Giải pháp nào đảm bảo cho ngành thủ công mỹ nghệ Thủ đô phát triển bền vững?

Với việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm trong sản xuất…, thời gian qua, hàng thủ công mỹ nghệ của Hà Nội ngày càng được người tiêu dùng trong và ngoài nước yêu thích. Tuy nhiên, để các doanh nghiệp, làng nghề thủ công mỹ nghệ phát triển bền vững, thì đòi hỏi phải có giải pháp đảm bảo kết nối, tìm nguồn cung nguyên liệu đầu vào và đây được xem lại giải pháp chiến lược để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu với mặt hàng truyền thống này.
Tôn vinh 90 sản phẩm tại Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2024 Hanoi Gift Show - Điểm hẹn của sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Triển lãm quảng bá sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ làng nghề huyện Phú Xuyên

Thiếu cân đối trong cung - cầu

Để phát triển sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, không chỉ riêng thành phố Hà Nội, mà đối với các tỉnh, thành phố trên cả nước vấn đề nguồn nguyên liệu luôn giữ vai trò rất quan trọng. Đặc biệt khi các làng nghề đã xây dựng được thương hiệu, phát triển mở rộng thị trường, thì nhu cầu với sản phẩm thủ công mỹ nghệ sẽ tăng lên, và kéo theo vấn đề tiêu thụ nguyên liệu sản xuất sẽ tăng theo.

Giải pháp nào đảm bảo cho ngành thủ công mỹ nghệ Thủ đô phát triển bền vững?
Hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội ngày càng vươn xa ra thị trường thế giới và được người tiêu dùng ưa chuộng.

Số liệu khảo sát mới nhất của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công Thương Hà Nội) cho thấy, trung bình một năm các làng nghề mây tre đan Hà Nội tiêu thụ khoảng 6.800 tấn nguyên liệu các loại, trong đó, trung bình một doanh nghiệp tiêu thụ khoảng 50 tấn nguyên liệu/tháng, hộ gia đình tiêu thụ khoảng 20 tấn nguyên liệu/tháng; các làng nghề gốm sứ tiêu thụ khoảng 620.000 tấn nguyên liệu, chủ yếu là đất sét và cao lanh; các làng nghề sơn mài khoảng 4.000 tấn; làng nghề gỗ khoảng trên 1.000.000m³ gỗ.

Từ số liệu trên cho thấy, nguyên liệu có vai trò quan trọng đến sự phát triển bền vững đối với các làng nghề. Ông Vương Đình Thanh, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp Hà Nội chia sẻ, thực tế cho thấy, hiện nay nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ như mây, song, giang, tre, gỗ, cói, cao lanh, sừng… ở Việt Nam đang rất thiếu. Do đó, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hay làng nghệ thủ công mỹ nghệ đã gặp khó trong việc tìm kiếm nguồn cung nguyên liệu.

“Nguyên nhân của việc vùng nguyên liệu bị thu hẹp là do thiếu diện tích đất quy hoạch vùng trồng, trong khi số lượng sản phẩm sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước và nhu cầu xuất khẩu ngày càng lớn. Riêng nguyên liệu gỗ là nhóm phải nhập khẩu nhiều nhất, do các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu đang thiếu trầm trọng nguồn nguyên liệu trong nước”, ông Vương Đình Thanh cho hay.

Có thể thấy, việc thiếu nguồn cung nguyên liệu sản xuất tại các làng nghề ở Hà Nội, đã khiến cho nhiều làng nghề truyền thống phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu bên ngoài, điều này đã làm cho các hộ sản xuất không chủ động được. Mặc dù nhiều năm gần đây, một số tỉnh, thành phố đã và đang tiến hành lập quy hoạch vùng nguyên liệu. Tuy nhiên, các quy hoạch này đều chưa xác định được vùng nguyên liệu cụ thể. Các quy hoạch chỉ tiến hành cho từng tỉnh, từng địa phương riêng rẽ mà chưa gắn kết quy mô vùng nhằm tận dụng tối đa lợi thế vùng miền trên cả nước.

Chia sẻ về khó khăn này, nghệ nhân Nguyễn Văn Trung, người nhiều năm nặng lòng với việc gìn giữ, phát triển nghề mây tre đan Phú Vinh (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ), cho biết, hiện nguyên liệu mây tre lá cỏ đang có ở địa bàn Hà Nội chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu cần sử dụng nguyên liệu của thị trường. Do đó, các doanh nghiệp đã tự đi tìm những vùng nguyên liệu để tổ chức thu mua, hướng dẫn kỹ thuật khai thác và xử lý, bảo quản nguồn cung nguyên liệu đảm bảo phục vụ quá trình sản xuất.

