Ghé làng nghề thổi thủy tinh

(LĐTĐ) Từ nhiều đời nay, xã Thống Nhất huyện Thường Tín, Hà Nội được biết đến là làng nghề thổi thủy tinh truyền thống. Chỉ cần những công cụ thô sơ như đèn thổi, bình khí gas, người dân ở đây đã sản xuất ra nhiều sán phẩm từ thủy tinh như bóng đèn, chai lọ hay các vât dụng, đồ trang trí. Trải qua nhiều thế hệ, đến nay mặc dù đã có những thay đổi đáng kể về phương tiện máy móc dùng cho sản xuất, nhưng một số gia đình vẫn còn giữ cách làm thủy tinh truyền thống.
ghe lang nghe thoi thuy tinh Làng nghề du lịch Hà Nội chuẩn bị “vào tết”
ghe lang nghe thoi thuy tinh Làng nghề Nhật Tân tất bật chăm đào chờ Tết Canh Tý

Khoảng những năm 60 của thế kỷ trước, người dân xã Thống Nhất hầu hết đều sống nhờ nghề thổi thủy tinh. Vào thời kỳ thịnh vượng nhất của làng nghề, nhà nào cũng liên tục đỏ lửa. Đây là một trong số ít những làng nghề có uy tín bởi sản phẩm đa dạng và chất lượng được đảm bảo, giá thành lại phải chăng. Ngày nào cũng diễn ra cảnh mua bán tấp nập, nhộn nhịp không kể bất cứ mùa nào trong năm. Có những thời điểm, hàng sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường về sản lượng, thương lái thường phải đặt hàng trước hàng tháng mới có. Đời sống kinh tế của người dân nơi đây ngày càng được nâng cao, sản phẩm “thủy tinh Thống Nhất” trở thành thương hiệu chất lượng, uy tín được nhiều nơi biết đến và sử dụng.

Để làm ra một sản phẩm thủy tinh, cần trải qua nhiều công đoạn, từ việc chọn nguyên liệu, các mảnh thủy tinh phải đảm bảo không bám bẩn và được phân loại theo màu xanh, trắng khác nhau. Sau đó, các mảnh thủy tinh vụn hoặc cũ hỏng được tái chế lại bằng cách cho vào lò và nung cho nóng chảy. Tùy theo yêu cầu của từng sản phẩm mà quy trình sản xuất có thể khác nhau như thổi, ép, kéo, cuốn… Tuy nhiên, phương pháp gia công truyền thống phổ biến nhất đã được áp dụng qua nhiều đời vẫn là phương pháp thổi.

ghe lang nghe thoi thuy tinh
Ông Hồ Văn Gừng vẫn giữ nghề thổi thủy tinh truyền thống (Ảnh: M.Tiến)

Một cái ống sắt được sử dụng làm công cụ để quết thủy tinh nóng chảy vào đầu, sau đó dùng chính hơi thở của người thợ để thổi. Bằng cách này, thủy tinh ở đầu kia chảy nở phình ra như cái bong bóng xà phòng. Quá trình tạo hình cho sản phẩm được áp dụng trong lúc thổi, mỗi sản phẩm khác về chủng loại cũng có độ dày khác nhau. Người ta phải tính toán đến thói quen sử dụng để tạo hình sản phẩm và chế tạo để có độ dày, độ bền phù hợp và phải đảm bảo được giá thành sản phẩm sao cho hợp lý nhất. Người làm nghề cho biết, trong các bước tạo hình thủy tinh, kỹ thuật thổi là quan trọng nhất. Người thợ phải điều tiết hơi thở sao cho nhịp nhàng, phù hợp với từng loại sản phẩm. Vì vậy, ngoài sức khỏe, những người thợ lành nghề còn phải khéo léo trong thủ thuật giữ hơi thở, để thổi vừa vặn với hình dạng mà khách hàng yêu cầu.

