Multimedia
02/10/2024 14:17
Hà Nội đổi mới, đa dạng hóa trong các hoạt động xúc tiến thương mại

02/10/2024 14:17

Được biết đến là “đất trăm nghề” với nhiều làng nghề, làng có nghề truyền thống hàng trăm năm tuổi, thời gian qua, để đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng tầm thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề, thành phố Hà Nội đã tập trung đổi mới, đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến thương mại; hỗ trợ làng nghề xây dựng các kênh bán hàng qua các nền tảng thương mại điện tử… Nhờ đó, sản phẩm làng nghề của Thủ đô ngày càng khẳng định được thương hiệu và vươn xa.
Hà Nội: Đổi mới, đa dạng hóa trong các hoạt động xúc tiến thương mại

Được biết đến là “đất trăm nghề” với nhiều làng nghề, làng có nghề truyền thống hàng trăm năm tuổi, thời gian qua, để đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng tầm thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề, thành phố Hà Nội đã tập trung đổi mới, đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến thương mại; hỗ trợ làng nghề xây dựng các kênh bán hàng qua các nền tảng thương mại điện tử… Nhờ đó, sản phẩm làng nghề của Thủ đô ngày càng khẳng định được thương hiệu và vươn xa.

Hà Nội: Đổi mới, đa dạng hóa trong các hoạt động xúc tiến thương mại
Hà Nội: Đổi mới, đa dạng hóa trong các hoạt động xúc tiến thương mại

Hà Nội luôn khẳng định là địa phương có vị trí quan trọng hàng đầu trong thu hút đầu tư nước ngoài. Để có được vị trí ấy, bên cạnh sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tổ chức rà soát hoàn thiện và đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tiết giảm chi phí đầu tư, ban hành các chính sách tháo gỡ khó khăn cho các tổ chức, doanh nghiệp… thì một trong những thế mạnh của Thủ đô phải kể đến đó chính là việc Thành phố có số lượng làng nghề, sản phẩm làng nghề đa dạng, phong phú.

Hà Nội: Đổi mới, đa dạng hóa trong các hoạt động xúc tiến thương mại

Số liệu từ Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội cho thấy, Thành phố hiện có 1.350 làng nghề, trong đó có 331 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được thành phố Hà Nội công nhận. Trong đó, nhiều sản phẩm làng nghề truyền thống của Thủ đô đã khẳng định được thương hiệu, uy tín đối với người tiêu dùng trong nước và có giá trị xuất khẩu cao, cụ thể như: Sơn mài Hạ Thái (Thường Tín); gốm sứ Bát Tràng (Gia Lâm); làng Đúc đồng Ngũ Xã (Ba Đình); làng quạt Chàng Sơn (Thạch Thất); làng Lụa Vạn Phúc (Hà Đông)…

Hà Nội: Đổi mới, đa dạng hóa trong các hoạt động xúc tiến thương mại

Nhằm khai thác hiệu quả thế mạnh của Thủ đô để phát triển kinh tế, đặc biệt là phát huy thế mạnh của các sản phẩm làng nghề truyền thống của Thành phố, thời gian qua, cùng với sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội; các sở, ban, ngành Thành phố đã không ngừng nỗ lực đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương với các tỉnh, thành phố trên cả nước, các vùng kinh tế trọng điểm… nhằm huy động tối đa nguồn lực đầu tư, đẩy mạnh giới thiệu, quảng bá sản phẩm đặc trưng của Thủ đô đến với người tiêu dùng cả nước và phục vụ xuất khẩu.

Cụ thể, để trợ các doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô quảng bá, giới thiệu sản phẩm, kết nối giao thương; Từ đầu năm 2024 đến nay, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội đã nỗ lực đổi mới, đẩy mạnh việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, cùng với các chương trình kết nối giao thương, như: Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội; Festival nông sản, sản phẩm OCOP Hà Nội lần 3; Tuần hàng trưng bày, giới thiêu, quảng bá sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn của Hà Nội và các tỉnh, thành phố năm 2024…

Thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giáo thương giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phố trên cả nước, nhiều doanh nghiệp hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh của Hà Nội đã có cơ hội kết nối, trao đổi kinh nghiệm tổ chức sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm; tăng cường kết nối giao thương, quảng bá, xúc tiến thương mại, tìm kiếm khách hàng, kích cầu nội địa, đẩy mạnh vị thế sản phẩm nông nghiệp của Thủ đô trên thị trường cả nước và hướng tới xuất khẩu.

