Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật
Thành lập “mái ấm” cho người khuyết tật
Bà Nguyễn Thị Sen năm nay đã ngoài 60 tuổi. Bản thân bà là người khuyết tật, gặp khó khăn trong việc đi lại, chồng mất sớm để lại 3 đứa con nhỏ. Tuy nhiên vượt lên hoàn cảnh, bà đã nuôi dạy 3 con khôn lớn, trưởng thành. Các con bà hiện nay đều đã có gia đình riêng, công việc làm ổn định.
Bà Sen tham gia sinh hoạt Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội từ năm 2010. Qua sinh hoạt hội, bà thấy mình được mở mang hiểu biết, có cơ hội được giao lưu với nhiều người có cùng hoàn cảnh, được tiếp thu nhiều kiến thức mới. Tuy nhiên, bà lại nghĩ đến những người khuyết tật ở địa phương mình và hi vọng có một nơi để họ được sinh hoạt, chia sẻ, vơi bớt đi những mặc cảm về những khiếm khuyết của bản thân.
Điều đó đã thôi thúc bà tìm hiểu các thủ tục và quy định của pháp luật,vận động một số người khuyết tật trên địa bàn huyện Thạch Thất thành lập ra Hội Người khuyết tật huyện Thạch Thất.
Chủ tịch Hội Người khuyết tật huyện Thạch Thất Nguyễn Thị Sen trao quà cho những người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện. |
Bà Sen chia sẻ, những ngày đầu thành lập hội biết bao khó khăn, vất vả. “Đối với người nông dân bình thường, việc tìm hiểu các quy định của pháp luật để có thể thành lập ra một tổ chức hội đã là một điều khó khăn thì đối với một người khuyết tật, khó khăn trong việc di chuyển như tôi lại càng khó khăn gấp bội. Tuy nhiên bằng ý chí, quyết tâm, tháng 10/2010, Hội Người khuyết tật huyện Thạch Thất đã chính thức được thành lập”, bà Sen xúc động bày tỏ.
Hội Người khuyết tật huyện Thạch Thất ra đời là một niềm vui lớn không chỉ cho bà Sen mà cho tất cả những người khuyết tật trên địa bàn huyện. Nhiều người khuyết tật đã coi đây như là “mái ấm”, là ngôi nhà thứ 2 của họ.
Sau khi thành lập hội, hằng đêm, bà Sen vẫn phải trằn trọc với nhiều suy nghĩ. Bởi hội là một tổ chức xã hội tự nguyện, tự quản và tự trang trải kinh phí hoạt động, không có trụ sở hoạt động, vậy kinh phí hoạt động lấy từ đâu, các hội viên sẽ sinh hoạt ở đâu…
Bà Sen đã bàn với con trai lấy nhà riêng của mình làm nơi sinh hoạt của hội. Ban đầu, con trai bà không đồng ý bởi không ai muốn nhà riêng biến thành nơi sinh hoạt của nhiều người lạ, làm ảnh hưởng đến cuộc sống. Bản thân anh cũng không muốn mẹ phải vất vả mà muốn bà có thời gian nghỉ ngơi vì sức khỏe có hạn.
Tuy nhiên, sau khi nghe những giãi bày của mẹ, thấy được tấm lòng của mẹ đối với những người cùng hoàn cảnh anh đã siêu lòng và đồng ý. Anh đã giành một phần ngôi nhà để phòng phòng làm việc của Hội Người khuyết tật. Những lúc rảnh rỗi anh cũng giúp đỡ mẹ trong công tác hội như đưa mẹ đi liên hệ công tác, phục vụ nước nôi những buổi họp của hội.
Sau khi vấn đề trụ sở được giải quyết, bà Sen lại tiếp tục đi tìm phương án với vấn đề kinh phí. Để có kinh phí hoạt động, bà đã đi gõ cửa từng doanh nghiệp, từng tổ chức để xin kinh phí, cố gắng mỗi năm có thể tặng được nhiều xuất quà cho các hội viên có hoàn cảnh khó khăn. Khi thấy được sự nhiệt huyết và tấm lòng của cô nên ai cũng ủng hộ.