Bên cạnh việc thiếu nguồn cung nguyên liệu, một cái khó nữa được ông Nguyễn Văn Trung cho biết, đó là thông tin hai chiều kết nối giữa người sản xuất và người cung ứng nguyên liệu đầu vào còn hạn chế, dẫn đến việc nguồn cung không đáp ứng cầu, do vậy dẫn đến khó khăn trong việc sản xuất và tiêu thụ của cả hai bên. Với sự khan hiếm của nguyên liệu, dẫn đến giá thành nguyên liệu tăng cao, tăng chi phí sản xuất sản phẩm, gây khó khăn cho các doanh nghiệp và người sản xuất.

Đẩy mạnh chính sách xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu tập trung

Được ví là “đất trăm nghề” và có nhu cầu rất cao về nguồn nguyên liệu, tuy nhiên, do đặc thù là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế của cả nước, vì thế nguồn quỹ đất của Thủ đô dành cho việc xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu bị hạn chế. Do đó, để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu, các làng nghề, doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ của Thủ đô phải chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu từ nhiều địa phương khác. Nhưng điều này lại khiến cho ngành thủ công mỹ nghệ Hà Nội thiếu đi sự chủ động, hay nói đúng hơn đó chính là bị phụ thuộc.

Giải pháp nào đảm bảo cho ngành thủ công mỹ nghệ Thủ đô phát triển bền vững?
Cùng với việc tăng cường kết nối tiêu thụ sản phẩm thủ công mỹ nghệ, Hà Nội cũng cần có những chính sách phát triển quỹ đất xây dựng vùng nguyên liệu cho ngành thủ công mỹ nghệ (Ảnh Đ.Đ)

Theo Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu có từ 6 đến 10 nhóm hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề Hà Nội được xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường nước ngoài; đồng thời, nâng tỷ trọng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ chiếm 3-5% trong tỷ trọng xuất khẩu của Thành phố.

Để ngành thủ công mỹ nghệ phát triển bền vững và đạt mục tiêu theo Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 Thành phố đề ra, bên cạnh công tác phát triển sản phẩm, xúc tiến thương mại… thì việc phát triển vùng nguyên liệu bền vững là vấn đề mang tính quyết định.

Đưa ra khuyến nghị về việc này, chuyên gia thủ công mỹ nghệ Vũ Huy Thiều cho rằng, trong bối cảnh nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam đang rất thiếu do các vùng nguyên liệu bị thu hẹp, trong khi số lượng sản phẩm sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước và nhu cầu xuất khẩu ngày càng lớn. Trong khi Lào lại có nhiều tiềm năng trong phát triển vùng nguyên liệu do có quỹ đất lớn, tập trung, rất thuận tiện cho việc sản xuất nông nghiệp, công nghiệp quy mô lớn.

Đồng tình với ý kiến đưa ra của chuyên gia Vũ Huy Thiều, để khắc phục tình trạng thiếu nguồn nguyên liệu các chuyên gia trong ngành thủ công mỹ nghệ cho rằng, các cấp, ngành chức năng cần hoàn thiện các chính sách về đất đai, vùng nguyên liệu như khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân trong việc cho thuê đất, tích tụ đất đai để phát triển vùng nguyên liệu tập trung phục vụ sản xuất; định hướng phát triển vùng nguyên liệu tập trung, ổn định để cung cấp nguyên liệu cho các làng nghề; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý Nhà nước về phát triển làng nghề Hà Nội để hợp tác cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các làng nghề, tạo chuỗi liên kết phát triển và tiêu thụ sản phẩm...

Đỗ Đạt
Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định chưa bắt buộc học 2 buổi/ngày

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định chưa bắt buộc học 2 buổi/ngày

Chiều ngày 6/4, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng đã làm rõ thông tin “học sinh cấp THCS, THPT sẽ phải học 2 buổi/ngày” đang gây xôn xao dư luận.
Mở ra cơ hội bứt phá cho ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô

Mở ra cơ hội bứt phá cho ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa đã chứng minh thành công ở nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... Theo đó bày tỏ ý kiến góp ý vào Dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa, nhiều người dân cho rằng, đây là điều cần thiết trong bối cảnh hiện nay, sẽ đem đến cơ hội bứt phá cho ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô.
Bộ Tài chính: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2025 không thay đổi

Bộ Tài chính: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2025 không thay đổi

Liên quan tới kết quả tăng trưởng GDP quý 1 và cả năm 2025, kết quả thu hút FDI, tại buổi Họp báo chính phủ chiều 6/4, Thứ trưởng Bộ Tài Chính Đỗ Thành Trung đã có thông tin với báo chí.
Không phân biệt cán bộ, công chức xã với cấp tỉnh, Trung ương sau khi sắp xếp

Không phân biệt cán bộ, công chức xã với cấp tỉnh, Trung ương sau khi sắp xếp

Chiều 6/4, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Bội Nội vụ Nguyễn Thị Hà đã thông tin về việc thực hiện mô hình chính quyền 2 cấp sắp tới và các chế độ đối với người bị ảnh hưởng sau khi thực hiện sắp xếp, tổ chức bộ máy theo mô hình mới.
Sẽ đàm phán để đưa mức thuế nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ về 0%