Hà Nội: Đổi mới, đa dạng hóa trong các hoạt động xúc tiến thương mại

Đề cập đến vấn đề nâng cao uy tín, thương hiệu cho các sản phẩm nông sản Thủ đô qua các chương trình xúc tiến thương mại, ông Nguyễn Ánh Dương - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội, cho biết, thời gian qua, công tác hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm để doanh nghiệp, cơ sở sản xuất được giao lưu, xúc tiến thương mại là một trong những nhiệm vụ quan trọng được UBND Thành phố giao cho Trung tâm thực hiện. Theo đó, Trung tâm đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức, tham gia nhiều hội chợ, triển lãm tại Hà Nội và các địa phương trên cả nước.

Qua việc triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, nhiều đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã đã quảng bá được sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, kết nối đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu. Điển hình như: Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam thường niên với sự tham dự của gần 60 tỉnh, thành phố; các chương trình tiếp cận hệ thống phân phối lớn tại nước ngoài như: AEON (Nhật Bản), Lotte (Hàn Quốc), Big C, Go (Central Group)... Từ đó, sản phẩm của các doanh nghiệp Thủ đô có cơ hội vươn xa, và đến gần hơn với người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Hà Nội: Đổi mới, đa dạng hóa trong các hoạt động xúc tiến thương mại

Đồng hành cùng với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội trong việc hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp đẩy mạnh giới thiệu sản phẩm thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, thời gian qua, Sở Công Thương Hà Nội cũng đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm và tôn vinh sản phẩm, doanh nghiệp Việt Nam và nhận được sự quan tâm lớn của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Theo ông Nguyễn Thế Hiệp - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, thời gian qua, Sở đã tổ chức các chương trình kết nối giao thương cho sản phẩm Thủ đô như, hội chợ “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích”, “Tháng khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội”... Các chương trình được tổ chức nhằm quảng bá, tuyên truyền sản phẩm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trưng bày, giới thiệu sản phẩm, thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm hàng hóa tới người tiêu dùng; hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá thương hiệu Việt tới người tiêu dùng.

Song song đó, Sở tổ chức hoạt động bán hàng lưu động, các phiên chợ Việt, hội chợ hàng Việt, tuần hàng Việt, tuần sản phẩm OCOP, gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm Việt; các chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư trên địa bàn Thành phố. Đặc biệt, Sở tổ chức hội nghị liên kết, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP tại các kênh phân phối, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP…

Hà Nội: Đổi mới, đa dạng hóa trong các hoạt động xúc tiến thương mại
Hà Nội: Đổi mới, đa dạng hóa trong các hoạt động xúc tiến thương mại

Không thể phủ nhận, thời gian qua, các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương của thành phố Hà Nội đã được triển khai rất hiệu quả và thực sự trở thành bệ phóng, chắp cánh cho nhiều thương hiệu nông sản, sản phẩm OCOP của Thủ đô vươn ra các tỉnh, thành phố trên cả nước, mà còn thúc đẩy xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới.

Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, thời gian qua, việc mở rộng thị trường không chỉ được các sở, ban, ngành Thành phố thực hiện qua các chương trình xúc tiến thương mại như tổ chức cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất tham gia các hội chợ, triển lãm, kết nối giao thương… Mà việc phát triển thị trường còn được các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội triển khai thông qua nền tảng trực tuyến và các nền tảng số; trong đó để đẩy mạnh triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương qua các nền tảng thương mại điện tử, thời gian tới, việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số sẽ là vấn đề được ưu tiên, nhất là khi các thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ... ngày càng đặt ra nhiều khắt khe về tiêu chuẩn, môi trường, chuyển đổi xanh đối với các nhóm hàng nhập khẩu của Việt Nam.

