Em bé đầu tiên ở Việt Nam được thông tim trong bào thai chào đời
Bé trai nặng 2,9 kg chào đời bằng phương pháp sinh mổ vào lúc 9h17 ngày 30/1. Đây là em bé trong ca thông tim bào thai đầu tiên của Việt Nam.
Bác sĩ (BS) CKII Trần Ngọc Hải, Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ cho biết, sau khi ê-kíp hồi sức sơ sinh của hai bệnh viện phối hợp đánh giá tình trạng em bé bình thường, bác sĩ tiến hành cho bé da kề da với mẹ.
Bé trai nặng 2,9kg chào đời bằng phương pháp sinh mổ vào lúc 9h17 ngày 30/1. |
"Em bé khi chào đời có thở oxy một chút, sau đó tự thở khí trời. Diễn tiến của em bé sau này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố", BS Hải cho biết.
Theo đó, ê-kíp phẫu thuật, gây mê, hồi sức nhi và hồi sức cho mẹ gồm hơn 15 người. Cuộc mổ diễn ra trong vòng 25 phút, sản phụ không mất máu, có thể trò chuyện trực tiếp với ê-kíp phẫu thuật.
“Trường hợp này, ê-kíp cả 2 bệnh viện đã đánh giá, lên kịch bản cho 4 trường hợp xấu nhất. May mắn cuộc mổ thành công ngoài mong đợi. Hiện sức khỏe của người mẹ ổn định”, BS Hải nói.
BS.CKII Nguyễn Thị Thanh Hương, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, trước đó ê-kíp Bệnh viện Nhi đồng 1 tiên liệu bé có khả năng phải thở oxy, can thiệp khẩn sau sinh. Tuy nhiên khi bé ra đời, siêu âm tim trực tiếp tại phòng mổ nhận thấy dòng máu qua chỗ hẹp rất tốt, đánh giá hẹp mức độ trung bình, không cần can thiệp ngay giai đoạn sơ sinh.
Em bé khi chào đời có thở oxy một chút, sau đó tự thở khí trời. |
Theo BS Hương, đây là kết quả ngoạn mục nằm ngoài mong đợi và là tiền đề để các bác sĩ mạnh dạn thực hiện những ca tiếp theo. Khi bé về Bệnh viện Nhi đồng 1 sẽ được siêu âm lại, đánh giá sau 24 giờ sinh, từ đó sẽ quyết định kế hoạch cụ thể, dài hơi cho bé.
Chia sẻ thêm về quá trình theo dõi thai kỳ tại Bệnh viện Từ Dũ, BS.CKII Bùi Văn Hoàng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Từ Dũ cho hay, thai phụ được ê-kíp chăm sóc đặc biệt, hỗ trợ phổi cho thai nhi, theo dõi sát tim thai, dự phòng sinh non cho mẹ và cố gắng kéo dài thai kỳ tối đa có thể.
“Thời điểm thai phụ chuyển dạ, Bệnh viện Từ Dũ hội chẩn toàn bệnh viện, huy động tất cả chuyên gia hàng đầu của hai bệnh viện, quyết định thời điểm này lấy thai là tốt nhất cho cả mẹ và bé. Lúc này thai nhi được 37 tuần 4 ngày, chào đời khỏe mạnh như trẻ bình thường”, BS Hoàng nói.
Trước đó, vào ngày 4/1, ê-kíp các bác sĩ chuyên khoa tim mạch nhi của Bệnh viện Nhi Đồng 1 và bác sĩ chuyên khoa sản của Bệnh viện Từ Dũ phối hợp can thiệp thông van tim cho bào thai khác ở 32 tuần ngay trong bụng mẹ.
Đây là ca đầu tiên ở Việt Nam thực hiện can thiệp thông tim bào thai. |
Cụ thể, sản phụ L. (28 tuổi), lần đầu mang thai và được theo dõi thai kỳ tại Đà Nẵng. Chị L. được chuyển đến Bệnh viện Từ Dũ vì phát hiện thai có bất thường nặng về tim, một dị tật bẩm sinh không có lỗ van động mạch phổi, thiểu sản thất phải, nguy cơ tử vong trong bụng mẹ.
Bệnh viện Từ Dũ đã hội chẩn liên viện khẩn cấp với Bệnh viện Nhi Đồng 1, thống nhất can thiệp trong bào thai bán khẩn nhằm cứu sống thai nhi còn trong bụng mẹ.
TS.BS.CKII Trần Nhựt Thư Hương - Trưởng khoa Chăm sóc trước sinh, Bệnh viện Tư Dũ cho biết, trường hợp thông tim bào thai thứ hai hiện mang thai 30,5 tuần, tình trạng tim mạch cải thiện, không diễn tiến hơn thiểu sản thất trái. Thai phụ đã ổn định và được xuất viện, về nhà theo dõi và tái khám định kỳ.
"Câu chuyện điều trị không chỉ dừng lại ở trong bào thai mà cần phải theo dõi điều trị sau sanh nữa, quãng đường còn rất là dài",TS.BS.CKII Trần Nhựt Thư Hương cho biết.
Ngày 25/1, Bệnh viện Từ Dũ tổ chức Hội nghị can thiệp bào thai Việt - Ý 2024 với chủ đề "Can thiệp bào thai trên thế giới và Bệnh viện Từ Dũ hôm nay". Theo báo cáo, Trung tâm can thiệp bào thai Bệnh viện Từ Dũ đã thực hiện nhiều kỹ thuật khó trong năm 2023 như: Laser điều trị trong buồng tử cung (54 trường hợp), kẹp tắc rốn (35 trường hợp), truyền ối (78 trường hợp), giảm ối 34 trường hợp; phẫu thuật EXIT 2 trường hợp và các can thiệp bào thai khác... Vào ngày 4/1 và 12/1/2024, Bệnh viện Từ Dũ đã phối hợp Bệnh viện Nhi đồng 1 thực hiện thành công 2 trường hợp thông tim can thiệp xuyên tử cung, cứu sống bào thai bị dị tật tim bẩm sinh rất nặng, có thể diễn tiến đến thai lưu hoặc tử vong ngay sau sinh. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05