiêm chủng, Bộ Y tế sẽ quản lý dữ liệu từng người tiêm trên hệ thống hồ sơ sức khỏe cá nhân. Bộ Y tế yêu cầu từng cơ sở y tế, cơ sở tiêm chủng phải tải phần mềm do Bộ Y tế thiết kế để phục vụ việc tiêm chủng một cách tốt nhất, và mỗi người dân cần phải tải ứng dụng hồ sơ sức khỏe. Việc này vừa giúp ngành Y tế tăng cường chủ động giám sát từ cơ sở y tế vừa nhanh chóng nhận được phản ánh của người dân về những bất lợi sau tiêm.

Cụ thể, theo báo cáo nhanh từ các điểm tiêm chủng, đến sáng 15/3 đã hơn 10 trường hợp phản ứng phản vệ sau tiêm. Trong đó, ngày 14/3 ghi nhận 2 trường hợp phản ứng nặng: Một trường hợp có dấu hiệu chóng mặt, bồn chồn, khó chịu xuất hiện trong vòng 30 phút sau tiêm; trường hợp thứ 2 được chẩn đoán sốc phản vệ độ 3 với dấu hiệu ban đầu sốt, rét run kèm theo co quắp, tê bì tay xuất hiện 8 giờ sau tiêm. Cả 2 trường hợp này được phát hiện và xử trí kịp thời theo đúng quy định, hiện tại sức khỏe đã ổn định.

Việc vẫn còn những trường hợp phản ứng phản vệ cũng đã nằm trong dự kiến của các cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, cũng một phần liên quan đến việc cung cấp thông tin về tiền sử dị ứng tới bác sĩ khám sàng lọc và Bộ Y tế đang có những điều chỉnh cần thiết để việc khám sàng lọc được tốt hơn. Đặc biệt, những người được tiêm chủng vẫn có thể bị nhiễm vi rút, nó chỉ ít khả năng hơn và họ không bị bệnh nặng.

Về việc một số người đang do dự về vắc xin phòng Covid-19, Tiến sĩ – Bác sĩ Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc (Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương) cho rằng, nếu người nào có tiền sử dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin thì không nên tiêm. Những người có cơ địa dị ứng hoặc bệnh lý có sẵn cần phải tiêm tại bệnh viện với sự theo dõi y tế nghiêm ngặt. Nếu không có những vấn đề đó, người dân có thể yên tâm khi tiêm vắc xin. Khi được tiêm, hãy báo cáo những phản ứng bất lợi cho đơn vị tiêm chủng. “Vắc xin không tuyệt đối an toàn cho tất cả mọi người nhưng sẽ bảo vệ người được tiêm và cả cộng đồng trước đại dịch”, bác sĩ Phạm Quang Thái thông tin./.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 5/11/2024, giá dầu thế giới ghi nhận mức tăng mạnh hơn 3% sau khi OPEC+ đưa ra quyết định trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng thêm một tháng. Cụ thể, giá dầu WTI đạt 71,68 USD/thùng (tăng 3,19%), trong khi giá dầu Brent ở mức 75,30 USD/thùng (tăng 3,04%).
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 5/11, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.253 VND/USD, tăng 11 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 103,89 điểm, giảm 0,39%.
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 5/11, thị trường vàng trong nước chứng kiến sự giảm giá mạnh mẽ trong khi thị trường vàng quốc tế vẫn đang ổn định, chờ đợi các sự kiện kinh tế quan trọng sắp tới.
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội

Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội

(LĐTĐ) Các chuyên gia đã giải đáp trực tiếp nhiều câu hỏi liên quan đến các vấn đề như: Tiền lương, tiền thưởng, chế độ bảo hiểm xã hội, thời giờ làm việc, an toàn vệ sinh lao động, những quy định mới của Luật Thủ đô năm 2024,... từ đó giúp đoàn viên, người lao động thuộc Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội có thể hiểu và nắm vững các quy định của pháp luật có liên quan đến bản thân mình.
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

(LĐTĐ) Với tình yêu dành cho Hà Nội, họa sĩ Nguyễn Văn Luận (quận Đống Đa, Hà Nội) đã sử dụng bút bi để vẽ lại những khoảnh khắc đời thường một cách chân thực và sống động. Những bức tranh phong cảnh đặc trưng của Hà Nội như hàng hoa, phố cổ,… khiến người xem không khỏi ngạc nhiên vì chúng được vẽ hoàn toàn bằng bút bi, loại bút vốn rất hạn chế về màu.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội sáng sớm có mưa rào, sau không mưa, nhiệt độ từ 19 - 24 độ C, trời chuyển rét.
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.

Tin khác

Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

(LĐTĐ) Với tình yêu dành cho Hà Nội, họa sĩ Nguyễn Văn Luận (quận Đống Đa, Hà Nội) đã sử dụng bút bi để vẽ lại những khoảnh khắc đời thường một cách chân thực và sống động. Những bức tranh phong cảnh đặc trưng của Hà Nội như hàng hoa, phố cổ,… khiến người xem không khỏi ngạc nhiên vì chúng được vẽ hoàn toàn bằng bút bi, loại bút vốn rất hạn chế về màu.
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện

EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện

(LĐTĐ) Liên quan đến những cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực và yêu cầu thanh toán tiền điện bằng cách chuyển khoản vào tài khoản cá nhân, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) khẳng định, tuyệt đối không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện.
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

(LĐTĐ) Với nhiều điểm mới và tiến bộ, Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025 được đánh giá là hành lang pháp lý quan trọng để Hà Nội trở thành đầu tàu phát triển của cả nước. Đáng chú ý, để thu hút đầu tư xã hội, Luật quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù khác với pháp luật hiện hành.
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai

Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Ngày 4/11, huyện Thanh Oai tổ chức lễ khởi công Cụm công nghiệp Thanh Văn - Tân Ước. Đây là cụm đa ngành nghề, nhằm mục tiêu thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, sản xuất sạch; kéo giãn các hộ, doanh nghiệp, cơ sở đang sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề, khu dân cư, giải quyết tình trạng gây ô nhiễm môi trường.
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI

Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI

(LĐTĐ) Giải Bóng bàn tranh Cúp Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI năm 2024 sẽ chính thức khởi tranh vào ngày 7/11, tại Nhà thi đấu Hà Nội (số 12 phố Trịnh Hoài Đức, quận Đống Đa, Hà Nội). Đáng chú ý, sẽ có 68 đơn vị với gần 400 tay vợt chuyên nghiệp và nghiệp dư tranh tài ở 12 nội dung thi đấu. Cơ cấu giải thưởng của lần tranh tài này cũng được tăng cao hơn so với các mùa giải trước.
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

(LĐTĐ) Nhờ triển khai nhiều chủ trương, giải pháp phù hợp, đúng đắn, nên mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, bão lũ, nhưng bức tranh tổng thể kinh tế - xã hội của huyện Thanh Trì vẫn tiếp tục khởi sắc.
Xem thêm
Phiên bản di động