Hà Nội: Đổi mới, đa dạng hóa trong các hoạt động xúc tiến thương mại

Nắm bắt được tầm quan trọng trong việc đổi mới, đa dạng các phương thức xúc tiến thương mại qua chuyển đổi số, thành phố Hà Nội đã nhanh chóng ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ đơn vị, doanh nghiệp, người dân trong việc chuyển đổi số và ứng dụng thương mại điện tử trong kết nối giao thương; đặc biệt, đây cũng là một trong những nội dung trong Chương trình số 03/CTr-UBND về xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội năm 2024 của UBND thành phố Hà Nội nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và năng lực nội tại của kinh tế Thủ đô.

Hà Nội: Đổi mới, đa dạng hóa trong các hoạt động xúc tiến thương mại

Theo đó, mục tiêu của của Chương trình là góp phần hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) từ 7,5 - 8,0%/năm trong giai đoạn 2021 - 2025, đã được Thành phố đề ra tại Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII. Đồng thời, tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong công tác xúc tiến theo hướng tập trung một đầu mối đã được UBND Thành phố xác định và triển khai hiệu quả trong giai đoạn 2015 - 2020.

Nhằm hỗ trợ hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, đặc biệt là tận dụng ưu việt của công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong cơ chế trao đổi thông tin, thực hiện nghiệp vụ xúc tiến thương mại... Theo ông Nguyễn Ánh Dương, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội, thời gian tới Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu, xúc tiến thương mại và kết nối giao thương, tham gia hệ thống phân phối tại nước ngoài; khai thác hiệu quả các phương thức xúc tiến thương mại truyền thống, đồng thời đa dạng hóa các phương thức xúc tiến thương mại thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động này.

Bên cạnh đó, Hà Nội sẽ tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến, đầu tư, như: Tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch với chủ đề Hà Nội và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng; vùng Đông Nam Bộ - Kết nối cùng phát triển - “Link to Grow”; tổ chức Chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch về các làng nghề Hà Nội kết hợp không gian trình diễn nghề cho các làng nghề truyền thống Hà Nội.

Song hành cùng với Hà Nội và các địa phương trong việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại qua nền tảng số, chia sẻ tại buổi tập huấn kỹ năng kinh doanh trên nền tảng số, ông Nguyễn Thành Dương - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại (Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương), cho biết: Để thúc đẩy ứng dụng khoa học - công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh theo hướng tuần hoàn, hướng tới kinh tế xanh, bền vững, Cục Xúc tiến Thương mại đã phối hợp cùng TikTok Shop Việt Nam, các nhà bán hàng uy tín trên TikTok Shop tổ chức đào tạo, trực tiếp hướng dẫn học viên các kỹ năng, cách thức bán hàng trực tuyến (livestream), xây dựng gian hàng trên nền tảng TikTok, thực hành thao tác xây dựng các video quảng bá thương hiệu sản phẩm, gia tăng hiệu quả bán hàng.

Hà Nội: Đổi mới, đa dạng hóa trong các hoạt động xúc tiến thương mại

Thông qua khóa tập huấn nhằm hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại đối với doanh nghiệp, hợp tác xã; nâng cao trình độ sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin trên điện thoại thông minh, cách thức tham gia các nền tảng số, kỹ năng livestream để quảng bá hình ảnh sản phẩm. Từ đó, tạo dựng lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm, nâng tầm thương hiệu sản phẩm đặc sản thế mạnh của địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế số trong nông nghiệp, nông thôn.