Từng có hơn 40 năm làm nghề thổi thủy tinh tại làng Giáp Long (xã Thống Nhất), ông Hồ Văn Gừng chia sẻ: “Khi hơ thủy tinh trên ngọn đèn, người thợ phải đưa tay cho thủy tinh chín đều, quan sát bằng mắt thường, ước lượng được độ chín của thủy tinh để bắt đầu thổi, có những sản phẩm chỉ thổi vài lần, có sản phẩm cần phải nhiều lần hơ và thổi như thế mới hoàn thiện. Lúc này thao tác phải nhanh và liên tục, không được ngơi nghỉ, bởi thủy tinh ra khỏi lửa rất nhanh nguội, nếu dừng lại sẽ bị méo mó ngay tức thì. Lúc đầu mới làm nghề, mắt cứ phải liên tục nhìn vào ngọn đèn đang cháy hơn 1 nghìn độ C nên rất nhanh mỏi mắt và đôi khi không cảm nhận được màu sắc của thủy tinh để thổi. Phải mất một thời gian dài để quen với việc điều tiết mắt, đến bây giờ chỉ cần ước lượng thời gian và nhìn qua là có thể biết được nhiệt độ phù hợp”.

Mỗi hộ sản xuất thủy tinh đều giữ cho mình những bí quyết riêng trong công đoạn ủ sản phẩm. Từng sản phẩm sẽ được ủ với thời gian và nhiệt độ khác nhau, yếu tố này quyết định độ trong suốt cũng như độ bền của sản phẩm. Với những mẫu mã yêu cầu nhiều về số lượng, thành phẩm phải đạt tỉ lệ chính xác, đồng đều.

Với tốc độ phát triển “chóng mặt” của công nghệ sản xuất và nhu cầu của thị trường, nghề thổi thủy tinh truyền thống của người dân xã Thống Nhất cũng dần mai một theo thời gian. Đến nay, số lượng những hộ còn đang giữ nghề tại xã không còn nhiều, nhiều gia đình đứng trước nỗi lo thất truyền do không có người kế nghiệp.

Vào thời kỳ thịnh vượng nhất của làng nghề, nhà nào cũng liên tục đỏ lửa. Đây là một trong số ít những làng nghề có uy tín bởi sản phẩm đa dạng và chất lượng được đảm bảo, giá thành lại phải chăng. Ngày nào cũng diễn ra cảnh mua bán tấp nập, nhộn nhịp không kể bất cứ mùa nào trong năm.

Có những thời điểm, hàng sản xuất ra không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường về sản lượng, thương lái thường phải đặt hàng trước hàng tháng mới có. Đời sống kinh tế của người dân nơi đây ngày càng được nâng cao, sản phẩm “thủy tinh Thống Nhất” trở thành thương hiệu chất lượng, uy tín được nhiều nơi biết đến và sử dụng.

Một trong số ít người còn giữ nghề thổi bóng đèn dầu, ông Gừng cho biết, “Từ ngày có điện thì bóng đèn dầu tiêu thụ không mạnh như trước, ông vẫn duy trì sản xuất nhưng chỉ để đáp ứng nhu cầu sử dụng đèn dầu để thờ cúng, sản lượng không nhiều, các sản phẩm cũng không còn đa dạng như trước. Nhiều sản phẩm cần độ chính xác cao thì không thể làm thủ công, nếu nhập máy móc thì không thể làm nhỏ lẻ. Phần nữa bởi nghề này rất vất vả, lấy công làm lãi nên thu nhập không cao. Về sau này, sản phẩm của địa phương bán ra không nhiều như trước khiến nhiều gia đình từ bỏ, làm nghề khác với thu nhập cao hơn”. Gia đình ông hiện tại cũng chỉ làm một số lượng nhỏ đồ dùng sinh hoạt theo đơn đặt hàng, hoặc tái chế đồ dùng thủy tinh từ bóng đèn tuýp cũ hỏng đã bỏ đi.