Sẽ đàm phán để đưa mức thuế nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ về 0%

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài cho biết Chính phủ đã có những giải pháp sáng tạo, chủ động, kịp thời, thích ứng linh hoạt, phù hợp, hiệu quả với chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ.
Sẽ tăng chế tài xử phạt nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật

Sẽ tăng chế tài xử phạt nghệ sĩ, người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 6/4, Thứ trưởng Thường trực Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lê Hải Bình làm rõ các chế tài xử lý nghiêm những người nổi tiếng quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật thời gian qua.
Chuẩn bị kỹ phương án, kế hoạch đàm phán cụ thể với Hoa Kỳ về thuế đối ứng

Chuẩn bị kỹ phương án, kế hoạch đàm phán cụ thể với Hoa Kỳ về thuế đối ứng

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, xuất khẩu là động lực tăng trưởng quan trọng phải thúc đẩy, nhưng không phải động lực duy nhất mà còn nhiều động lực quan trọng khác; Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất, nhưng không phải là thị trường duy nhất.

Tin khác

Hà Nội: Dự kiến khởi công nhiều công trình giao thông trọng điểm

Hà Nội: Dự kiến khởi công nhiều công trình giao thông trọng điểm

Nhiều công trình giao thông trọng điểm được Thành phố dự kiến khởi công xây dựng trong tháng 5/2025 như cầu Tứ Liên, cầu Ngọc Hồi, cầu Trần Hưng Đạo. Ngoài ra, Hà Nội dự kiến khởi công dự án thành phần 3 thuộc Vành đai 4 - Vùng Thủ đô khởi công trong quý II/2025.
Giữ gìn nét đẹp lễ hội chùa Tây Phương

Giữ gìn nét đẹp lễ hội chùa Tây Phương

Những năm qua, lễ hội chùa Tây Phương diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, hấp dẫn, góp phần phát triển du lịch, văn hóa, lịch sử Thủ đô.
Lan tỏa cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 5

Lan tỏa cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 5

Huyện ủy Thanh Trì vừa tổ chức Hội nghị triển khai Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 5, năm 2025.
Quận Tây Hồ thực hiện hiệu quả nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị

Quận Tây Hồ thực hiện hiệu quả nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị

Ngày 4/4, Ban Chấp hành Đảng bộ quận Tây Hồ tổ chức hội nghị lần thứ 26, khóa VI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nhằm thảo luận, cho ý kiến vào các nội dung quan trọng như: Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo,...
Lễ hội chùa Tây Phương: Vinh danh di sản văn hóa và bảo vật Quốc gia

Lễ hội chùa Tây Phương: Vinh danh di sản văn hóa và bảo vật Quốc gia

Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Tác nghiệp ở Trường Sa

Tác nghiệp ở Trường Sa

Với mỗi phóng viên, được ra Trường Sa tác nghiệp là niềm vinh dự, tự hào và hạnh phúc. Nhưng để niềm hạnh phúc đó được trọn vẹn, mỗi người đều phải vượt qua thử thách của biển cả và giới hạn của bản thân.
Góp phần xây dựng văn hóa người Hà Nội

Góp phần xây dựng văn hóa người Hà Nội

Là cơ quan ngôn luận của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Báo Lao động Thủ đô đã không ngừng củng cố vai trò tiên phong trong công tác tuyên truyền, định hướng văn hóa người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Góp phần vì một Hà Nội bình yên

Góp phần vì một Hà Nội bình yên

Báo Lao động Thủ đô đã đi qua chặng đường 32 năm xây dựng, phát triển. Đội ngũ phóng viên luôn tự hào là những chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa; không ngừng tự đổi mới cách làm nhằm tiếp tục khẳng định vị thế, vai trò của Báo. Trong đó góp phần tuyên truyền, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn Thủ đô.
Phát huy giá trị cảnh quan không gian hồ Gươm

Phát huy giá trị cảnh quan không gian hồ Gươm

Nhằm phát huy giá trị văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh di tích quanh hồ Gươm, góp phần tạo không gian sinh hoạt cộng đồng và đẩy mạnh phát triển du lịch, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa giao các đơn vị liên quan đẩy nhanh việc lập quy hoạch, cải tạo không gian khu vực phía Đông hồ Gươm theo hướng xây dựng quảng trường - công viên đặc biệt. Thành phố cũng sẽ đầu tư cải tạo, chỉnh trang, tái thiết, khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.
Mỗi công dân Thủ đô phải trở thành một công dân số

Mỗi công dân Thủ đô phải trở thành một công dân số

Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa phát động tới Mặt trận các cấp, các tổ chức thành viên và các tầng lớp nhân dân phong trào “Công dân số cùng Thủ đô vươn mình”, nhằm khơi dậy tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo của nhân dân tham gia quá trình chuyển đổi số của Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động