Đồng thời cũng là cơ hội hữu ích giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tại các địa phương được tiếp cận thông tin, cách thức tham gia thị trường thương mại điện tử, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại trên môi trường số…

Là người nắm bắt nhanh chóng cơ hội từ các sàn thương mại điện tử trong việc kết nối giao thương, đồng thời, nắm bắt các cơ hội đào tạo, hướng dẫn các kỹ năng phát triển thị trường trên nền tảng thương mại điện tử, nghệ nhân Phùng Văn Hoàn (xã Bát Tràng, Gia Lâm), trước đây khi chưa có sự phát triển của công nghệ, những sản phẩm của làng Bát Tràng làm ra chỉ có thể bán và giới thiệu sản phẩm tại chỗ. Nhưng hiện nay, cả một làng nghề sản xuất với tốc độ rất cao, nếu người làm nghề không quảng bá, không tiếp cận với những kênh thương mại điện tử để quảng bá, giới thiệu nhanh nhất đến với người tiêu dùng thì đó là thiệt thòi và không thể cạnh tranh nổi.

Không đứng ngoài “cuộc chiến” ứng dụng chuyển đổi số, cải tiến sản xuất, đẩy mạnh hoạt động đưa sản phẩm làng nghề lên sàn thương mại điện tử, làng nghề sơn mài Hạ Thái (huyện Thường Tín) cũng đang tích cực đổi mới hình thức, phương thức bán hàng, đặc biệt là áp dụng công nghệ số, chuyển đổi số từ quản lý điều hành đến hoạt động sản xuất và bán hàng. Đi đôi với đầu tư máy móc hiện đại vào sản xuất, nhiều hộ trong làng nghề linh hoạt tìm kiếm thị trường thông qua mạng xã hội và sàn thương mại điện tử.

Hà Nội: Đổi mới, đa dạng hóa trong các hoạt động xúc tiến thương mại

Những hình ảnh, video về quá trình sản xuất sản phẩm được người dân tích cực giới thiệu, quảng bá trên Facebook, Zalo, thu hút đông đảo khách hàng. Đặc biệt, việc mở kênh bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội được giới trẻ của làng nghề sử dụng phổ biến, đem lại giá trị cao…

Có thể thấy, để công tác xúc tiến thương mại, kết nối giao thương cho các sản phẩm nông sản Thủ đô đạt hiệu quả cao, thì việc nâng cao nhận thức về chuyển đổi số và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử trong các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã… trong công tác giới thiệu, quảng bá, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm có vai trò hết sức quan trọng. Bởi, đây là yếu tố cần thiết để tăng cường kết nối giao thương và đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng nhằm kích thích tiêu thụ, thúc đẩy sản xuất, thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao thu nhập của người dân.

Hà Nội: Đổi mới, đa dạng hóa trong các hoạt động xúc tiến thương mại

Cùng với đó, bên cạnh sự hỗ trợ tích cực của thành phố Hà Nội trong việc thúc đẩy công tác chuyển đổi số, đẩy mạnh các chương trình tập huấn, hỗ trợ doanh nghiệp, đơn vị, hợp tác xã trong hoạt động xúc tiến thương mại điện tử quan nền tảng số, thì để ứng dụng hiệu quả khoa học - công nghệ, đẩy mạnh bán hàng, kết nối giao thương qua nền tảng số, thì chính các chủ thể sản phẩm nông sản cần phải đầu tư xây dựng các kênh bán hàng, thiết bị công nghệ, hệ thống quản trị phần mềm, đội ngũ bán hàng và xây dựng hình ảnh, video… một cách bài bản. Danh mục các sản phẩm cần đa dạng, phong phú, có chất lượng tốt và truy xuất được nguồn gốc, thành thạo các kỹ năng thương mại điện tử, có như vậy việc kết nối giao thương trực tiếp giữa người sản xuất và tiêu dùng, giữa người sản xuất với các kênh phân phối mới ngày càng đạt hiệu quả cao, qua đó, khẳng định giá trị và thương hiệu sản phẩm nông sản Thủ đô trên thị trường trong và ngoài nước.

Hà Nội: Đổi mới, đa dạng hóa trong các hoạt động xúc tiến thương mại
Hà Nội: Đổi mới, đa dạng hóa trong các hoạt động xúc tiến thương mại
Nội dung: Đỗ Đạt | Đồ họa: Đức Hà