Anh Lê Xuân Tiến (41 tuổi) với hơn 20 năm kinh nghiệm làm nghề cho biết: “Muốn làm nghề này, bản thân người thợ cần có sức khỏe và sức bền chịu đựng. Mùa đông thì còn đỡ chứ mùa hè thì lúc nào cũng ướt đẫm mồ hôi vì ngồi cạnh ngọn lửa nóng hàng nghìn độ, mặt nóng rát và đỏ bừng vì lúc nào cũng phải phồng má lên để thổi, nếu người thợ không yêu nghề thì rất khó để giữ được nghề”.

Đến nay, làng Giáp Long chỉ còn vợ chồng ông Gừng, gia đình anh Tiến và một vài hộ khác vẫn còn giữ cách làm truyền thống của ông cha để lại. Với ông Gừng, nghề thổi thủy tinh từng đem lại cho ông bà nguồn thu nhập ổn định, nuôi được các con cái học hành. Mặc dù hiện tại, thu nhập từ nghề mang lại không nhiều nhưng cũng đủ sinh hoạt để không phải nhờ cậy vào các con. Giữ nghề này cũng giống như giữ lại một kỷ niệm của ông bà từ thời mới cưới nhau, một phần cũng vì muốn bảo tồn truyền thống của gia đình.

Cao Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Vững vàng tâm thế bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Vững vàng tâm thế bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(LĐTĐ) Ngày 16/12 đánh dấu sự vào cuộc mạnh mẽ với quyết tâm sâu sắc của cả hệ thống chính trị, nêu cao trách nhiệm lãnh đạo của cấp ủy, tính tiên phong gương mẫu của cán bộ đảng viên, quận Tây Hồ cam kết, quyết tâm là đơn vị lá cờ đầu của Thủ đô trong phong trào thi đua xây dựng Thủ đô sáng - xanh - sạch - đẹp, vững vàng tâm thế để bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm

Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an thành phố Hà Nội) đã tổ chức lễ ra quân nhằm triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm và đảm bảo an ninh trật tự, trật tự đô thị trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2025. Đây là một phần quan trọng trong chiến dịch toàn diện nhằm duy trì an toàn xã hội và xây dựng hình ảnh một Thủ đô văn minh, hiện đại.
Giá dầu thế giới tăng mạnh

Giá dầu thế giới tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (16/12), giá dầu thế giới tăng mạnh nhất kể từ giữa tháng 11. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,09 USD/thùng, tăng 1,81%; giá dầu Brent ở mốc 74,35 USD/thùng, tăng 1,47%.
Giá vàng hôm nay (16/12): Vẫn nhiều biến động

Giá vàng hôm nay (16/12): Vẫn nhiều biến động

(LĐTĐ) So với mức đỉnh của tuần qua, mỗi lượng vàng miếng giảm 1 triệu đồng ở chiều bán ra. Giá vàng nhẫn cũng giảm 1,2 triệu đồng/lượng.
Tỷ giá USD hôm nay (16/12): Đồng USD tăng giá

Tỷ giá USD hôm nay (16/12): Đồng USD tăng giá

(LĐTĐ) Hôm nay (16/12), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD hiện ở mức 24.264 đồng. Chỉ số USD Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt đứng ở mức 106,95.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét

(LĐTĐ) Dự báo ngày 16/12, khu vực Hà Nội không mưa, trời rét, nhiệt độ thấp nhất phổ biến 11 - 14 độ C.
Quy định rõ việc cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em

Quy định rõ việc cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em

(LĐTĐ) Luật Quảng cáo đang được xem xét sửa đổi, nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế sau hơn 10 năm thực hiện. Trong đó, một vấn đề được đặt ra là yêu cầu cần có giải pháp quản lý quảng cáo trên mạng phù hợp để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, đặc biệt là các hạn chế tiêu cực đến trẻ em.