Uy tín và cái tâm với người khuyết tật
Trong quá trình hoạt động, bà Sen nhận thấy người khuyết tật họ rất khó khăn trong việc tiếp cận pháp luật. Do vậy, nhiều khi đã yếu thế lại không có khả năng tự bảo vệ được mình. Bản thân bà thấy mình cũng hạn chế về kiến thực pháp luật, vậy là bà lại khăn gói đi học lớp Đại học tại chức ngành Luật. Hiện tại, bà đã có có trong tay tấm bằng cử nhân Luật.
Bà đã dùng kiến thức mà mình học được để truyền đạt lại cho các hội viên, trang bị cho họ có kiến thức để có thể bảo vệ chính mình. Hàng năm, bà còn phối hợp với Phòng Tư pháp mở các buổi tọa đàm, phổ biến giáo dục pháp luật cho người khuyết tật.
Bà Nguyễn Thị Sen ( áo dài tím) nhiều lần được khen thưởng vì những đóng góp trong công tác hội. |
Đối với những người khuyết tật nhẹ, vẫn có khả năng lao động, bà động viên họ đi học nghề, trước hết để tự nuôi sống bản thân, sau đó là giúp đỡ gia đình. Nhiều hội viên từ lớp học nghề đó nay đã có thể tự nuôi sống bản thân. Bà đã liên hệ với Phòng Kinh tế huyện và Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện mở các lớp dạy nghề dành cho người khuyết tật như nghề may, nghề mây tre giang đan...
Ngoài ra, bà đã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội giúp cho 74 hội viên khuyết tật tiếp cận được nguồn vốn vay giải quyết việc làm. Tự bản thân bà đã đi liên hệ với điểm bán vé xe buýt để làm thẻ xe buýt miễn phí cho các hội viên.
Đặc biệt, từ ngày gia nhập vào “ngôi nhà chung” là Hội Người khuyết tật huyện Thạch Thất, nhiều bạn trẻ khuyết tật từ chỗ tự ti, mặc cảm đã trở nên tự tin và yêu đời, có những bạn còn tìm được một nửa của mình.
Bà Sen vui mừng cho biết: “Hội Người khuyết tật huyện cũng chính là nơi đã se duyên cho 4 cặp đôi đến với nhau. Niềm vui của tôi là thấy từng hội viên của mình có thể tự đi lại, tự kiếm tiền và hòa nhập với cộng đồng. Mỗi khi có các cháu nên đôi vợ chồng, tôi vui như chính con mình lập gia đình vậy”.
Từ những khó khăn ban đầu, hiện tại Hội Người khuyết tật huyện Thạch Thất đã trở thành ngôi nhà của hơn 800 người khuyết tật trên địa bàn huyện. Hội đã thành lập được 4 câu lạc bộ hoạt động sôi nổi là: Câu lạc bộ Phụ nữ khuyết tật, Câu lạc bộ Thanh niên khuyết tật, Câu lạc bộ Văn nghệ, Câu lạc bộ Chấn thương cột sống.
Với những nỗ lực của bản thân, bà Nguyễn Thị Sen nhiều lần được Ủy ban nhân dân huyện Thạch Thất và Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội tặng nhiều giấy khen.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin
Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Tin khác
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Gương sáng 17/11/2024 21:00
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”
Gương sáng 17/11/2024 14:57
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo
Gương sáng 15/11/2024 15:05
Bí thư chi bộ hết mình với công việc
Gương sáng 06/11/2024 16:12
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa
Gương sáng 03/11/2024 09:10
Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người
Gương sáng 02/11/2024 13:11
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa
Gương sáng 30/10/2024 14:39
Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống
Gương sáng 30/10/2024 12:24