Tin khác

Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức

Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức

(LĐTĐ) 22 năm gắn bó với chuyên ngành Gây mê hồi sức, Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Lương Thị Ngọc Vân - Phó trưởng Khoa Gây mê hồi sức (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) đã trở thành chỗ dựa vững vàng cho hàng ngàn bệnh nhân. Vượt qua bao thử thách, hy sinh, bác sĩ Vân luôn giữ vững tinh thần tận tâm, cứu chữa cho người bệnh bằng cả trái tim và trí tuệ.
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

(LĐTĐ) “Tâm huyết, năng động, nhiệt tình, trách nhiệm, mẫu mực” là những điều dễ nhận thấy ở thầy Kiều Quang Học - giáo viên, Tổng phụ trách Trường Trung học cơ sở (THCS) Đồng Trúc (huyện Thạch Thất, Hà Nội).
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô

Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô

(LĐTĐ) Được tuyên dương “Người con hiếu thảo” Thủ đô năm 2024, Chử Tuấn Ninh, một người con của thôn Cổ Điển A, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã góp phần tôn vinh đạo hiếu - một nền tảng đạo đức quan trọng để xây dựng một xã hội nhân văn, gắn kết và đầy yêu thương.
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

(LĐTĐ) “Năng nổ, nhiệt tình trong công việc, tích cực, chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện nhân đạo tại địa phương...”, đó là lời khen mà người dân Cụm dân cư số 5, phường Láng Thượng (quận Đống Đa, Hà Nội) dành cho bà Nguyễn Thị Chung - người luôn nặng lòng với công tác xã hội, từ thiện.
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

(LĐTĐ) Cởi mở, tháo vát, luôn hết mình với công việc, với nhân dân, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương… là những nhận xét của nhiều người khi nói về chị Nguyễn Thị Quân - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Vài, xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

(LĐTĐ) Với vai trò là Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Xuân Nộn (Đông Anh, Hà Nội), anh Nguyễn Hữu Minh đã luôn nỗ lực thực hiện tốt cả hai vai, cùng tập thể Ban Giám hiệu, Ban Chấp hành Công đoàn nâng cao chất lượng dạy và học cũng như khẳng định vai trò của Công đoàn tại nhà trường.
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”

Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”

(LĐTĐ) Với những cống hiến cho ngành Giáo dục của Thủ đô và đất nước, Nhà giáo ưu tú Phạm Thu Hương xứng đáng là giáo viên tiêu biểu của ngành và là tấm gương sáng để đồng nghiệp và các thế hệ học sinh học tập, noi theo như Nhà giáo dục Comenxki đã khẳng định: "Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học".
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo

(LĐTĐ) Nhận thức rõ tác dụng của sáng kiến, cải tiến đối với nâng cao giá trị sản xuất, phát triển doanh nghiệp, những năm qua, anh Phạm Văn Tư - quản đốc xưởng lốp xe máy, Công ty TNHH Cao su Inoue Việt Nam luôn chú trọng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, nhất là thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến, thực hành tiết kiệm nhờ đó góp phần tăng hiệu quả trong sản xuất - kinh doanh đối với doanh nghiệp.
Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu

Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu

(LĐTĐ) Tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu, cô giáo Phạm Thị Nam - Trường Tiểu học Cẩm Yên (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã miệt mài, tận tâm dìu dắt các em học sinh đến với nguồn tri thức mới… đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật

Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật

(LĐTĐ) Bà Nguyễn Thị Sen - Chủ tịch Hội Người khuyết tật huyện Thạch Thất (Hà Nội), luôn nhiệt tình, tận tâm và hết lòng vì những người kém may mắn, giúp họ từng bước hòa nhập cộng đồng. Không những tự mình đến động viên, bà còn tận tay trao tặng những món quà ý nghĩa cho người yếu thế, giúp họ có được sự cổ vũ lớn lao và niềm tin vào cuộc sống.
Xem thêm
Phiên bản di động